Cá tra được nuôi trong ao nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nó từ lâu đã trở nên quen thuộc, phổ biến và xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của hầu hết cư dân sống ven hạ lưu sông Mê Kông chảy qua Thái Lan, Campuchia, sang Việt Nam.

Không chỉ được lòng người tiêu dùng tại quê hương mà đến nay cá Tra còn được biết đến trên toàn thế giới với hơn 130 quốc gia. Loại cá này được hàng triệu người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay loài cá ‘Tra’ này đã được xếp vào một trong những loại cá ngon được yêu thích nhất trên thế giới.

Tin tức

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 7 vừa qua, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 133,7 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trong tháng 7, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã tăng nhẹ 4,4%.

Trong suốt 3 năm trở lại đây, Trung Quốc, Mỹ và EU vẫn là những thị trường tiềm năng và được các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng nhất. Do vậy, mọi động thái và diễn biến từ những thị trường này đều tác động không nhỏ tới tâm lý của các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam. 

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đã bật tăng trở lại. (Ảnh minh họa)
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đã bật tăng trở lại. (Ảnh minh họa)

 

Trong tháng 1/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm 55,3%, sau đó đã tăng 67% và 26,3% so với cùng kỳ trong 2 tháng còn lại của quý.

Đến tháng 6/2020, ít nhất 16 tiểu bang đã tạm dừng hoặc hủy các kế hoạch mở cửa lại để phòng dịch Covid-19. Điều này đã tác động lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.

3  tháng liên tiếp từ tháng 4 - 6/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm lần lượt là 20,7%; 52,1% và 31,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 5/2020, Cục Kiểm dịch và An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA tuyên bố, do ảnh hưởng dịch bệnh nên các nhà hàng và quán ăn trên khắp nước Mỹ phải đóng cửa. Cơ quan này đã quyết định ban hành quy định nới lỏng quy tắc dán nhãn có hiệu lực trong 60 ngày đối với các sản phẩm thịt, gia cầm, sản phẩm thủy sản.

Tuy vậy, sự thay đổi đó không tác động nhiều đến các doanh nghiệp nhập khẩu và họ đã tiến hành kiểm kê lượng tồn kho cá tra tương đối chặt chẽ và duy trì việc dán nhãn tương tự cho cả dịch vụ thực phẩm và bán lẻ./.

 

Theo PV/VOV,VN

 

Lượng cá tra Việt xuất khẩu qua Malaysia 5 tháng đầu năm tăng 47,3% so với cùng kỳ 2018.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra sang thị trường ASEAN đạt 87,3 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Cá tra xuất khẩu đang có chiều hướng gia tăng.
Cá tra xuất khẩu đang có chiều hướng gia tăng.

 

Trong đó, Malaysia là một trong những quốc gia nhập cá tra có mức tăng mạnh nhất và là thị trường được đánh giá tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng vào đây đạt 18,8 triệu USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước.

Malaysia là thị trường đặc thù với tỷ lệ người dân theo đạo Hồi cao. Đầu năm 2019, Hiệp hội Người tiêu dùng Penang (CAP) cảnh báo người Hồi giáo phải thận trọng khi ăn cá vì một số trại nuôi đang cho cá ăn phụ phẩm động vật không hợp quy. Đại diện của Hiệp hội này cũng đã kêu gọi Chính phủ Malaysia đưa ra một tiêu chuẩn cho việc chuẩn bị, sản xuất, phân phối, dán nhãn và xử lý thức ăn chăn nuôi để cho phép các nhà sản xuất thức ăn được chứng nhận Halal. 

Tại thị trường Thái Lan, hết tháng 5, giá trị xuất khẩu đạt 32,5 triệu USD, tăng 9,2% so với 5 tháng đầu năm 2018.

Còn ở Philippines, tổng giá trị xuất khẩu đạt 19 triệu USD, tăng 25%. Việt Nam đang là thị trường lớn và duy nhất cung cấp cá thịt trắng cho Philippines. Do điều kiện tự nhiên kém thuận lợi hơn các nước trong cùng khu vực nên Philippines phải nhập thủy sản nuôi nhiều hơn trong những năm gần đây. 

 

Nguồn: vnexpress.net
Hồng Châu

Kể từ tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu cá tra đã bắt đầu có chiều hướng đi lên. Trong đó, tháng 10, xuất khẩu sang Trung Quốc - Hồng Kông, Hà Lan và Anh tăng trưởng tốt.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 10/2020, tổng giá trị XK cá tra đạt 1,21 tỷ USD, giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm trước. Trong top 10 thị trường XK lớn nhất của cá tra của Việt Nam, Anh vẫn là điểm sáng với mức tăng trưởng khả quan liên tiếp ngay từ đầu năm.

4225-catra

Xuất khấu cá tra sang nhiều thị trường có sự tăng trưởng

Cụ thể, tính tới hết tháng 10/2020, XK cá tra sang thị trường này đã có 10 tháng liên tiếp giá trị XK tăng trưởng dương tại thị trường này. Đây là thị trường duy nhất trong top 10 thị trường lớn không bị giảm sút hay lý do khác là Covid-19. Tháng 10/2020, giá trị XK cá tra sang Anh đạt 5,36 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Tính tới hết tháng 10, tổng giá trị XK đạt gần 57 triệu USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019. Năm nay, số lượng DN cá tra Việt Nam XK sang thị trường Anh cũng nhiều hơn so với các nước EU.

Tại thị trường Trung Quốc – Hồng Kông, trong 10 tháng đầu năm nay, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 428,3 triệu USD, chiếm 35,3% tổng XK cá tra và giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giá trị XK giảm kể từ sau đại dịch Covid-19 nhưng từ tháng 10/2020, nhu cầu nhập khẩu của thị trường sôi động trở lại, các nhà nhập khẩu (NK) tích cực nhập hàng kể cả trong những ngày nghỉ Lễ Quốc khánh.

Việc thị trường này gia tăng NK cá tra từ Việt Nam cũng là một nguyên nhân thúc đẩy giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long và giá XK trung bình tăng lên. Trong tháng 10/2020, số lượng DN cá tra XK sang Trung Quốc tăng, giá trị XK sang thị trường này đạt tới 80 triệu USD, chiếm đến 47% tổng XK cá tra. Tuy nhiên, cho tới nay, trữ lượng tồn kho sản phẩm cá thịt trắng, cá rô phi của DN thủy sản Trung Quốc vẫn còn nhiều do hoạt động XK cũng bị ảnh hưởng. Do đó, Chính phủ nước này có thể sẽ đưa ra một số chính sách nhằm giảm NK thủy sản trong thời gian tới.

Mới đây, Cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc tăng cường kiểm soát hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, trong đó có mặt hàng cá tra Việt Nam. VASEP đã ban hành Công văn số 129/CV-VASEP gửi đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Trong công văn nêu trên, VASEP kêu gọi các doanh nghiệp bình tĩnh, không nôn nóng chào bán giá thấp, hạ giá cá nguyên liệu. Bởi, việc hạ giá bán không thể giải quyết được tình trạng ách tắc hàng ở các cảng, mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin kịp thời nhằm đưa hàng đến các cảng không bị kẹt và thương lượng để điều chỉnh lịch xuất hàng hợp lý, theo công văn của VASEP.

VASEP cho hay Trung Quốc bắt đầu gia tăng việc kiểm soát hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu vào nước này như một biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và mặt hàng cá tra của Việt Nam vào Trung Quốc cũng không là ngoại lệ.

Theo VASEP, từ ngày 10-11 đến nay, cơ quan thẩm quyền tại các cửa khẩu Trung Quốc bắt đầu áp dụng chế độ kiểm soát, xông trùng và truy xuất nguồn gốc 100% lô hàng thủy sản đông lạnh tại hầu hết các cảng lớn ở quốc gia này, như Thượng Hải, Vũ Hán, Thiên Tân, Thanh Đảo... Các lô hàng thủy sản đông lạnh từ Việt Nam sang, bao gồm cá tra phi lê sẽ phải lấy mẫu kiểm tra Covid-19 trên bao bì và sản phẩm ngay tại cảng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu và trả kết quả để thông quan bị kéo dài khiến lượng hàng hóa bị ách tắc ngay tại cảng rất lớn. Trước tình hình đó, VASEP đã kêu gọi doanh nghiệp bình tĩnh và không hạ giá bán sản phẩm cá tra.

VASEP cũng cho biết đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao làm việc với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc để sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bởi Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.

Báo cáo của VASEP cho thấy, tính đến nửa đầu tháng 10-2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc- Hồng Kông đạt 385,9 triệu đô la Mỹ, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù giá trị giảm, nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này lại chiếm đến 34,4% tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang các thị trường.

Mỹ cũng là một trong những thị trường trọng điểm của cá tra Việt Nam. Trong tháng 10/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường này giảm nhẹ 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 23,3 triệu USD. Tính đến hết tháng 10/2020, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 196,7 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay là năm cả nền chính trị và kinh tế của Mỹ nhiều bất ổn, do đó, các nguồn cung thủy sản cho thị trường này đều không trông đợi hay hi vọng nhiều về sự tăng trưởng đột biến trong những tháng cuối năm. Dự báo, trong năm 2020, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ giảm trên 15% so với năm 2019.

Tại ASEAN, tuy không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 như Mỹ hay một số nước châu Âu nhưng nhu cầu NK cá thịt trắng của ASEAN từ tháng 2 cho tới nay chậm. Trong đó nhiều nước, NK cá tra thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tính tới hết tháng 10/2020, tổng giá trị XK cá tra sang ASEAN đạt 113,3 triệu USD, giảm gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK sang Thái Lan giảm 25,6%; Singapore giảm 4,9% và Malaysia giảm 28%.

Nguồn: congthuong.vn
Bảo Ngọc

Có 697 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc thông báo về việc cập nhật Danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan có hiệu lực từ ngày 23/2/2021.

Theo công văn của TFDA, danh sách cập nhật lần này có 697 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan, ít hơn 2 doanh nghiệp (mã TS659 và TS660) so với kỳ kiểm duyệt lần trước và có 14 doanh nghiệp thay đổi tên và địa chỉ.

                         Một số doanh nghiệp trong Danh sách

Công văn của TFDA cho hay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam hiện chưa được TFDA đánh giá/kiểm tra hệ thống, do đó chỉ có các sản phẩm thủy sản đã từng xuất khẩu sang Đài Loan và do các doanh nghiệp nằm trong Danh sách nêu trên mới được phép xuất khẩu vào Đài Loan.

Ngoài ra, qua kiểm tra thông tin theo hướng dẫn củc công văn nêu trên, biện pháp kiểm tra từng lô đối với hàu (mã HS 0307.11.90.00.8) của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan sẽ được tiếp tục thực hiện đến ngày 20/6/2021 (ngày làm thủ tục nhập khẩu) do phát hiện norovirus.

theo nguồ từ Vasep.

Ngành thủy sản Trung Quốc đang thúc giục chính quyền trung ương... Ngành thủy sản Trung Quốc kêu gọi nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID tại cảng ... Các nhà chế biến hải sản ở Thanh Đảo và Nhật Chiếu ở tỉnh Sơn 

http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tin-tong-hop/thi-truong-the-gioi/nganh-thuy-san-trung-quoc-keu-goi-noi-long-cac-bien-phap-kiem-soat-covid-tai-cang-21263.html

theo nguồn tin từ Vasep.

Xuất khẩu cá tra vào thị trường châu Âu

(Phần 1: Quy định)
(vasep.com.vn) Tại châu Âu, những thị trường cuối cùng lớn nhất của cá tra là ở Bắc
Âu, nơi người tiêu dùng quan tâm nhất đến tính bền vững, giá cả và sự tiện lợi. Phần
lớn cá tra được đưa vào châu Âu dưới dạng philê đông lạnh và các nhà xuất khẩu
Việt Nam chiếm phần lớn thị phần. Hầu hết các sản phẩm cá tra được cung cấp
thông qua các nhà nhập khẩu và bán buôn và cuối cùng là dịch vụ bán lẻ và thực
phẩm trên khắp châu Âu. Hãy đảm bảo rằng các sản phẩm của bạn được xử lý và
dán nhãn chính xác và tuân theo tất cả các yêu cầu bắt buộc của thị trường, nếu
không chúng có thể bị từ chối tại biên giới hoặc không bán được.1. Cá tra phải tuân thủ những yêu cầu gì để được phép vào thị trường Châu Âu?
Yêu cầu bắt buộc là gì?
Để xuất khẩu cá tra sang Châu Âu, hãy đảm bảo rằng bạn tuân theo các tiêu chuẩn
an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của Châu Âu. Hơn nữa, không cho phép xử lý cá tra
của bạn với carbon dioxide cho thị trường châu Âu và hãy kiểm soát hàm lượng
chlorate trong sản phẩm của bạn. Minh bạch về lượng nước mà bạn thêm vào là
một yêu cầu bắt buộc quan trọng khác khi xuất khẩu cá tra sang Châu Âu.
Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phải được đáp ứng
Châu Âu rất khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Các sản phẩm bị phát
hiện không tuân thủ sẽ bị báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi (RASFF). Nếu công ty bạn nằm trong danh sách đó, các container hàng của công ty sẽ bị kiểm tra kỹ lưỡng tại cảng nhập. Việc kiểm soát này có thể
mất từ 2 đến 3 tuần sau khi đến cảng. Mọi chi phí phát sinh bạn sẽ phải trả với tư
cách là nhà xuất khẩu. Ngoài ra, nên kiểm soát nhiệt độ liên tục.
Để nhập khẩu vào EU, bắt buộc phải có giấy chứng thư vệ sinh kèm theo sản phẩm.
Yêu cầu đại lý giao nhận logistic của bạn cho một giấy chứng thư vệ sinh. Điều này
là bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm thủy hải sản, bao gồm cả cá tra. Sức khỏe
và vệ sinh là quan trọng đối với khách hàng. Hãy chắc chắn rằng không có chất gây
ô nhiễm trong thành phẩm. Thủy sản dành cho thị trường châu Âu thường được
kiểm tra trước khi vận chuyển, đôi khi trong phòng thí nghiệm của chính người mua,
đôi khi trong các phòng thí nghiệm được công nhận (độc lập).
Các quy tắc của Liên minh Châu Âu về vệ sinh thực phẩm bao trùm tất cả các công
đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường đối với tất cả thực phẩm
dùng cho người.
Kiểm soát hàm lượng Chlorate
Hàm lượng chlorate quá cao trong thực phẩm có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe
cho người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những nhóm có nguy cơ. Chlorate là một
sản phẩm phụ của các sản phẩm gốc clo. Các chlorate này làm sạch nước uống
hoặc được sử dụng như một chất khử trùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Do đó, thủy hải sản đông lạnh, và các sản phẩm có thêm nước, có nhiều khả năng
có hàm lượng chlorate cao hơn nhiều.
Liên minh Châu Âu vẫn chưa thiết lập mức dư lượng tối đa cụ thể (MRL) đối với
chlorate trong thực phẩm và MRL mặc định là 0,01 miligam/kg được áp dụng. Liên
minh châu Âu đang nỗ lực tăng cường quy định về mức dư lượng trong thực phẩm
và nước.
Ngay cả ở MRL mặc định, sản phẩm thường bị vi phạm vì có hàm lượng chlorate
cao hơn. Hồi cuối tháng 10/2019, một số lô hàng philê cá tra đông lạnh có thêm
nước từ Việt Nam bị phát hiện có hàm lượng chlorate cao hơn và bị đưa vào cảnh
báo nhanh RASFF. Hàm lượng chlorate cao có thể gây hại cho danh tiếng của sản
phẩm, nhà sản xuất và người bán cá tra.
Hãy minh bạch về lượng nước được thêm vào sản phẩm của bạn
Được biết, cá tra thường được bổ sung thêm nước. Một ít nước được thêm vào bên
ngoài sản phẩm (mạ băng) để tạo lớp bảo vệ cho cá tra trong quá trình vận chuyển.
Lớp mạ băng quá dày có thể bị lợi dụng để điều chỉnh giá bán. Một cách khác khi
thêm nước và điều chỉnh giá là cho nước vào cá tra qua xử lý và ngâm phốt phát.
Điều quan trọng là phải minh bạch về lượng nước được sử dụng trong hoặc xung
quanh sản phẩm để tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng cuối cùng. Thêm nước
là hợp pháp, ghi sai là gian lận.
Theo Quy định của Liên minh Châu Âu (http://vasep.com.vn/tu-lieu/quy-dinh-cua-
thi-truong-nhap-khau/thi-truong-eu) (EU) 1169/2011, bạn phải đề cập rõ ràng trọng
lượng tịnh của sản phẩm cá tra trên bao bì dưới dạng thông tin thực phẩm “xác định
mua hàng”. Đây là trọng lượng của sản phẩm cá tra không mạ băng. Bằng cách chỉ
đề cập đến trọng lượng tịnh của sản phẩm chứ không phải tổng trọng lượng, người tiêu dùng cuối cùng có thể hiểu rõ họ mua gì. Nước rẻ hơn cá. Không được phép
cung cấp thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc gây nhầm lẫn về các tính năng
chính của sản phẩm.
Không xử lý cá tra bằng ôxít cacbon
Việc xử lý cá tra bằng ôxít cacbon (CO) không được phép ở Liên minh châu Âu,
không giống như ở nhiều nước khác ngoài EU. Xử lý ôxít cacbon được sử dụng để
cải thiện bề ngoài của sản phẩm cá tra và giữ cho máu cá tra có màu đỏ và thịt
trắng. Liên minh châu Âu tin rằng việc xử lý bằng ôxít cacbon có thể che dấu sự hư
hỏng của sản phẩm và do đó điều này không được phép.
Người mua thường có những yêu cầu bổ sung nào?
Người mua có các yêu cầu bổ sung về an toàn thực phẩm. Đối với các loài cá tra,
cũng như tất cả các loại thủy hải sản khác, cơ sở của bạn cần được công nhận về
an toàn thực phẩm, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của người mua của bạn. Các
chương trình chứng nhận an toàn thực phẩm được yêu cầu phổ biến nhất cho các
sản phẩm thủy sản là IFS (Tiêu chuẩn Đặc trưng Quốc tế) và hoặc BRC (Hiệp hội
Bán lẻ Anh).
Bằng cách có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bạn có thể cho khách hàng thấy
rằng bạn có quy trình làm việc tốt để có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát và
thông qua đó các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể được ngăn chặn, loại bỏ
hoặc giảm xuống mức có thể chấp nhận được (tới hạn). Nó cũng cho thấy rằng bạn
có thể truy xuất nguyên liệu thô và vật liệu đóng gói của mình.
Người mua thường muốn có bằng chứng về tính bền vững
Chứng nhận bền vững cho các sản phẩm cá tra đang chuyển từ yêu cầu thích hợp
sang yêu cầu bổ sung của người mua, đặc biệt nếu bạn chọn lĩnh vực bán lẻ (Bắc)
Châu Âu là thị trường cuối cùng. Các khu vực khác của châu Âu và các thị trường
cuối cùng đang ngày càng đòi hỏi cá tra được chứng nhận bền vững.
Chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) là chứng nhận bền
vững được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường này. Tuy nhiên, trong những năm
qua, Sáng kiến Thủy sản Bền vững Toàn cầu đã xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn
cho các chứng chỉ về tính bền vững. Thông qua đó, chúng đảm bảo tất cả các
chứng nhận được GSSI phê duyệt đều phù hợp với tiêu chuẩn của FAO, vì vậy được
coi là chứng nhận tốt nhất. Hiện nay, một số tiêu chuẩn chứng nhận đã được đưa
vào, rất nhiều nhà bán lẻ (và các công ty thủy sản khác) tự tuân thủ GSSI.
Điều này mang lại cơ hội cho bạn vì sẽ có nhiều chương trình chứng nhận thủy sản
tham gia vào thị trường, chẳng hạn như Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất
(BAP) của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu. Tuy nhiên, hầu hết người tiêu
dùng châu Âu vẫn chưa quen với các tiêu chuẩn khác này. Do đó, các nhà bán lẻ có
thể tiếp tục tập trung vào ASC ngay từ bây giờ. Các tiêu chuẩn bền vững này sẽ là
giấy phép để sản xuất trong một vài năm.
Các yêu cầu đối với thị trường ngách là gì? Ở Liên minh Châu Âu, nếu bạn muốn tiếp thị sản phẩm của mình là sản phẩm hữu
cơ, trước tiên sản phẩm đó phải được chứng nhận. Nuôi hữu cơ có nghĩa là tôn
trọng các nguyên tắc, quy tắc và yêu cầu của nuôi hữu cơ. Chứng nhận hữu cơ vẫn
được coi là một yêu cầu của thị trường ngách. Ở một số nước châu Âu, chẳng hạn
như Đức và Thụy Sĩ, các sản phẩm hữu cơ đang trở thành một thị trường ngách
quan trọng. Có chứng nhận hữu cơ có thể thúc đẩy cơ hội kinh doanh của bạn ở thị
trường châu Âu và cho phép bạn tính giá cao hơn cho cá tra của mình.
Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ của Liên minh Châu Âu là yêu cầu tối thiểu
mà người mua đối với phân khúc hữu cơ sẽ có. Một số người mua có thể yêu cầu
các chứng chỉ bổ sung như Naturland từ Đức hoặc Agricultural Biologique từ Pháp.

Xuất khẩu cá tra vào thị trường châu Âu (phần 2: Tiêu
thụ)
Phần lớn cá tra được nhập khẩu vào thị trường châu Âu dưới dạng philê
đông lạnh. Đặc biệt, các nhà nhập khẩu chuyên dụng sẽ nhập khẩu các
sản phẩm cá tra bằng tàu container (đối với các sản phẩm đông lạnh)
sang Châu Âu. Họ sẽ bán cá tra trực tiếp cho các phân khúc thị trường có
liên quan hoặc gia tăng giá trị cho sản phẩm cá tra trước khi đưa sản
phẩm ra thị trường. Các phân khúc thị trường cuối cùng của châu Âu có
liên quan nhất đối với cá tra là dịch vụ bán lẻ và thực phẩm ở Bắc Âu. Cá
tra được đưa đến đó thông qua các nhà nhập khẩu và bán buôn.

2. Bạn có thể đưa cá tra vào thị trường Châu Âu thông qua những kênh
nào?
Thị trường cuối cùng được phân khúc như thế nào?
Cá tra được bán trong các siêu thị, dịch vụ bán buôn và thực phẩm trên
khắp châu Âu. Cá tra được tiêu thụ nhiều nhất ở Bắc Âu.

Hương vị trung tính của sản phẩm cá tra là sự lý tưởng để kết hợp trong
các món ăn khác nhau. Tại thị trường cuối cùng, cá tra được bán dưới
nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Hầu hết các sản phẩm là philê đông
lạnh, nhưng có một phân khúc quan trọng là các sản phẩm rã đông và
giá trị gia tăng.
Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung vào các siêu thị ở Bắc Âu và
các nhà bán buôn lớn ở Châu Âu. Đây là phân khúc thị trường mang lại
cho bạn nhiều cơ hội nhất để đưa sản phẩm cá tra vào thị trường Châu
Âu.
Siêu thị Bắc Âu
Thị trường trọng điểm đối với cá tra tập trung vào các siêu thị ở Bắc Âu,
nơi người mua yêu thích sự tiện lợi, cấu trúc và hương vị trung tính của
các sản phẩm cá tra. Các siêu thị Bắc Âu được định hướng phát triển bền
vững và ưa chuộng cá tra được chứng nhận ASC.
Các siêu thị lớn hơn ở miền Bắc có rất nhiều sản phẩm cá tra trên kệ của
họ. Các siêu thị này mua sản phẩm từ các nhà nhập khẩu, bán buôn và
chế biến ở Châu Âu, tùy thuộc vào quy cách và khối lượng sản phẩm.
Ngày càng có nhiều thị trường cho các sản phẩm cá tra đã rã đông
và/hoặc tẩmướp. Ví dụ các nhà bán lẻ Bắc Âu có bán cá tra là: Albert
Heijn và Jumbo ở Hà Lan, Tesco ở Anh và REWE ở Đức.
Nhà bán buôn
Có 2 loại nhà bán buôn phù hợp với bạn. Đầu tiên là các nhà bán buôn qui
mô lớn, bán nhiều loại sản phẩm cho các đầu bếp.
Những người bán buôn lớn thường có danh mục sản phẩm cá tương đối
hạn chế, trong đó thường bao gồm cá tra. Những nơi ở Châu Âu mà nhà
bán buôn đang hoạt động sẽ xác định phạm vi sản phẩm cá tra trong
nhóm. Khối lượng của các nhà bán buôn này thường tương đối lớn, vì họ
có nhiều cửa hàng trên khắp cả nước. Ví dụ các nhà bán buôn lớn đang
hoạt động ở Châu Âu là Metro và Sligro.
Các nhà bán buôn chuyên biệt là những người chỉ bán hải sản (đôi khi kết
hợp với thịt). Nói chung, họ có một phạm vi sản phẩm rộng hơn và có thể
độc quyền hơn. Cá tra phổ biến trong danh mục bán hàng của các nhà
bán buôn chuyên biệt này. Một ví dụ nhà bán buôn chuyên biệt là
Bullmeat ở Hà Lan.
Nếu nhà bán buôn cần khối lượng lớn, họ có thể nhắm đến nguồn hàng
trực tiếp từ bạn, nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà bán buôn tận
dụng một nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu thường có kinh nghiệm hơn trong việc tìm nguồn cung ứng sản phẩm cá tra và chuyên nhập khẩu các
loại cá nuôi này vào châu Âu. Đối với cả người bán buôn lớn và người bán
buôn chuyên doanh, cá tra chỉ là một trong số rất nhiều mặt hàng.
Sản phẩm có mặt trên thị trường cuối cùng thông qua những kênh nào?
Mặc dù có nhiều kênh dẫn cá tra đến thị trường cuối cùng, nhưng kênh
quan trọng nhất là các kênh cung cấp cho các nhà bán buôn và bán lẻ ở
(Bắc Âu). Hình dưới cho thấy cách thức sản phẩm di chuyển dọc theo
chuỗi cung ứng từ nhà xuất khẩu ở một nước đang phát triển đến nhà
bán buôn hoặc bán lẻ ở Châu Âu.
Trong hình trên, các tác nhân trong các ô ở giữa chỉ là nhà cung cấp dịch
vụ. Họ thường không tham gia vào việc thực hiện các giao dịch tài chính
mà chỉ cung cấp một dịch vụ cho người mua hoặc người bán. Các tác
nhân trong các ô tối hơn ở đầu và cuối hình là những người thực sự mua
và bán sản phẩm.
Các đại lý địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc buôn bán
cá tra. Mặc dù người mua sẽ thường xuyên đến thăm các nhà cung cấp
tiềm năng, nhưng họ cần một người ở đó có thể đảm bảo rằng các yêu
cầu chất lượng được đáp ứng, các nhà cung cấp tốt nhất được lựa chọn
và mức giá tốt nhất được đảm bảo. Mặc dù một số nhà nhập khẩu có xu
hướng muốn kinh doanh trực tiếp hơn, nhưng việc kiểm soát chất lượng
thường được thuê ngoài.
Nhìn chung, các nhà xuất khẩu cá tra của các nước đang phát triển vào
thị trường châu Âu thông qua các thương nhân lớn như nhà nhập khẩu,
nhà chế biến và nhà bán buôn. Phần lớn cá tra được nhập khẩu từ các
nước thứ ba dưới dạng sản phẩm phi lê đông lạnh. Sản phẩm tươi được
xuất khẩu rất ít. Sản phẩm cá tra đông lạnh được xuất khẩu sang châu Âu trong các
container lạnh. Cùng với người mua, bạn có thể quyết định hãng tàu nào
và loại container lạnh nào bạn muốn sử dụng. Điều quan trọng là phải
xếp hàng vào container đúng cách để ngăn ngừa các vấn đề đóng băng.
Các sản phẩm đông lạnh của bạn yêu cầu không khí lưu thông tự do để
lưu thông, vì vậy điều quan trọng là không xếp các thùng carton của bạn
quá vạch đỏ tối đa của thùng chứa lạnh. Luồng không khí không chính
xác có thể khiến sản phẩm của bạn không đủ lạnh và sẽ ảnh hưởng xấu
đến sản phẩm của bạn.
Tại biên giới châu Âu, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra các sản phẩm
trong container. Đây thường sẽ là kiểm tra hành chính. Các sản phẩm
cũng sẽ thường xuyên được kiểm tra về các khía cạnh cảm quan (như
màu sắc, mùi, vị và kết cấu thịt) hoặc một lượng nhỏ được gửi đến phòng
thí nghiệm để kiểm tra sinh học hoặc hóa học. Nếu không phát hiện kết
quả bất thường, container có thể vào lãnh thổ Châu Âu để phân phối tiếp.
Hầu hết các sản phẩm cá tra đã được đóng gói sẵn sàng cho người tiêu
dùng tại nước thứ ba. Có một số công ty chế biến châu Âu rã đông các
sản phẩm cá tra đông lạnh và bán chúng như một giải pháp thay thế sản
phẩm ướp lạnh. Hầu hết các nhà bán lẻ lớn và các công ty dịch vụ thực
phẩm bán cá tra không tự tìm nguồn sản phẩm. Thay vào đó, họ sử dụng
một số công ty nhập khẩu và bán buôn lớn làm nhà cung cấp ưu tiên của
họ.
Ví dụ các nhà nhập khẩu cung cấp cho các nhà bán buôn, chế biến và
bán lẻ cá tra đông lạnh ở Châu Âu là Queens and Seafood connection ở
Hà Lan, Wiser Foods và Fastnet ở Vương quốc Anh và Galana và Hottlet ở
Bỉ.

Xuất khẩu cá tra vào thị trường châu Âu (Phần cuối: Cạnh tranh và giá)
Việt Nam chi phối nhập khẩu cá tra vào thị trường châu Âu. Hiện tại, không có đối thủ cạnh tranh
đáng kể đối với Việt Nam trên thị trường EU. Hầu hết các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Liên
minh châu Âu đều có xuất xứ từ Việt Nam. Bangladesh và Trung Quốc là những quốc gia khác xuất
khẩu sản phẩm cá tra sang Liên minh châu Âu, nhưng với khối lượng thấp hơn nhiều.

3. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường cá tra châu Âu
Việt Nam chiếm phần lớn nhập khẩu cá tra của châu Âu. Các nhà cung cấp Việt Nam và các nhà
nhập khẩu Châu Âu đã xây dựng được mối quan hệ bền vững và lâu dài với nhau, do đó Việt Nam
có lợi thế cạnh tranh cao. Lao động Việt Nam có giá cả phải chăng và các nhà máy được thành lập
để chế biến cá tra nguyên liệu thành sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng châu Âu. Phần lớn các
sản phẩm cá tra, basa được xuất khẩu sang châu Âu dưới dạng philê đông lạnh.
Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại Tự do vào tháng 6/2019. Hiệp định
này có hiệu lực vào tháng 8/2020. Theo hiệp định này, khoảng 99% thuế nhập khẩu sẽ được xóa
bỏ. Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn khi sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Liên minh châu Âu với
mức thuế suất 0%.
Bangladesh
Bangladesh xuất khẩu số lượng nhỏ cá tra sang Liên minh châu Âu. Số lượng ít, nhưng lượng xuất
khẩu ngày càng tăng. Do các vấn đề về chuỗi cung ứng, các nhà xuất khẩu Bangladesh thường
không thể bán hàng cho các thị trường khắt khe cao cấp như lĩnh vực bán lẻ, nơi thường phải có
chứng nhận về truy xuất nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững. Thay vào đó, cá tra Bangladesh
thường nằm ở phân khúc thấp của thị trường dịch vụ ăn uống.
Một lợi thế lớn đối với Bangladesh là quốc gia này được hưởng lợi từ quy chế GSP +, quy chế này
cho phép các nhà xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Do đó, cá tra Bangladesh khá cạnh tranh
trên thị trường châu Âu về giá cả.
Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia khác xuất khẩu số lượng nhỏ cá tra sang Liên minh châu Âu. Hàng
năm, không quá 50-100 tấn cá tra sang châu Âu.
Các công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu (http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/doanh-
nghiep)
Có nhiều nhà xuất khẩu cá tra trên thế giới. Hầu hết các nhà xuất khẩu cá tra sang châu Âu đều
đến từ Việt Nam.
Vĩnh Hoàn (http://vasep.com.vn/hoi-vien/thong-tin/cong-ty-co-phan-vinh-hoan-137.html)
Vĩnh Hoàn là một trong những nhà chế biến và xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Công ty này
được thành lập tại Sa Đéc, Đồng Tháp vào năm 1997. Công ty này đang chế biến theo tiêu chuẩn
HACCP, IFS và BRC, và các sản phẩm cá tra được chứng nhận ASC, BAP4 và Global GAP. Đầm nuôi
cá tra của Vĩnh Hoàn là một trong những trang trại nuôi cá tra được chứng nhận ASC đầu tiên trên
thế giới và được xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á.
Đại Thành (http://vasep.com.vn/hoi-vien/thong-tin/cong-ty-tnhh-dai-thanh-249.html)
Dai Thanh Seafoods được thành lập năm 2007 và là nhà xuất khẩu quan trọng của Châu Âu. Đại
Thành đang chế biến tuân thủ HACCP và IFS, sản phẩm cá tra được chứng nhận ASC và Global
GAP.
Sản phẩm cạnh tranh của cá tra
Ở châu Âu, cá tra cạnh tranh với các loài cá trắng khác, chẳng hạn như cá rô phi và cá minh thái
Alaska. Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế quan trọng nhất cho cá tra lại khác nhau ở khắp Châu
Âu.
Ở các nước như Đức và Ba Lan, cá minh thái Alaska là đối thủ cạnh tranh chính của cá tra, trong
khi ở Vương quốc Anh, người tiêu dùng ưa chuộng các loài cá tuyết và cá hake, thường được sử
dụng cho cá và khoai tây chiên truyền thống. Ở các nước Nam Âu, cá hake, cá minh thái Alaska và
các loài cá trắng khác cạnh tranh với cá tra. Là một nhà cung cấp cá tra, hãy lưu ý những khác biệt
này ở thị trường châu Âu.
Để nổi bật giữa đám đông, hãy nghĩ đến việc hợp tác với nhà nhập khẩu của bạn để nâng cao nhận
thức về thị trường. Một ví dụ có thể truyền cảm hứng cho bạn: ở Vương quốc Anh, các chiến dịch
thiết lập philê cá tra như một lựa chọn cá thịt trắng cao cấp (thay vì một lựa chọn giảm giá) đã đặc
biệt hiệu quả.
4. Giá cá tra trên thị trường Châu Âu
Giá của các sản phẩm cá tra khác nhau tùy theo hình thức sản phẩm. Bảng dưới là một ví dụ về
giá các sản phẩm cá tra ở các nước Châu Âu, tháng 10/2020:
Nước Chợ Dạng sản phảm Mô tả sản phẩm Giá (Eur/kg)
Hà Lan Albert Heijn Đông lạnh Phile cỡ 675g đông lạnh, có chứng nhận ASC 5,41
Albert Heijn Ướp lạnh Phile cỡ 350g giã đông tự nhiên, có chứng nhận ASC 11,40
Albert Heijn Ướp lạnh Phile cỡ 310g giã đông tẩm gia vị, có chứng nhận ASC 14,90
Albert Heijn Đông lạnh Phile cỡ 250g giã đông tẩm gia vị, có chứng nhận ASC 10,76
Jumbo Đông lạnh Phile cỡ 600g đông lạnh, có chứng nhận ASC 5,41
Jumbo Ướp lạnh Phile cỡ 350g giã đông tự nhiên, có chứng nhận ASC 10,40

Anh Tesco Đông lạnh Phile cỡ 600g đông lạnh, có chứng nhận ASC 7,35 (6,66 bảng)
Tesco Ướp lạnh Phile cỡ 350g hun khói, có chứng nhận ASC 12,36 (11,20 bảng)
Tesco Ướp lạnh Phile cỡ 265g giã đông tự nhiên, có chứng nhận ASC 11,67 (10,57 bảng)
Đức Metro Đông lạnh Phile cỡ 900g đông lạnh, có chứng nhận ASC 6,92
Selgros Đông lạnh Phile cỡ 800g đông lạnh, có chứng nhận ASC 7,34
Tây Ban Nha Eroski Đông lạnh Phile cỡ 800g đông lạnh, có chứng nhận ASC 5,36
Phi lê cá tra đã rã đông có giá bán lẻ cao hơn. Cá tra đã rã đông có thể được bán lẻ với giá gấp đôi
cá tra đông lạnh.
(/DATA/IMAGES/2021/03/29/20210329105148586xuat-khau-ca-tra-vao-thi-truong-chau-au-mot-
so-dan-1600-1.jpeg)
Trong bảng phân tích nêu trên, giá bán lẻ cho 1 kg cá tra philê đông lạnh là €5,38, bao gồm 9% VAT.
Không bao gồm VAT, giá bán lẻ sẽ là €4,94.
Tỷ suất lợi nhuận cho nhà bán lẻ là khoảng 45-55%. Đối với nhà nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận
khoảng 10-15%. Giá xuất xưởng sẽ vào khoảng €3,19.
Vận chuyển từ các nước thứ ba đến châu Âu khoảng €0,15-0,20 cho mỗi kg cá tra đông lạnh. Để
tạo ra 1 kg cá tra phi lê, cần khoảng 2,22 kg cá tra nguyên con. Đối với các nhà chế biến, tỷ suất lợi
nhuận là khoảng 50%. Giá xuất xưởng (nước thứ ba) cho cá tra vào khoảng € 2,60.
Phần 1: Cá tra phải tuân thủ những yêu cầu gì để được phép vào thị trường Châu Âu?
(http://www.vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/thi-truong-the-gioi/xuat-khau-ca-tra-vao-thi-
truong-chau-au-phan-1-quy-dinh-21419.html)
Phần 2: Bạn có thể đưa cá tra vào thị trường Châu Âu thông qua những kênh nào?
(http://www.vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/doanh-nghiep/xuat-khau-ca-tra-vao-thi-
truong-chau-au-phan-2-tieu-thu-21426.html)
Nguồn: Theo CBI
Lê Hằng
Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO
Email: lehang@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext.204
2021/ban-
tin-tuan-
thuong-
mai-thuy-
san-so-11-
2021-
21525.html)
Theo Vasep.com

 

Gỡ rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu cho
thủy sản Việt Nam

Theo Vasep vào lúc 08:40 01/04/2021
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị đang và
tiếp tục làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền các nước để đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị đang và
tiếp tục làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền các nước như: Trung Quốc,
Hàn Quốc, Australia, Hoa Kỳ, Brazil, Mexico, Costa Rica… nhằm tháo gỡ rào
cản, khó khăn vướng mắc, mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam.
Với thị trường Trung Quốc, Cục Thú y tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các địa
phương và các doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y, giám sát
dịch bệnh; đồng thời cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan và đàm phán với
cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
Đặc biệt, Cục Thú y phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về đánh giá rủi
ro đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu dựa trên đề nghị mở rộng các sản
phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; cung cấp thông tin theo yêu cầu của
cơ quan thẩm quyền Trung Quốc phục vụ xuất khẩu tôm hùm và cua sang
Trung Quốc.
Cục phối hợp các địa phương giám sát, kiểm soát các bệnh đốm trắng, bệnh
hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú sống tại Việt Nam
sau khi phía Trung Quốc phát hiện 2 bệnh này trên các lô hàng tôm sú sống từ Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc; tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý chất
lượng nông lâm sản và thủy sản rà soát, bổ sung cơ sở nuôi tôm sú vào danh
sách doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.
Với thị trường Hàn Quốc, Cục Thú y đang phối hợp với Cục Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc
tổ chức xét nghiệm mầm bệnh, kiểm tra các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực
phòng thử nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của Hàn Quốc.
Tháng 10/2020, Hàn Quốc thông báo bắt đầu từ năm 2021 sẽ yêu cầu kiểm
dịch thêm 5 bệnh thủy sản đối với thủy sản nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Cục Thú y đã phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
đàm phán với phía Hàn Quốc để giảm trừ yêu cầu kiểm dịch đối một số loại
bệnh.
Về xuất khẩu tôm sang Australia, Cục Thú y đã tổ chức đánh giá, thẩm định
điều kiện và chứng nhận Chi nhánh Công ty Việt Úc - Bạc Liêu (tại huyện Hòa
Bình, tỉnh Bạc Liêu, thuộc Tập đoàn Việt Úc) là cơ sở an toàn dịch bệnh động
vật thủy sản.
Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất phía Australia xem xét, đánh giá và cho
phép xuất khẩu tôm nguyên con vào thị trường này.
Cục Thú ý tiếp tục hướng dẫn Tập đoàn Việt Úc giám sát duy trì các điều kiện
đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh thủy sản đối với 2 cơ sở an toàn
dịch bệnh đã được Cục Thú y công nhận; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá
các phòng thử nghiệm về bệnh thủy sản nhằm khắc phục các sai lỗi, đáp ứng
yêu cầu của phía Australia và làm căn cứ cấp chứng thư cho lô hàng xuất
khẩu.
Với thị trường Brazil, Cục Thú y đã phối hợp với các đơn vị liên quan để đàm
phán với Brazil gỡ bỏ rào cản kỹ thuật đối với cá tra, mở cửa thị trường tôm cho
Việt Nam.
Hiện Brazil đã đồng ý mở cửa thị trường cho tôm sơ chế, chế biến bỏ đầu và bỏ
vỏ, chấp thuận cho sử dụng muối phốt phát trong tôm, phi lê cá tra với hàm
lượng theo quy định của Codex.
Tuy nhiên, Brazil không chấp nhận việc bỏ kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý với lý do
để ngăn chặn gian lận thương mại và kiểm soát chất phụ gia không thông
dụng; không dỡ bỏ việc đăng ký nhãn sản phẩm mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi
theo hình thức xây dựng trang web bằng tiếng Anh để đăng ký nhãn.
Cục Thú y sẽ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tiếp tục đàm phán với phía Brazil về các yêu cầu của Việt Nam.

Việt Nam sẽ tham gia phiên họp lần thứ 79 Ủy ban SPS/WTO ngày 25-
26/3/2021 và dự kiến nêu nội dung quan ngại về việc Brazil có các quy định
vượt mức thông lệ quốc tế đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt
Nam.
Về xuất khẩu cá tra đi Hoa Kỳ, Cục Thú y đang chuẩn bị đón tiếp Cơ quan
Thanh tra và An toàn thực phẩm (FSIS) – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sang đánh
giá duy trì hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cá da trơn xuất khẩu
sang Hoa Kỳ; đôn đốc các cơ sở nuôi thực hiện hệ thống kiểm soát dịch bệnh.
Dự kiến, từ ngày 23/3-29/4, Cục Thú y sẽ làm việc với Cơ quan FSIS tại phiên
thanh tra trực tuyến đối với hệ thống kiểm soát vệ sinh thú y, an toàn thực
phẩm cá da trơn của Việt Nam.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng cho biết, các thị trường
nhập khẩu thủy sản Việt Nam liên tục có những thay đổi, yêu cầu khắt khe hơn
về kiểm dịch thủy sản.
Bởi vậy, các địa phương, cơ sở nuôi trồng thủy sản cần tích cực giám sát an
toàn dịch bệnh, triển khai áp dụng các quy trình nuôi thủy sản an toàn thực
phẩm và an toàn dịch bệnh như VietGAP, MSC, GlobalGAP…; đặc biệt là đẩy
mạnh xây dựng các cơ sở/vùng nuôi an toàn dịch bệnh, kiểm tra giám sát điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở nuôi.
Các doanh nghiệp nghiên cứu, tuân thủy quy định của thị trường nhập khẩu và
hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền về kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm
dịch, giám sát dịch bệnh…/.
(Theo BNews) (https://bnews.vn/go-rao-can-ky-thuat-de-mo-rong-thi-truong-
xuat-khau-cho-thuy-san-viet-nam/190679.html)

 

Dẫn lời "nữ hoàng cá tra" Trương Thị Lệ Khanh của CTCP Vĩnh Hoàn, Undercurrent News cảnh báo nguồn cung cá tra tại Việt Nam có thể sẽ sớm bị thiếu hụt do nông dân giảm nuôi cá sau hai năm thua lỗ.

Rủi ro thiếu cung cá tra nguyên liệu

Trong cuộc phỏng vấn cùng hãng tin Seafood Guide của Trung Quốc, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn (mã: VHC), cho biết tình trạng thiếu hụt nguồn cung cá tra có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong năm 2021.

Theo bà Lệ Khanh, người nuôi cá ở Việt Nam đã giảm đáng kể sản lượng cá tra do thua lỗ trong hai năm 2019 và 2020, từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu thô cho lĩnh vực chế biến và xuất khẩu trong năm nay.

"Các khách sạn, nhà hàng, trường học, văn phòng đã hoạt động lại nên nhu cầu cá tra đang dần trở lại mức bình thường. Cũng vì lẽ đó, thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu thô có thể trở thành vấn đề đau đầu cho chúng tôi", nữ chủ tịch Vĩnh Hoàn nói. 

Chi phí thức ăn và cá bột đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến giá cá tra thu mua tại ao duy trì ở mức cao, bà Lệ Khanh cho biết thêm.

So với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2020 giảm 25% xuống còn 1,5 tỷ USD do tác động của đại dịch COVID-19. Giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long neo ở mức tương đối thấp trong nửa đầu năm 2020, sau đó tăng trở lại vào tháng 10.

Theo số liệu năm 2020 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - thị trường chính của Việt Nam, giảm 38,6% so với năm 2019 xuống còn 13,6 triệu USD.

Vĩnh Hoàn, nhà chế biến và xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, cho biết kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Trung Quốc giảm 24% trong cùng giai đoạn. Theo đó, Trung Quốc từ thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Vĩnh Hoàn nay tụt xuống vị trí thứ ba, xếp sau Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

"Nữ hoàng cá tra" Trương Thị Lệ Khanh cho biết năm 2020, xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Trung Quốc gặp nhiều cửa khó. Quy trình kiểm tra hàng hóa, thủ tục thông quan kéo dài và thiếu hụt container khiến quá trình thông quan tốn thời gian và chi phí tăng cao.

Trong khi đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Vĩnh Hoàn, chiếm 51% doanh số bán cá tra của công ty trong năm ngoái. EU vượt Trung Quốc để trở thành thị trường lớn thứ hai của ông lớn ngành cá tra Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 7/2020.

"Thuế xuất khẩu cá tra Việt Nam sang EU giảm đáng kể nhờ hiệp định EVFTA. Chúng tôi nhân cơ hội này để tăng doanh thu cá tra tại các nước châu Âu như Bỉ, Hà Lan, Italy và Tây Ban Nha. Hiệp định này giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam ở thị trường châu Âu", bà Trương Thị Lệ Khanh thông tin thêm.

Tuy nhiên, chủ tịch Vĩnh Hoàn cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam nói chung, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra.

Vĩnh Hoàn lạc quan cho triển vọng năm 2021

Chia sẻ thêm, bà Lệ Khanh cho biết dù đại dịch gây thiệt hại lớn cho toàn ngành thủy sản trong năm 2020, Vĩnh Hoàn vẫn tiếp tục sản xuất và dự kiến đầu tư 580 tỷ đồng vào các dự án như xây trại giống mới, cải tạo các trang trại hiện có, mở rộng nhà máy sản xuất collagen và xây kho đông lạnh mới. 

Ngoài ra, Vĩnh Hoàn còn thành lập công ty con Vinh Technology (trụ sở tại Singapore) nhằm tăng cường hoạt động ở nước ngoài.

Năm ngoái, Vĩnh Hoàn cũng thông báo đang xây dựng nhà máy sản xuất dầu cá tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Nhà máy này dự kiến sẽ xử lý khoảng 100 tấn nguyên liệu mỗi ngày. Hơn nữa, Vĩnh Hoàn cũng đang thành lập một công ty sản xuất thức ăn cho cá tra.

"Cá tra có những lợi thế vốn có so với các loại cá khác, chẳng hạn như phi lê không có xương, tiết kiệm chi phí nuôi và phù hợp để sản xuất các sản phẩm tẩm ướp. 

Chúng tôi đã tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng như đạt được kết quả tốt ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Tương lai, Vĩnh Hoàn hy vọng có thể củng cố thị phần tại Trung Quốc", bà Khanh nêu rõ.

Dù vậy, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự đoán năm 2021, xuất khẩu phục hồi nhưng giá thức ăn cá tra tăng cao sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Vĩnh Hoàn. 

Ngoài ra, áp lực mở rộng sang các nhóm hàng tiêu dùng nhanh và phát triển thị trường nội địa cho cá tra cũng sẽ khiến lợi nhuận của Vĩnh Hoàn đi xuống.

Cụ thể, VDSC nhận định năm 2021 Vĩnh Hoàn có thể đạt 9.014 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 28% so với năm 2020 nhưng lợi nhuận sau thuế dự báo giảm 10% xuống 634 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp tiếp tục giảm từ 14,2% về 11,7%.

theo nguồn Vietnam Biz

 

theo nguồn tin từ VASEP, ngày 08:03 02/04/2021

Hai tháng đầu năm 2021, tổng giá trị XK cá tra đạt 198,7 triệu USD, giảm 5,5% so với
cùng kỳ năm trước. Tháng 2/2021, giá trị XK sang hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ
năm trước. Kể từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3/2021, giá trị XK cá tra sang các thị trường có dấu
hiệu tăng trưởng khả quan hơn.

Hai tháng đầu năm nay, DN XK cá tra Việt Nam đã linh hoạt chuyển đổi thị trường để đối phó với ảnh
hưởng của COVID tại nhiều thị trường XK lớn. Tuy nhiên, đầu năm nay, XK cá tra sang thị trường
Trung Quốc - Hồng Kông, một số thị trường tại ASEAN (như Thái Lan, Singapore) hay EU chưa được
như ý. Do đó, tổng giá trị XK cá tra vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

 

Theo thôn tin từ VASEP, 07:45 06/04/2021

Global Times đưa tin, Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại
trong nước, cho phép người dân di chuyển tự do bằng tàu hỏa mà không cần giấy
xác nhận đã kiểm tra axit nucleic. Tuy nhiên, việc kiểm soát coronavirus đối với
thủy sản đông lạnh nhập khẩu vẫn được giữ nguyên.

Từ ngày 16/3/2021, người dân có thể đi tàu hỏa trên toàn quốc với “mã sức khỏe
xanh” ghi hồ sơ sức khỏe tốt. Họ sẽ không còn bị yêu cầu xuất trình giấy chứng
nhận xét nghiệm axit nucleic coronavirus âm tính nữa.
Biện pháp này đã được áp dụng cho tất cả các khu vực "nguy cơ thấp" COVID-19,
hiện đã bao phủ toàn bộ đất nước. Trong khi đó, các sân bay ở một số thành phố
cũng thực hiện chính sách tương tự.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết việc kiểm soát coronavirus
đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu vẫn được giữ nguyên. Các sản phẩm cần
được chứng nhận kiểm tra và khử trùng trước khi đưa vào thị trường, Sina News
đưa tin.
Lu Yongfu, Phó giám đốc cục giám sát thị trường tỉnh Chiết Giang, cho biết
coronavirus từ các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vẫn là mối quan tâm chính
đối với việc kiểm soát dịch bệnh ở nước này; do đó, các hạn chế không thể được
nới lỏng.
Sau Tết Nguyên đán, chính quyền đã chặn 417,6 tấn sản phẩm thực phẩm đông
lạnh nhập khẩu có phát hiện dấu vết của coronavirus xâm nhập vào thị trường ở
tỉnh Chiết Giang.
Ông Lu cho biết: “Công tác phòng chống dịch trong nước nhìn chung ổn định và
tiếp tục được cải thiện, nhưng đại dịch vẫn đang lan rộng theo quy định mới nhất
do Tổ chức Y tế Thế giới công bố. Một số quốc gia thậm chí đang đạt mức cao mới”.
Ông nói thêm: “Nếu tình hình không được kiểm soát hiệu quả, vẫn có nguy cơ
truyền vi rút từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu sang người.
Các nhà chức trách duy trì các hạn chế cứng rắn đối với thủy sản đông lạnh nhập
khẩu.
Sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm định, xét nghiệm axit nucleic, khử
trùng, mã nguồn truy xuất nguồn gốc thực phẩm không được bán trên thị trường.
Chính quyền tỉnh Chiết Giang đã thiết lập 36 trạm kiểm soát giao thông trong tỉnh
để kiểm tra thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Cục giám sát thị trường sẽ phối
hợp với công an và sở giao thông vận tải để theo dõi luồng lưu thông của các
phương tiện dây chuyền lạnh.
Hơn nữa, chính quyền tỉnh đã giới thiệu một ứng dụng trực tuyến để theo dõi tất
cả các sản phẩm thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Bằng cách quét mã vạch trên
sản phẩm, người tiêu dùng có thể xem các chứng nhận kiểm tra và hồ sơ khử
trùng của sản phẩm.
Ứng dụng cũng giảm thiểu rủi ro sản phẩm thực phẩm bị phát hiện có virus
coronavirus đang lưu hành trên thị trường.

 

Theo thông tin từ NAFIQAD

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống
ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, trong đó hằng năm các Bộ, ngành, địa
phương tổ chức “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”.
Căn cứ thực tế công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian qua và
dự báo diễn biến tình hình năm 2021, Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì
an toàn thực phẩm” năm 2021 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) sẽ được
triển khai như sau:
I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG” NĂM 2021
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, tạo được sự
chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Thể
chế quản lý được rà soát, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế, tương
thích với yêu cầu hội nhập. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng
cường ở tất cả các tuyến. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, góp
phần tích cực nâng cao nhận thức và chuyển biến hành động trong cộng đồng
doanh nghiệp và nhân dân, thúc đẩy sản xuất thực phẩm sạch, an toàn. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã
tích cực vào cuộc mạnh mẽ vận động, giám sát thực hiện an toàn thực phẩm. Thủ
tướng Chính phủ đánh giá cao, biểu dương các thành tích đã đạt được.
Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn hiện hữu.
Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ,
trong khu dân cư vẫn khó khăn; tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi nhiễm hóa chất, kháng
sinh, kim loại nặng đã giảm so với các năm trước; tỷ lệ mẫu thịt gia súc, gia cầm tại
cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm vi sinh vật vẫn còn tồn tại; Tình hình NĐTP và
các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công
nghiệp, trường học bước đầu đã có kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn cao, năm 2020
tình hình NĐTP do độc tố nhất là ngộ độc rượu do Methanol diễn biến phức tạp
làm tăng số ca tử vong; Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi
phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh
hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội.
Tình hình dịch covid-19 trên thế giới còn phức tạp, Việt Nam cần nâng
cao cảnh giác trong phòng chống dịch, đồng thời phải đảm bảo phát triển sản
xuất, kinh doanh. Chính vì vậy để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của
người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến
thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình
hình bình thường mới, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung
ương chọn chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021 là: “Đảm
bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình
thường mới”
II. MỤC TIÊU:
1. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn
diện, có trách nhiệm về an toàn thực phẩm nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực
phẩm.
2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm
tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu
nhằm nhằm giảm thiểu ngộ độc do thực phẩm không an toàn.
3. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã
hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn
thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn của các cá
nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời xử lý các sự cố mất an toàn
thực phẩm (nếu xảy ra trên địa bàn quản lý).
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI:
Thời gian: Từ 15/4 đến 15/5/2021.
Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn quốc.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực
phẩm, “Tháng hành động” năm 2021 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt
cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp
luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực
phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm;
chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm,
đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm
thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Gắn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố
trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa
chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã
hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với
cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công
tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Với chủ đề chính của năm 2021 như đã nêu, các hoạt động chính được triển
khai như sau:
1. Tổ chức triển khai “Tháng hành động”
1.1. Tại Trung ương: Các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn
thực phẩm Trung ương, các Bộ, ngành tham dự hội nghị, lễ phát động “Tháng
hành động” năm 2021 của các địa phương.
1.2. Tại địa phương: Các địa phương căn cứ vào thực tế, tình hình dịch
bệnh trên địa bàn để tổ chức (hội nghị hoặc lễ phát động hoặc hình thức khác) phổ
biến công tác triển khai “Tháng hành động” ở các tỉnh/thành phố, thành phố/thị
xã/quận/huyện, thị trấn/phường/xã.
Thời gian: Từ ngày 15/4 đến 20/4/2021.
2. Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm (xem
phụ lục I)
2.1. Tại Trung ương
Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo hoạt động truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng về an toàn thực phẩm trong Tháng hành động.
Huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương tham gia
chiến dịch truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm, biểu dương, quảng bá
các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Thông điệp:
Bảo đảm an toàn thực phẩm là xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt
Nam và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với quốc tế.
Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông
thích hợp để phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, các văn
bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành về an toàn thực
phẩm; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định và kiến thức khoa học về an toàn thực
phẩm, tác hại của thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất
lượng; giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn;
tuyên truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.
Bộ Y tế, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông thông
báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm gây
hậu quả nghiêm trọng đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí viết
bài, đăng tin bài tuyên truyền trên các báo viết, tạp chí; phối hợp với các đơn vị
xây dựng nội dung và sản xuất các tài liệu truyền thông về bảo đảm ATTP và
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam siết chặt việc quản lý nội dung quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh theo
đúng quy định của pháp luật, có giải pháp loại bỏ các quảng cáo không đúng sự
thật, có nội dung phản cảm về thực phẩm. Đồng thời Bộ chủ quản phối hợp với các
cơ quan báo chí thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực
phẩm, trong đó công khai tên các cơ sở cung cấp thực phẩm không bảo đảm an
toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trách nhiệm
của cả cộng đồng, đặc biệt tập trung đẩy mạnh vai trò và trách nhiệm cá nhân, tổ
chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
2.2. Tại địa phương
Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm các tỉnh chỉ đạo các sở, ban
ngành, tổ chức chính trị, xã hội triển khai tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin đại chúng, báo đài, tổ chức các tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực
phẩm.
Huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương tham gia chiến dịch
truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm, biểu dương, quảng bá các sản phẩm,
các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp
luật trên địa bàn.
Huy động hệ thống loa truyền thanh thị trấn/phường/xã tham gia tuyên
truyền chính sách, pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm đồng thời cảnh báo
đến người tiêu dùng những tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi
phạm các quy định của pháp luật.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các
sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương
nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét
truyền thống, đặc sản địa phương...
Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực
phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng
cáo thực phẩm trái pháp luật.
2.3. Đối tượng ưu tiên truyền thông
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Chính quyền các cấp; các cơ quan chức năng;
Người tiêu dùng.
2.4. Nội dung truyền thông
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ
sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc
phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng
thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất
lượng. hiểu đúng, tìm hiểu kỹ các thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dùng
đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương để
đăng trên website của các Bộ, ngành.
3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì
an toàn thực phẩm năm 2021 (xem Phụ lục II).
3.1.Tại Trung ương
Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm tổ chức các
đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong công
tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an
toàn thực phẩm địa phương, quy định trách nhiệm của chính quyền cơ sở
cấp thành phố/thị xã/quận/huyện, thị trấn/xã/phường trong việc quản lý các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý; kiểm tra thực tế
tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.
Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra nhận xét, đánh
giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, bảo đảm
an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 về
việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng
cáo; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách
nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, kết quả về
việc triển khai Tháng hành động năm 2021, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa
phương.
3.2. Tại địa phương
Căn cứ vào Kế hoạch triển khai Tháng hành động năm 2021 và các văn
bản hướng dẫn của Bộ Y tế, các Bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh,
Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức
năng liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra Tháng hành động tại địa
phương và thực hiện từ tuyến tỉnh đến thị trấn/phường/xã; chuẩn bị nội dung
báo cáo của địa phương với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung
ương; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch đã xây dựng.
Khi tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra cần có đầy đủ thành phần
chuyên môn và đủ thẩm quyền, chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan,
trang thiết bị kỹ thuật lấy mẫu, dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường, xử lý
nghiêm và kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo
thực phẩm.
4. Công tác báo cáo tổng kết Tháng hành động
Kết thúc Tháng hành động năm 2021, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn
thực phẩm các địa phương và các Ban, ngành, đoàn thể liên quan, báo cáo kết
quả hoạt động (theo mẫu 1, 2, 3 đính kèm) về Ban chỉ đạo liên ngành Trung
ương về an toàn thực phẩm (Cơ quan thường trực - Bộ Y tế, đặt tại Cục An toàn
thực phẩm) số 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: (024) 38464489 số
máy lẻ 5060; Fax: (024) 38463739; Email: phongtruyenthong@vfa.gov.vn,
thanhtraattp@vfa.gov.vn trước ngày 30/5/2021 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
V. NGUỒN LỰC
1. Kinh phí
Nguồn kinh phí chi thường xuyên về an toàn thực phẩm;
Nguồn kinh phí không thường xuyên từ ngân sách nhà nước;
Kinh phí hỗ trợ của địa phương hoặc của các tổ chức phi Chính phủ trong và
ngoài nước.
Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
2. Tài liệu
Đĩa tiếng, đĩa hình Thông điệp của Tháng hành động năm 2021.
Các địa phương chủ động xây dựng tài liệu truyền thông cho địa phương dựa
trên tài liệu tham khảo đăng trên trang điện tử của Cục An toàn thực phẩm (địa chỉ
http://vfa.gov.vn) và của các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan (Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương...).
VI. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
1. Cơ quan chủ trì
1.1. Tại Trung ương
Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Bộ Y tế là cơ
quan thường trực, đặt tại Cục An toàn thực phẩm).
1.2. Tại địa phương
Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố
Ủy ban nhân dân các cấp.
Các cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm
các cấp tại địa phương.
2. Cơ quan phối hợp
Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ
Công an, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Giáo
dục và đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Đài Tiếng
nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan có liên quan.
3. Các tổ chức, đoàn thể, quần chúng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội
Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Khoa học
kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam; Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt
Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phối hợp triển khai Tháng hành
động.
VII. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Xây dựng Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm
2021 và phân công tổ chức triển khai thực hiện.
Tại Trung ương: Trước ngày 20/03/2021
Tại địa phương:  Trước ngày 31/03/2021
2. Triển khai chiến dịch tuyên truyền:  Từ 05/04 đến 15/05/2021
3. Tổ chức phổ biến triển khai Tháng HĐ: Từ 05/04 đến 15/04/2021
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra:  Từ 15/04 đến 15/05/2021
5. Báo cáo, tổng kết:
Địa phương (mẫu 1):  Trước ngày 30/05/2021
Đoàn liên ngành Trung ương (mẫu 2): Trước ngày 30/05/2021
Đoàn thể (mẫu 3):  Trước 30/5/2021
Báo cáo tổng hợp gửi Chính phủ:  Trước 30/6/2021./.
Nơi nhận:
- TTg Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- PTT Vũ Đức Đam (để b/c);
- VP Chính phủ (để b/c);
- Các bộ: Y tế, NN&PTNT, CT;
- Các cơ quan, tổ chức tại mục 2, 3 phần VI của KH này;
- Thành viên BCĐTƯ về ATTP;
- Vụ KH&CN, Tổng Cục QLTT, Bộ Công thương;
- Cục QLCLNLS&TS, Cục Thú y, Bộ NN và PTNT;
- Viện kiểm nghiệm ATTP QG, DD, YTCC Tp.
HCM, Pasteur Nha Trang, VSDT Tây nguyên;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Ban quản lý an toàn thực phẩm;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Chi cục ATVSTP;
- VP Bộ Y tế, Vụ KHTC, TTr Bộ Y tế;
- Website Bộ Y tế, website Cục ATTP;
- Lưu: VT, ATTP.
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Nguyễn Thanh Long

Theo thông tin từ VASEP., ngày 16/4/2021

Năm nay nhiều đơn vị đang tích cực nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm
các tra mới, phục vụ người tiêu dùng trong nước.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam giảm đáng kể khiến
lượng hàng tồn kho tăng lên. Để khắc phục khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh
khai thác thị trường trong nước.
Theo Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, hiện mức tiêu thụ thủy hải sản bình
quân của người Việt từ 35 - 44 kg/người/năm. Con số này tiếp tục tăng từ năm 2020 trở
đi.
Giá trị tiêu thụ từ thị trường nội địa mỗi năm gần 22.000 tỷ đồng. Vì vậy, nhiều doanh
nghiệp đang nỗ lực định vị thương hiệu bằng cách phát triển những dòng sản phẩm mới
có giá trị gia tăng cao.

Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, hiện các doanh nghiệp đang đầu tư và khai thác tối đa
tiềm năng thị trường nội địa. Đáng chú ý là nỗ lực thay đổi thói quen người tiêu dùng
trong nước từ dùng thịt cá tra tươi sang đông lạnh.
Mục tiêu của ngành cá tra là chiếm 10 - 15% thị phần tiêu thụ nội địa trên tổng sản
lượng. Nếu mục tiêu này được hiện thực hóa sẽ giúp ngành thủy sản giảm áp lực xuất
khẩu. Đặc biệt giúp ngành hàng phát triển ổn định hơn bằng cách trụ vững cả thị trường
nội địa lẫn xuất khẩu.

 

Theo thông tin từ Tổng cục thủy sản Việt Nam, ngày 15/4/2021

Tác động của COVID-19 đến các thị trường nhập khẩu trọng điểm đã tạo ra nhiều thách thức cho ngành cá tra Việt Nam vào năm 2020, kìm hãm hoạt động nuôi và đẩy nhanh xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, sự phục hồi một phần của thị trường Trung Quốc và tình hình nguồn cung thắt chặt đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng hơn cho năm 2021

Sản xuất

Tại Việt Nam, nhà sản xuất và xuất khẩu cá tra nuôi lớn nhất thế giới, ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu đối với thị trường thủy sản quốc tế đã cản trở sự phát triển của ngành hàng này. Ngành hàng cá tra đã chuyển trọng tâm sang việc hạn chế sự thiệt hại. Giá tại ao nuôi giảm mạnh do nhu cầu thị trường ở nước ngoài giảm.

Vào tháng 6 năm 2020, người nuôi cá được báo cáo lỗ khoảng 3.500 đồng (0,15 USD) đến 5.000 đồng (0,22 USD) một kg. Mức giá không có lợi này, kết hợp với tình trạng không chắc chắn trên diện rộng, nợ nần chồng chất và giao dịch chậm lại, đã khiến các nhà sản xuất giảm mạnh lượng thả nuôi, hạn chế cho ăn và có xu hướng áp dụng các phương pháp phòng thủ. Kết quả là tổng diện tích nuôi cá tra ước tính đã giảm xuống 26,2%; còn diện tích thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm 48%. Điều này được dự đoán là ​​sẽ dẫn đến tổng sản lượng cá tra giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn khoảng 1,2 triệu tấn.

Theo dữ liệu được trình bày tại sự kiện Lãnh đạo về Triển vọng Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (the Global Outlook for Aquaculture Leadership event), việc thu hẹp nguồn cung ở Việt Nam và các nơi khác dự kiến ​​sẽ dẫn đến tổng sản lượng cá tra toàn cầu giảm khoảng 7% vào năm 2020. Ngành công nghiệp mới nổi của Trung Quốc tiếp tục tụt hậu so với Việt Nam (vốn có nhiều kinh nghiệm hơn về sản xuất cá bố mẹ và thực hành nuôi trồng thủy sản), nhưng Trung Quốc lại có lợi thế là được tiếp cận trực tiếp với thị trường nội địa rộng lớn và đang phát triển. Trong khi đó, sản xuất của Ấn Độ và Bangladesh đang mở rộng ổn định, nhưng các nhà cung cấp ít tập trung hơn vào thị trường xuất khẩu so với ngành hàng cá tra Việt Nam.

Thương mại và thị trường

Tại các thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam - là Hoa Kỳ và Trung Quốc, tác động cộng dồn trong một thời gian dài của đại dịch COVID-19 là rất lớn, khiến tổng giá trị doanh thu từ cá tra chỉ đạt 1,04 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2020, thấp hơn 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu sang Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Hoa Kỳ, khối ASEAN và Liên minh Châu Âu lần lượt giảm, Trung Quốc (-22,7%), Hoa Kỳ (-16,8%), khối ASEAN (-30,3%) và Liên minh Châu Âu (-33,8%). Để thích ứng với sự biến động về thị trường do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD) đã kêu gọi tăng cường tập trung vào thị trường nội địa Việt Nam, nơi mà nó ước tính có thể hấp thụ khoảng 10-20% tổng sản lượng.

Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường quan trọng nhất của Việt Nam đối với mặt hàng cá tra (vào năm 2019) và việc đóng cửa vào đầu năm 2020 để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19 là một đòn giáng mạnh đối với Trung Quốc.

Nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm bốc hơi nhanh chóng, cùng với đó, nhu cầu yếu hơn từ các thị trường xuất khẩu của Trung Quốc đồng nghĩa với việc dư thừa cá thịt trắng (whitefish) cho người tiêu dùng trong nước. Trong tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2020, quyết định của chính quyền Trung Quốc đóng cửa một số cảng biển (do lo ngại về khả năng lây truyền dịch bệnh qua các sản phẩm thủy sản) đã khiến doanh thu của các nhà cung cấp sụt giảm hơn nữa. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn đầu tiên trở lại trạng thái bình thường, và sự phục hồi này bắt đầu từ quý 3 năm 2020 trở đi đã khiến doanh thu xuất khẩu cá tra của Việt Nam tính đến cuối năm 2020 gần như hồi phục trở lại, bằng mức doanh thu của năm 2019.

Giá cả

Trong phần lớn mùa hè, giá cá tra tại ao nuôi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long dao động quanh mức 18.000 đồng (0,78 USD)/kg, thấp hơn mức hòa vốn trung bình. Tuy nhiên, vào cuối năm 2020, từ mức gần như không có lãi, nghề nuôi cá tra của Việt Nam đã phục hồi khi tình hình thay đổi, nguồn cung thắt chặt và thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, giá nhập khẩu của Mỹ đã tăng lại, khoảng 2,20 USD/kg vào đầu quý 4 năm 2020, sau khi giảm xuống chạm mức 2,00 USD/kg hồi đầu năm.

Dự báo

Sau sự sụt giảm nguồn cung vào năm ngoái, các nhà kinh tế dự đoán rằng tổng sản lượng cá tra sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2021. Đồng thời, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc đang tiến gần đến mức như trước khi xảy ra đại dịch, và điều này được kỳ vọng sẽ giúp nâng giá cá tra, đồng thời giảm bớt áp lực tài chính cho các nhà sản xuất và cung cấp cá tra. Tuy nhiên, đầu năm 2021, toàn cầu có sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm COVID-19, nhấn mạnh mối đe dọa tiếp tục của đại dịch này. Sự phục hồi của ngành hàng cá tra có thể bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí tình hình có thể đảo ngược. Việc bổ sung hoạt động kiểm tra biên giới ở Trung Quốc là một ví dụ về các trở ngại có liên quan đến đại dịch, và việc này có khả năng tồn tại trong một thời gian tiếp theo. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất, gia tăng sản lượng (theo kế hoạch) và đa dạng hóa sản phẩm để tăng khả năng phục hồi của ngành hàng cũng như bảo vệ các nhà sản xuất và kinh doanh cá tra của Việt Nam.

 

THEO NGUỒN TIN TỪ VASEP NGÀY 13/5/2021

Hải quan Trung Quốc tiếp tục chiến dịch kiểm soát chặt chẽ hàng nhập
khẩu thủy sản liên quan đến lây nhiễm COVID, đình chỉ NK từ các công ty Ecuador,
Indonesia, Pakistan và Nga vào cuối tuần qua.

Trung Quốc cấm thêm 5 công ty xuất khẩu thủy sản sau khi phát hiện COVID trên bao bì Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), công ty xuất khẩu tôm Ecuador Cultivo y
Exportacion Acuicola Ceaexport đã bị cấm nhập khẩu vào Trung Quốc trong một tuần
kể từ ngày 8/5. Kết quả xét nghiệm axit nucleic coronavirus dương tính đã được phát
hiện trên các mẫu lấy từ trong và ngoài bao bì sản phẩm của một lô tôm thẻ chân trắng.
Tháng 8/2020, bao bì sản phẩm của công ty cũng đã bị phát hiện dấu vết của COVID.
Trong khi đó, một tàu chế biến "Ministr Ishkov" của công ty đánh cá Nga Okeanrybfliot
đã bị gia hạn lệnh cấm thêm 2 tuần kể từ ngày 9/5, sau khi dấu vết coronavirus được
phát hiện thấy trong 4 mẫu bao bì bên ngoài của một lô cá minh thái đông lạnh.
Hai công ty thủy sản Indonesia - Sentral Benoa Utama và Sumberlaut Bengindo - cũng
bị Trung Quốc cấm nhập khẩu trong một tuần do sản phẩm thủy sản của họ không đạt
yêu cầu xét nghiệm axit nucleic coronavirus, GACC thông báo hôm 8/5.
Một mẫu cá ngừ đông lạnh từ Sentral Benoa Utama và một mẫu bao bì bên ngoài từ
một lô cá hồng đông lạnh từ Sumberlaut Bengindo cũng bị phát hiện có dấu vết của
coronavirus.
Son of the Sea, một nhà xuất khẩu thủy sản đông lạnh từ Pakistan, cũng bị cấm trong
một tuần kể từ ngày 9/5, liên quan đến lô cá bơn lưỡi trâu có bao bì bị phát hiện nhiễm
khuẩn.
Các lệnh cấm này cho thấy Trung Quốc vẫn đang áp dụng các biện pháp hạn chế nhập
khẩu cứng rắn, đặc biệt là đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu. Từ tháng 1/2020 đến
tháng 1 /2021, 467 lô sản phẩm thủy sản nhập khẩu (từ 5,6 kg đến 63.360kg lô) đã bị từ
chối, trong đó tôm thẻ chân trắng đông lạnh đứng đầu danh sách, theo dữ liệu của
GACC.
 

Kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi
trồng thủy sản tháng 5 năm 2021 tại 27 tỉnh đại diện cho 63 tỉnh,
thành phố trên cả nước  (15-06-2021)
Thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 phục vụ nuôi
trồng thủy sản. Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, II, III và chỉ đạo Trung tâm Khảo
nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định Nuôi trồng Thuỷ sản tiến hành quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng
thuỷ sản với 163 điểm quan trắc trên tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể, tôm hùm, cá rô phi và nuôi lồng bè nước ngọt tại 27 tỉnh
đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Từ đó đưa ra những khuyến cáo và có những giải pháp quản lý để tránh thiệt hại
do thời tiết gây ra cho các đối tượng thủy sản.

Cụ thể, đối với vùng nuôi tôm nước lợ: Chỉ tiêu quan trắc nhiệt
độ, pH, độ mặn, N-NO , P-PO H S, COD, tảo độc hại,
V.parahaemolyticus đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi tôm nước
lợ. Tại một số vùng nuôi nuôi như Hải Chính và Quất Lâm (Nam Định),
Quỳnh Bảng (Nghệ an), Võ Ninh (Quảng Bình), Hiền Thành (Quảng Trị),
Vinh Quang (Bình Định), Nam Cương (Ninh Thuận), Cà Mau, Kênh
Trường Sơn và sông Bạc Liêu – Trà Kha (Bến Tre), kênh 700 Tân Nam
(Sóc Trăng),… , có số chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép gồm DO giảm
thấp, N-NO (vượt 2 lần), N-NH (từ 1,1-10 lần) coliform (từ 6,7-15
lần), vibrio tổng số…., độ kiềm, TSS (1,2 lần), COD (từ 1,1-2 lần), mật độ
vi khuẩn Vibrio spp (từ 1,2 -5,5 lần).
Ngoài ra, một số vùng nuôi tôm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: kênh 9000 (Bạc Liêu), cửa Vinh Kim (Trà Vinh), kênh
700 Tân Nam, bến phà Đại Ân 1, cầu Cà Lăm (sóc Trăng), kênh Mương 7( Bạc Liêu), rạch cầu Ván (Bến Tre), độ mặn có giá trị
thấp hơn 5‰.
Hiện nay, chỉ số chất lượng nước (WQI) tại một số điểm quan trắc của Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Ninh Thuận,
Bình Thuận ở mức tốt và rất tốt cho nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, tại Quất Lâm (Nam Định), Quỳnh Bảng (Nghệ An), Xuân Phổ
(Hà Tĩnh), Hiền Thành (Quảng Trị), Đông Điền và Vinh Quang (Bình Định), Phú Yên, Bạc Liêu, Cà Mau, … chất lượng nước trung
bình và xấu. Do vậy, trước khi cấp nước vào ao nuôi, cần phải được xử lý theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Đối với vùng nuôi cá tra: Chỉ tiêu quan trắc gồm nhiệt độ, pH nằm trong giới hạn cho phép phù hợp cho nuôi cá tra. Tuy
nhiên, tại một số vùng nuôi nuôi như: cầu kênh ông Cò, Vịnh Tre, cầu chữ S, Vĩnh Xương, kênh Cái Sao, kênh Tây An, bến đò
Thuận Hưng, TT Tràm Chim và Tây An-An Nhơn lại có một số chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép gồm N-NO (từ 2-8 lần), N-NH
(từ 2-21 lần), P-PO (từ 2-18 lần), Aeromonas tổng số (2-7lần), TSS (1,7 lần). Đặc biệt, thủy vực TT Tràm Chim, các thông số
này rất cao (N-NH cao hơn GHCP từ 18-22 lần). Ngoài ra, ghi nhận sự hiện diện của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri với 4,1%
lượt quan trắc và 52% lượt quan trắc dương tính với Aeromonas hydrophilla.
Chỉ số chất lượng nước WQI hầu hết các điểm quan trắc đều ở mức tốt và rất tốt cho nuôi cá tra (chiếm 95% lượt quan
trắc). Song, tại kênh TT Tràm Chim và Tây An- An Nhơn có các thông số chỉ thị ô nhiễm cao nên chỉ đạt ở mức trung bình.
Đối với vùng nuôi nhuyễn thể: Các chỉ tiêu quan trắc nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, N-NO , N-NH , H S, mật độ tảo độc,
Vibrio tổng số, coliform nằm trong giới hạn cho phép phù hợp cho nuôi nhuyễn thể. Nhưng, tại Cồn Thủ, Nẹ (Thái Bình), Bắc Bãi
Ngang (Thanh Hoá),… có một số chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép bao gồm N-NH (từ 1,0-1,08 lần), coliform tổng số (từ 3-12
lần), vibrio tổng số (từ 1,1-21 lần) và tại Thái Bình có độ mặn giảm thấp (2‰).
Bên cạnh đó trong quá trình khảo sát, quan trắc vùng nuôi ngao ghi nhận xuất hiện các loài tảo có khả năng gây hại khi
nở hoa như  Chaetoceros spp., Skeletonema costatum, Euglena spp., Pseudoanabaena sp tại điểm quan trắc Bến Tre và Trà
Vinh, tuy nhiên chúng chưa ở mức gây hại cho ngao nuôi. Chỉ số chất lượng nước (WQI) tại các điểm quan trắc ở mức xấu đối với vùng nuôi Cồn Thủ, Nẹ (Thái Bình); còn lại các điểm ở mức tốt và rất tốt cho nuôi ngao.
Đối với vùng nuôi tôm hùm: Các yếu tố môi trường quan trắc về cơ bản phù hợp. Riêng ở Xuân Yên và Xuân Thành (Phú
Yên), Vạn Hưng và Trí Nguyên (Khánh Hòa) có hàm lượng N-NH vượt giới hạn cho phép từ 1,1-1,5 lần, DO thấp cục bộ tại
vùng ven bờ và vị trí đặt lồng nuôi ở Xuân Yên, Xuân Thành (Phú Yên) và Vạn Hưng (Khánh Hòa, mật độ vi khuẩn Vibrio spp.
vượt giới hạn cho phép từ 1,2-7,4 lần tại các khu nuôi tôm hùm tại Vạn Hưng, Vĩnh Nguyên, Bình Ba (Khánh Hòa) và Xuân
Phương, Xuân Yên, Xuân Thành (Phú Yên).
Bên cạnh đó phát hiện Tảo Peridinium sp. và Prorocentrum sp mật độ từ 250-5000 tế bào/lít xuất hiện ở một số vùng
nuôi. Chỉ số chất lượng nước (WQI) các điểm quan trắc tại Phú Yên và Khánh Hòa ở mức trung bình đến rất tốt phù hợp cho
nuôi tôm hùm lồng.
Vùng nuôi cá rô phi và nuôi cá lồng bè nước ngọt: Một số tỉnh phía Bắc cho thấy các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, DO, N-NO ,
H S, COD, N-NH , P-PO , thực vật phù du và tảo độc có giá trị nằm trong ngưỡng cho phép. Riêng điểm quan trắc Thung Nhai
tại Hoà Bình và Phúc Ninh tại Yên Bái có mật độ coliform tổng số vượt ngưỡng GHCP lần lượt là 7,7 lần và 17,0 lần. Tại một số
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy các chỉ tiêu N-NO , H S, COD, N-NH , P-PO đều vượt giới hạn cho phép (N-NO vượt
22 lần so với GHCP…)
Bên cạnh đó, chỉ số chất lượng nước (WQI) tại các điểm quan trắc ở mức tốt và rất tốt cho nuôi cá rô phi và nuôi cá lồng
bè nước ngọt. Chỉ số chất lượng WQI ở Thung Nhai, Long Thuận, Hồng Ngư… ở mức trung bình; tại Phúc Ninh, sông Tiền, Bình
Thạnh, Cao Lãnh, Thốt Nốt …ở mức xấu.
Về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng: Chưa phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng
trên các mẫu phân tích tại các điểm quan trắc, giám sát.

Trước hiện tượng bất thường của thời tiết, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với nuôi trồng thủy sản. Tổng cục
Thủy sản đã chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường
quản lý Nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng năm 2021. Cụ thể, triển khai ngay một số nội dung:
Trước hết cần tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; tăng cường quan trắc cảnh báo và giám sát môi trường
vùng nuôi; triển khai ngay các khuyến cáo qua các bản tin cảnh báo môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II,
III và đơn vị quan trắc của địa phương. Đồng thời, phổ biến và hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật ứng
phó biến động bất thường của thời tiết. Cần chú ý khẩu phần ăn, chế độ ăn cho phù hợp; thường xuyên quan sát diễn biến của
môi trường và thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm và chiều tối để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, hướng dẫn người nuôi trong phòng chống dịch bệnh thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Nếu có phát hiện thủy sản nuôi có dấu hiệu dịch bệnh, cần có biện pháp xử lý và báo cáo ngay với cơ quan chức năng theo quy
định. Hướng dẫn người nuôi làm tốt công tác cải tạo ao, đầm, chuẩn bị đủ các điều kiện để thả giống thủy sản nuôi, thả giống
với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật đồng thời chỉ thả giống khi điều kiện thời tiết phù hợp với thủy sản
nuôi. Thả giống chất lượng tốt…

Theo nguồn tin từ Tổng cục Thủy sản ngày 15/6/2021

Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc cần lưu ý gì để không bị trả lại?

Nguồn tin theo VASEP- 08:43 05/04/2022:

Đến ngày 11/3, có 52 lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam bị Trung Quốc trả về vì phát hiện SAR-CoV-2. Cục NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp kiểm soát an toàn thực phẩm, dịch bệnh và phòng chống COVID-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.

Nhiều lô hàng thủy sản bị Trung Quốc cảnh báo

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cho biết gần đây Trung Quốc đưa ra một số cảnh báo đối với một số doanh nghiệp thủy sản liên quan đến việc kiểm dịch virus SARS-COV-2 trên mặt ngoài/mặt trong bao bì, thành trong container và trong sản phẩm. 

Ngoài ra, nước này cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản về chỉ tiêu phosphate (cá, tôm đông lạnh, mực khô); bệnh thủy sản IHHNV, WSSV (tôm đông lạnh); kháng sinh cấm Chloramphnicol (ốc hương sống), Cadmium (cá cơm khô, tôm sú sống).

Theo  NAFIQAD, từ đầu năm đến ngày 11/3, có 52 lô hàng của 36 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam bị cảnh báo, trả về vì phát hiện virus trên mặt bao bì, kiện hàng và trên mẫu sản phẩm. 

Nguyên nhân là một số doanh nghiệp chưa nắm vững và đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc.

Theo đó, cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu đối với doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện SARS-COV-2 trong một thời gian. 

Tùy thuộc vào số lần bị phát hiện virus Sars-Cov-2 (trên bao bì hoặc thực phẩm), doanh nghiệp có thể bị đình chỉ thủ tục nhập khẩu trong vòng từ 1 – 4 tuần. Ngoài ra, cơ quan thẩm quyền của Trung Quốc cũng sẽ kiểm tra trực tuyến đối với doanh nghiệp.

Qua kiểm tra trực tuyến, phía Trung Quốc phản hồi về điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm như sau: một số điểm chưa phù hợp liên quan đến bố trí thực hành sản xuất, thực hành và giám sát thực hành vệ sinh trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, phía nhập khẩu cũng sẽ kiểm tra các biện pháp kiểm soát công tác phòng chống COVID-19 của các cơ sở cung cấp nguyên liệu/bán thành phẩm; bố trí ăn trưa cho công nhân trong khuôn viên nhà máy; biện pháp cách ly đối với công nhân bị nhiễm/nghi nhiễm COVID-19; quy trình triệu hồi lô hàng bị cảnh báo phát hiện SARS-CoV-2; quy trình, thao tác khử khuẩn bao bì, bán thành phẩm, xe vận chuyển…

52 lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam bị Trung Quốc trả về vì phát hiện virus SAR-CoV-2. (Ảnh minh họa: Jfood)

Đại diện NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp nhận thức đúng mức độ quan trọng của công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và phòng chống COVID-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.

Đồng thời, cập nhật và tuân thủ các quy định của Việt Nam và Trung Quốc về an toàn thực phẩm, có biện pháp kiểm soát chặt các chỉ tiêu mà Trung Quốc cảnh báo.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các khuyến cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Trong đó, doanh nghiệp cần quản lý người, phương tiện, vật tư ra vào nhà máy; quá trình sản xuất, bao gói, bốc xếp thành phẩm ra/vào kho, lên/xuống container: yêu cầu người tham gia các công đoạn này phải tuyệt đối mang khẩu trang 100% thời gian làm việc, thường xuyên khử trùng tay và định kỳ được xét nghiệm sàng lọc.

Đồng thời, thực hiện các biện pháp vệ sinh, làm sạch và khử trùng đối với bao bì sản phẩm trước, trong và sau khi sử dụng; chủ động lấy mẫu bao bì để xét nghiệm thẩm tra chỉ tiêu virus SARS-CoV-2.

Điều kiện xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Trước những quy định mới của thị trường Trung Quốc, NAFIQAD đã tổng hợp các điều kiện để doanh nghiệp thủy sản được phép xuất khủa sang Trung Quốc.

Đó là các cơ sở được NAFIQAD thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm và có tên trong danh sách được phép xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.

Các lô hàng được thẩm định, kèm theo chứng thư theo mẫu do NAFIQAD cấp theo mẫu quy định. Đồng thời, sản phẩm xuất khẩu nằm trong danh mục được Trung Quốc công nhận gồm 128 loài/ dạng sản phẩm và 48 loài thủy sản động vật thủy sản sống

Riêng cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống thì các cơ sở phải có tên trong danh sách riêng được Trung Quốc công nhận. Các cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải có tên trong danh sách được Trung Quốc công nhận.

Đồng thời, các cơ sở nuôi này phải được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản ở địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm/điều kiện vệ sinh thú y và được cấp mã số. Và được cơ quan thú y địa phương triển khai giám sát các bệnh TSV, MBV, WSSV, IHHNV của 3 giai đoạn nuôi.

Về tiêu chí phòng chống COVID-19, doanh nghiệp cần nghiên cứu hướng dẫn của FAO, WHO và áp dụng “Hướng dẫn phòng chống COVID-19” (bản cập nhật) ban hành tháng 2 của Trung Quốc, trong đó có một số điểm mới:

- Thiết lập hệ thống đăng ký sức khỏe cho nhân viên khi đi làm: công nhân mới phải có chứng nhận đã tiêm phòng COVID-19, kết quả xét nghiệm PCR trong vòng 48 giờ.

- Theo dõi sức khỏe nhân viên hàng ngày: thiết lập Sổ tình trạng sức khỏe (bao gồm 10 triệu chứng chủ yếu: sốt, ho khan, mệt mỏi, giảm khứu giác vị giác, nghẹt mũi, chảy mũi, đau họng, viêm kết mạc, đau cơ, đau bụng tiêu chảy).

- Xét nghiệm PCR đối với nhân viên: nhân viên tham gia sản xuất phải được test PCR. Nhân viên tại các vị trí rủi ro cao (vận chuyến, bốc dỡ, tháo container, khử trùng, xe nâng, quản kho, bao gói, lấy mẫu,… cần được tăng cường tần suất xét nghiệm phù hợp.

- Các loại chất khử trùng, cách sử dụng các chất khử trùng, đánh giá hiệu quả khử trùng.

Nguồn tin theo VASEP- 08:43 05/04/2022

Cá tra Việt Nam cần “nhanh chân” xuất khẩu sang Malaysia

 08:41 13/04/2022, theo VASEP

(vasep.com.vn) Ba tháng đầu năm nay, XK cá tra sang thị trường Malaysia đã tăng trưởng tích cực trở lại sau 3 năm dịch Covid-19 bị ảnh hưởng. Tính đến giữa tháng 3/2022, tổng giá trị XK cá tra đông lạnh sang thị trường này đạt 7,45 triệu USD, tăng 138% so với cùng kỳ năm trước.

Cá tra Việt Nam cần “nhanh chân” xuất khẩu sang Malaysia

Hiện nay, Malaysia là thị trường điểm đến của gần 40 doanh nghiệp cá tra Việt Nam với sản phẩm XK khá đa dạng như: cá tra phile đông lạnh, cá tra finger tẩm bột chiên sơ đông lạnh, cá tra formed tempura tẩm bột chiên sơ đông lạnh, cá tra nguyên con đông lạnh, cá tra cắt khúc/miếng đông lạnh, bong bóng cá tra sấy…

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Malaysia là một trong ba thị trường XK cá tra tiềm năng nhất trong khối ASEAN (cùng Thái Lan và Singapore). Kể từ khi dịch xảy ra, hoạt động giao thương sang thị trường này gián đoạn và giảm sút trong nhiều tháng liên tiếp. Sự phục hồi kinh tế, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của nước này đang tăng, trong đó nhu cầu nhập các sản phẩm Halal cũng tăng mạnh. Đây có thể là cơ hội tốt cho các DN XK cá tra Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này.

Cho tới thời điểm này, Việt Nam và Trung Quốc vẫn là hai thị trường cung cấp hàng đầu sản phẩm cá thịt trắng của Malaysia. Trong đó, Việt Nam dẫn đầu, chiếm gần 50% tổng giá trị NK cá thịt trắng của Malaysia. Đứng sau Việt Nam, các DN XK Trung Quốc cũng đang tích cực XK sản phẩm cá minh thái (pollock), cá tuyết cod, cá rô phi sang thị trường này.

Tháng trước, ngày 18/3, Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) đã thông cáo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với Malaysia. Dựa trên hệ thống thương mại đa phương tuân theo các quy tắc, RCEP sẽ tạo điều kiện cho Malaysia hội nhập sâu rộng hơn vào nền thương mại, đầu tư tự do toàn cầu nhờ xóa bỏ khoảng 90% thuế quan giữa các nước thành viên.

RCEP có hiệu lực, Malaysia mong muốn thúc đẩy XK, đầu tư sang Việt Nam, mặt khác cũng mong muốn phát triển giao thương với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thủy sản. Cho nên, nếu tận dụng lợi thế, thời điểm cơ hội, XK cá tra sang Malaysia sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Top 10 doanh nghiệp XK cá tra sang thị trường Malaysia, T1-T2/2022

(Nguồn: VASEP tổng hợp, mang tính chất tham khảo)

STT

Doanh nghiệp

1

Công ty TNHH Thủy sản Phát Tiến

2

Công ty Cổ phần Thủy sản Hải Hương

3

Công ty CP Thủy sản Trường Giang

4

Công ty CP Thực phẩm QVD Đồng Tháp

5

Công ty TNHH Cá Việt Nam

6

Công ty Cổ phần Gò Đàng

7

Công ty CP Nam Việt

8

Công ty TNHH KD Thủy Hải sản Biển Đông

9

Công ty TNHH XNK MQ SEAFOOD

10

Công ty TNHH MTV XNK Thủy sản Đông Á

08:37 15/04/2022, theo VASEP.

Doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ quy định mới mà EU vừa ban hành về dư lượng thủy ngân có trong thủy sản, dao động từ 0,3 đến 1μg/kg, tùy loại sản phẩm.

Từ đầu tháng 5/2022, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU cần lưu ý quy định mới dư lượng thủy ngân.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, Ủy ban châu Âu vừa ban hành quy định số 2022/617, thay thế quy định 1881/2006 về dư lượng tối đa của thủy ngân trong thủy sản và muối.

Theo đó, dư lượng thủy ngân có trong thủy sản dao động từ 0,3 đến 1μg/kg, tùy loại sản phẩm. Dư lượng thủy ngân trong muối tối đa là 0, 1μg/kg.

Đối với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường, sản phẩm sẽ được tiêu thụ đến hết hạn sử dụng của sản phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và muối cần lưu ý quy định mới của EU,  có hiệu lực từ ngày 3/5/2022.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu tỷ USD của thủy sản Việt Nam. Năm 2021, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu, nhất là vào giai đoạn quý III khiến cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại về mục tiêu xuất khẩu  8,8 tỷ USD. Nhưng kết thúc năm 2021, kết quả xuất khẩu thủy sản đã vượt cả mong đợi với trên 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đạt trên 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020 và chiếm 12% tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản.  Những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này là Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp. Đây là kết quả tương đối tích cực, nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước đại dịch Covid-19, cước phí vận tải tăng lên những mức cao kỷ lục trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU vẫn chưa được gỡ thẻ vàng IUU. 

Dư địa tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang EU được đánh giá rất lớn, nhất là với cú hích EVFTA đã có hiệu lực từ tháng 8/2020. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường này.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Về cam kết trong EVFTA đối với ngành hàng thủy sản, EU xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, trong đó phần lớn các sản phẩm có mức thuế cao từ 6 - 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh…

Đối với những sản phẩm thủy sản có lộ trình giảm thuế từ 3 đến 7 năm bao gồm: 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5 - 26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3 - 7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ…

Riêng mặt hàng cá ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm.

Phương Linh

(Theo baodautu.vn)

08:38 20/04/2022, theo VASEP

Dù Trung Quốc vẫn kiên định với chính sách Zero COVID, nhiều trung tâm thủy sản lớn bị phong tỏa, song xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong quý I vẫn tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, đạt 326 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh bất chấp Zero COVID

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 3, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 182 triệu USD, tăng 2,2 lần so với tháng 2. Tính chung quý I, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 326 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Phạm Mơ)

Như vậy, dù Trung Quốc vừa trải qua làn sóng COVID-19 với số ca nhiễm mới tăng đột biến, phong tỏa nhiều thủ phủ thủy sản như Quảng Đông, Thượng Hải, siết chặt quy trình nhập khẩu thực phẩm… nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng trưởng tốt.

Trao đổi với người viết, bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO. cho biết việc Trung Quốc kiên định với chính sách Zero COVID-19, tăng cường kiểm dịch với thủy sản đông lạnh là khó khăn chung của tất cả thị trường xuất khẩu thủy sản, không riêng Việt Nam.

“Nhìn chung, việc phong tỏa, kiểm dịch ở Trung Quốc cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu thủy sản vì các doanh nghiệp đã quen và thích nghi với điều này trong hai năm qua.

Cho dù bị ảnh hưởng cũng không đáng kể, bởi nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc đang rất cao”, bà Hằng nói.

Về xuất khẩu cá tra, CTCK BIDV (BSC) cho biết hai tuần sau khi Trung Quốc công bố việc phong tỏa nhiều thành phố, xuất khẩu mặt hàng này chưa có dấu hiệu sụt giảm.

Trong quý I, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc ước đạt 65.000 tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng 87% về lượng và tăng 2,6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá bán cá tra trung bình đạt 2.530 USD/tấn, tăng 74%.

BSC cho rằng Trung Quốc sẽ dần tiến tới việc mở cửa trở lại và khi đó mức tiêu thụ cá tra của nước này ngang với Mỹ. Đây sẽ là nhân tố quyết định đà tăng trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm nay.

Còn về mặt hàng tôm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết sau khi giảm mạnh 22% trong năm 2021, xuất khẩu tôm đã có tín hiệu phục hồi tăng trưởng tốt vào đầu năm nay.

2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 40 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP dự báo năm 2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh. Tuy vậy, các quy định và rào cản của Trung Quốc vẫn khắt khe, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần đảm bảo công tác kiểm soát và phòng chống COVID-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu tôm vào Trung Quốc.

Với những tín hiệu tích cực trong quý I của nhiều mặt hàng thủy hải sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng triển vọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc sẽ khả quan trong năm 2022.

Tham gia vào thị trường, doanh nghiệp phải chấp nhận luật chơi

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) từ đầu năm đến ngày 11/3, có 52 lô hàng của 36 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam bị cảnh báo, trả về vì phát hiện virus trên mặt bao bì, kiện hàng và trên mẫu sản phẩm.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản về chỉ tiêu phosphate (cá, tôm đông lạnh, mực khô); bệnh thủy sản IHHNV, WSSV (tôm đông lạnh); kháng sinh cấm Chloramphnicol (ốc hương sống), Cadmium (cá cơm khô, tôm sú sống).

Nguyên nhân là một số doanh nghiệp chưa nắm vững và đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc cảnh báo nhiều doanh nghiệp Việt vì phát hiện virus SAR-CoV-2 trên bao bì

Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu đối với doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và cũng tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện SARS-COV-2 trong một thời gian.

Tùy thuộc vào số lần bị phát hiện virus Sars-Cov-2 (trên bao bì hoặc thực phẩm), doanh nghiệp có thể bị đình chỉ thủ tục nhập khẩu trong vòng từ 1 – 4 tuần.

Bà Lê Hằng cho rằng: “Các doanh nghiệp có lô hàng bị Trung Quốc cảnh báo, trả về sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, song xét về tổng thể ngành thì không chịu tác động lớn.

Khi doanh nghiệp xác định tham gia xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản thì phải tìm hiểu và đáp ứng các quy định nhập khẩu. Các thị trường đang ngày càng khó tính, đặc biệt là Trung Quốc. Do vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm dịch thực phẩm là tất yếu”.

Bà Hằng cho rằng ở giai đoạn này, khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bật sau hai năm dồn nén, các nhà nhập khẩu có thể dễ tính hơn một chút.

Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 và căng thẳng Nga – Ukraine lắng xuống thì các thị trường có thể sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng và nhiều rào cản khác.

Cùng quan điểm, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP đánh giá doanh nghiệp Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang Trung Quốc bởi sức tiêu thụ của thị trường hơn một tỷ dân là vô cùng lớn.

“Điều quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là thị trường tiêu thụ tốt. Còn mỗi quốc gia sẽ có những chính sách, rào cản kỹ thuật, doanh nghiệp muốn vào thị trường thì phải tuân thủ, không còn cách nào khác”, ông Hòe nói.

Phương Linh

(Theo vietnambiz.vn)

07:28 23/04/2022, theo VASEP

Xuất khẩu thủy sản đang có sự hồi phục ấn tượng khi tăng trưởng đạt mức hai con số ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, hàng loạt chi phí đầu vào liên tục tăng mạnh, đặc biệt một số quy định bất cập khiến doanh nghiệp (DN) tốn hàng trăm tỷ đồng.

Phí chồng phí

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, cho biết, từ đầu năm đến nay, DN không thiếu đơn hàng để chế biến nhưng luôn trong trạng thái lo âu vì sợ lỡ chuyến, khó giao hàng. Theo ông Lĩnh, hiện giá cước vận tải biển để xuất hàng đi các thị trường còn cao hơn mức đỉnh của năm ngoái. Giá cước đi tuyến châu Á, như Thái Lan đã lên khoảng 1.600-2.500 USD/container, đi các cảng bờ Tây (Mỹ) khoảng 12.000-14.000 USD/container. Còn với bờ Đông (Mỹ), giá lên tới 19.000-22.000 USD/container nhưng rất ít hãng tàu nhận vận chuyển, số chuyến có tháng còn bị cắt giảm. Trong khi đó, chi phí vận tải đến thị trường Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi, gấp ba lần so với cuối năm 2021. Nguyên nhân là các cảng biển tại Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn siết chặt kiểm soát dịch COVID-19, hoạt động hạn chế gây ra ùn tắc tàu tại cảng, dẫn đến lượng container đang kẹt ở đây rất lớn.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, nói rằng, không chỉ giá cước vận tải tăng, DN thủy sản đang đối mặt tình trạng phí chồng phí khi hàng loạt vật tư đầu vào đều đồng loạt “bắt tay” tăng giá. Hiện, giá tôm giống mà công ty nhập về đều tăng 5-7%; giá cá giống tăng từ 25-30%. Còn thức ăn thủy sản tăng giá trên 5%. Đáng ngại hơn, giá một số hóa chất sử dụng trong nuôi trồng tôm tăng tới 20-30%.

“Điều này gây áp lực cho DN khi chi phí sản phẩm đang đội lên rất nhiều, trong khi các đối tác chỉ chấp nhận mức tăng giá sản phẩm tối đa 10-15%. Người mua chưa sẵn sàng mở hầu bao để chấp nhận mức giá mới. Nếu tăng giá bán cao, người tiêu dùng có thể chuyển qua sử dụng những thực phẩm thay thế hoặc từ nguồn hàng nước khác có giá thấp hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh tỉ giá hối đoái của Việt Nam ở mức thấp, hàng của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước khác, DN rất dễ đối diện nguy cơ mất khách hàng”, ông Lực nói.

Các doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng sớm được cởi trói các quy định bất cập

Mong sớm bỏ các quy định bất cập

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản đang có sự hồi phục tích cực khi 3 tháng đầu năm đạt 2,4 tỷ USD (tăng 38,7% so với cùng kỳ năm ngoái). Đây là mức tăng kỷ lục tính theo quý từ trước đến nay. Đặc biệt, mặt hàng cá tra sau thời gian dài ảm đạm, nay trở lại tăng giá mạnh nhất, với giá trị ước đạt 646 triệu USD (tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái).

Theo ông Hòe, hiện nhu cầu thủy sản ở các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh… đang rất lớn, giúp các DN Việt Nam đầy ắp đơn hàng từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, các DN thủy sản đang phải tốn hàng trăm tỷ đồng chi phí vì các quy định bất cập, như việc TPHCM thu phí hạ tầng cảng biển từ đầu tháng 4, việc kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh đối với những nguyên liệu nhập khẩu dùng làm thực phẩm chế biến xuất khẩu... “Riêng 2 quy định này khiến DN thủy sản rất chật vật, ảnh hưởng đến hoạt động. Chúng tôi đang kiến nghị Chính phủ, HĐND và UBND TPHCM tạm dừng thu khoản phí cảng biển đến cuối năm nay, hoặc sang đến năm sau. Ngoài ra, DN rất mong chờ trong quý 2 này, Bộ NN&PTNT sớm bãi bỏ quy định kiểm dịch đối với thủy sản nhập khẩu đông lạnh, để DN có sức hồi phục, tạo bước đột phá trong năm nay”, ông Hòe nói.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, kết quả sản xuất, xuất khẩu thủy sản trong quý 1 rất khởi sắc. Tuy nhiên, việc tăng trưởng hiện nay vẫn chưa thật sự bền vững khi chi phí đầu vào các mặt hàng tiếp tục có xu hướng tăng cao. “Bộ NN&PTNT đang theo dõi sát tình hình thị trường, giá cả các vật tư đầu vào, nhất là mặt hàng thức ăn chăn nuôi. Bộ đang tiếp tục kiến nghị chính sách hỗ trợ DN về vốn và thuế”, ông Tiến nói.

Về việc tháo gỡ thủ tục hành chính, theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ vừa ban dự thảo sửa đổi Thông tư 26/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo hướng không thực hiện kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh nhập khẩu dùng làm thực phẩm để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước. Dự thảo lấy ý kiến từ giữa tháng 4 và dự kiến hoàn thành sửa đổi trong quý 2 năm nay.

Phương Linh

(Theo cafef.vn)

(04-04-2022), theo TT từ trang điện tử của Tổng cục thủy sản

Ngày 1.4.2022, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (NAFIQAD) đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức “Hội nghị xử lý các vấn đề vướng mắc kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến; do Phó Cục trưởng Lê Bá Anh chủ trì.

NAFIQAD: xử lý vướng mắc kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc

Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhìn nhận, đánh giá hiện trạng, từ đó tìm kiếm giải pháp xử lý những vướng mắc kỹ thuật trong xuất khẩu nông lâm thủy sản vào thị trường Trung Quốc, bao gồm các quy định, yêu cầu về vệ sinh ATTP, kiểm dịch thủy sản/ động vật/ thực vật và phòng chống, kiểm soát COVID-19 trong xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Trung Quốc; Tình hình chất lượng, ATTP, an toàn dịch bệnh trong chế biến, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc; Thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc.

Nội dung được đại biểu tham dự hội nghị quan tâm nhất chính là phần thảo luận và giải đáp thắc mắc; Theo đó, lãnh đạo các Cục (Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bảo vệ thực vật, Thú y, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) và Văn phòng SPS Việt Nam lần lượt trả lời các câu hỏi của đại biểu, giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua. Đây chính là mối quan tâm chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã yêu cầu NAFIQAD phối hợp với các Cục trực thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan khác tổ chức hội nghị này.

http://www.nafiqad.gov.vn/quy-dinh-cua-trung-quoc_t221c323n334

Trên đây là đường link tài liệu kỹ thuật do NAFIQAD cung cấp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có thể chủ động tra cứu thông tin về các quy định của Trung Quốc. Tại đó, NAFIQAD đã cập nhật Lệnh 248, 249 thay thế Lệnh 145 về đăng ký, công nhận và quản lý cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển thực phẩm; cập nhật tài liệu hướng dẫn đăng ký, sử dụng phần mềm SINGLEWINDOW của GACC.

Kiểm tra trực tuyến của Trung Quốc

Một số quy định mới của Trung Quốc đã được cán bộ kỹ thuật của NAFIQAD diễn giải tại hội nghị, theo Thông báo số 103 của Hải quan Trung Quốc, các hoạt động bốc dỡ, đóng công, tháo công (container), khử trùng, bao gói đều là những công đoạn mà Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải tiến hành xét nghiệm PCR. Nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ nhập khẩu 2-4 tuần. Có hai nguyên nhân phổ biến: Một là, một số doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định của Trung Quốc; Hai là, một số chưa nắm vững nội dung của các quy định để từ đó triển khai một cách hiệu quả. Phía Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; đồng thời sẽ kiểm tra trực tuyến (bên cạnh việc tạm dừng nhập khẩu trong một thời gian).

Theo Phòng Quản lý chất lượng (NAFIQAD), đối với việc kiểm tra trực tuyến dấu vết của SARS-CoV-2, những doanh nghiệp Việt Nam chưa được Trung Quốc kiểm tra thì nên chủ động rà soát tại cơ sở mình. Các nhà máy có bố trí bếp ăn cho công nhân cũng phải có biện pháp cụ thể, tránh lây nhiễm Covid-19 khi tổ chức ăn tại nhà máy cho công nhân. Một ví dụ về việc kiểm tra trực tuyến: phía Trung Quốc hỏi doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện khử trùng bằng gì. Việt Nam trả lời: khử trùng bằng cồn 70 độ. Trung Quốc yêu cầu đo luôn nồng độ cồn. Kết quả: không đạt. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải xác định rõ về việc nỗ lực thích ứng, không hiểu nội dung nào thì nhờ cơ quan chuyên môn hỗ trợ, giải đáp. Đó là cách duy nhất để doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam được Trung Quốc chấp nhận.

Cam kết của NAFIQAD 

Trên tinh thần chia sẻ thông tin công khai, minh bạch, rõ ràng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Lê Bá Anh nhận định, phần lớn câu hỏi của các đại biểu tham dự hội nghị đã được giải đáp tương đối thỏa đáng. Ông cảm ơn sự tham gia tích cực của các đơn vị, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng vì lợi ích của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vì lợi ích quốc gia.

Kết thúc Hội nghị, ông Lê Bá Anh nhấn mạnh: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thay thế Bộ Y tế kiểm soát dịch bệnh Covid-19; Tất cả những hướng dẫn của NAFIQAD liên quan đến vấn đề SARS-CoV-2/ Covid-19 đều chỉ để hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam thực hiện đúng theo các quy định của Trung Quốc. Ông cho biết, ngoài bản tiếng Trung thì phía Trung Quốc cũng có bản tiếng Anh, vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động tra cứu để nắm bắt thông tin. Việt Nam đã có cơ chế phối hợp với Hải quan Trung Quốc trong việc trao đổi nhanh chóng, giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu (nhất là các nội dung liên quan đến Covid-19).

NAFIQAD  cam kết: Mọi vấn đề trong thẩm quyền của mình, NAFIQAD  sẽ giải quyết triệt để. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung Quốc cũng như của Hải Quan Trung Quốc nói riêng, NAFIQAD  sẽ cố gắng xử lý và giải quyết nhanh nhất có thể. Đặc biệt, ông Lê Bá Anh đã cam kết riêng với lĩnh vực thủy sản sẽ giải quyết nhanh chóng nhất, giúp việc xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc được thông suốt.

Ngọc Thúy – FICen

 08:26 29/04/2022, Theo TT từ VASEP

Tính đến 15/4/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước ước đạt 208,83 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên theo nhận định của chuyên gia, chi phí vận chuyển, logistics tăng cao suốt 2 năm qua chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, cộng hưởng với xung đột Nga - Ukraine sẽ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý II và những tháng cuối năm 2022.

Doanh nghiệp “đau đầu” vì chi phí logistics

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của nước ta phục hồi mạnh mẽ khi tăng cả về lượng và giá trị ở nhiều nhóm hàng. Tình hình tiêu thụ nhóm nông, lâm, thủy sản hiện rất thuận lợi, do nhu cầu nhóm hàng nông sản trên thế giới hiện nay đang rất cao. Thống kê đến 15/4/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 104,34 tỷ USD, tăng 14,4% (tăng 13,15 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Chi phí logistics tiếp tục là thách thức cho xuất nhập khẩu

Tuy nhiên ông Trần Thanh Hải cũng cảnh báo, bên cạnh yếu tố thuận lợi, thời gian tới xuất khẩu hàng hoá sẽ phải đối mặt khó khăn nhất định. Tại Trung Quốc, khi tình trạng dịch bệnh lan truyền có thể tại các cảng của Trung Quốc cũng sẽ bị ùn tắc, điều đó sẽ tiếp tục kéo dài thời gian vận chuyển, đẩy giá cước tiếp tục duy trì ở mức cao. Đáng lo ngại nhất là chi phí vận chuyển, logistics 2 năm vừa qua do tác động của dịch Covid-19 đã đẩy giá cước vận tải biển tăng 4-6 lần, đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đại diện nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng chia sẻ họ đang “đau đầu” vì cước vận chuyển liên tục lập đỉnh mới. Cụ thể, cước vận tải biển đi Mỹ từ mức 3.000 USD/container trước dịch Covid-19 hiện nay đã lên từ 13.000 - 14.000 USD/container đi bờ Tây, còn đi bờ Đông là 17.000 USD/container. Cước tàu đi châu Âu dao động từ 12.000 - 14.000 USD/container. Tương tự, cước tàu đi Trung Đông hiện đã ở mức từ 10.000 - 11.000 USD/container.

Ông Trương Tiến Dũng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT) cho biết, chi phí đầu vào từ nguyên liệu, phụ liệu, bao bì đều tăng, cộng với chi phí logistics đường biển neo ở mức cao đang là thách thức lớn nhất của hầu hết doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hiện nay. “Dù chi phí tăng nhưng doanh nghiệp thực phẩm khó nâng giá bán do đã ký hợp đồng xuất khẩu từ trước và giữ bình ổn giá cho sản phẩm tiêu dùng trong nước. Các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì sản xuất để tạo việc làm cho người lao động…” - ông Trương Tiến Dũng chia sẻ.

Năm 2022 phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu 6 - 8%

Đề cập đến khả năng tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới của Việt Nam, ông Trần Thanh Hải cho hay, Bộ Công thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 6 - 8% so với năm 2021, đạt khoảng 363 tỷ USD; duy trì cán cân thương mại ở mức xuất siêu. Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới, việc tận dụng ưu thế từ các FTA vẫn là sự quan tâm lớn nhất.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương cũng sẽ tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội ưu đãi từ các FTA. Gần đây, Việt Nam liên tiếp có những FTA ở quy mô lớn với mức độ cam kết sâu như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA), FTA Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Đây đều là các FTA với các đối tác thương mại quy mô rất lớn của Việt Nam, trên thực tế đã phát huy tác dụng đáng kể.

Trong CPTPP, các quốc gia mới tham gia FTA với Việt Nam như Peru, Mexico..., mức tăng trưởng trong xuất khẩu đều đạt từ 25 - 35%, thể hiện rất rõ cơ hội cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với cam kết sâu hơn cũng như tạo thuận lợi rõ ràng hơn, các doanh nghiệp cũng có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng tích cực cùng với các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp đang đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư đổi mới phương thức điều hành, vận chuyển sao cho hợp lý cũng như phát triển mạnh đội tàu biển Việt Nam trong tương lai nhằm giảm chi phí logistics.

Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết thêm, trong năm 2022, đơn vị tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cho hàng hoá Việt Nam. Trong đó, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại dành 80,41% kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Các hoạt động được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến chủ yếu tập trung vào việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế ở nước ngoài; tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế tại Việt Nam đối với sản phẩm xuất khẩu; tổ chức đoàn giao dịch thương mại ở nước ngoài…

Chuyển dịch xuất khẩu hàng hóa theo chiều sâu

Để tăng cường xuất khẩu hàng hóa, tận dụng lợi thế từ các FTA, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030. Mục tiêu của Chiến lược đặt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021-2030; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu; đa dạng hóa thị trường, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Phương Linh

(Theo thoibaotaichinhvietnam.vn)

'Thương hiệu sản phẩm luôn phải đi đôi với chất lượng và đảm bảo được nguồn cung ổn định cho thị trường', ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ.

Gần 2.000 doanh nghiệp đã được cấp mã số sản phẩm xuất khẩu

Thưa ông, theo thống kê, thị trường Trung Quốc hiện chiếm 50 đến 55% tổng lượng nông sản, rau quả tươi xuất khẩu của Việt Nam, vậy làm thế nào để hoạt động xuất khẩu nông sản của chúng ta không bị ảnh hưởng trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt quản lý an toàn thực phẩm, quản lý rủi ro liên quan đến dịch bệnh lên hàng hóa xuất nhập khẩu?

Trung Quốc là thị trường lớn và truyền thống của Việt Nam. Quốc gia này vừa xuất khẩu nông sản, vừa nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Trung bình mỗi năm Trung Quốc nhập từ 160-170 tỷ USD tất cả các loại nông sản, thực phẩm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc có rất nhiều thay đổi trong chính sách cũng như hệ thống quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Các quy định của họ ngày một chặt chẽ hơn. Trung Quốc yêu cầu các quốc gia xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm vào thị trường trong nước phải đăng ký danh sách và cấp mã số.

Tính đến ngày 17/5/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 2.069 mã số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật cho 1.993 doanh nghiệp của Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, theo qui định của Trung Quốc, đây mới chỉ là giai đoạn đầu cho việc đăng ký xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp hiện đã được cấp mã số cần tiếp tục hoàn thiện việc bổ sung hồ sơ của từng doanh nghiệp từ nay đến 30/6/2023 theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc tại Công hàm 353/2021: giấy phép kinh doanh, các hồ sơ liên quan đến quản lý, giám sát chế biến sản phẩm; hồ sơ liên quan đến các vấn đề kiểm soát các mối mất an toàn thực phẩm, nhất là phòng chống lây nhiễm chéo dịch bệnh lên bao bì, phương tiện vận chuyển nông sản thực phẩm.

Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách “Zero Covid”, nên họ rất chú trọng đến vấn đề phòng chống lây nhiễm virus Covid-19. Các bao bì, sản phẩm thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc được phía bạn giám sát rất chặt chẽ. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong vấn đề thông quan hàng hóa thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc không chỉ Việt Nam mà cả các quốc gia khác, gây ra hiện tượng ùn ứ xe chở hàng hóa như trong thời gian cuối năm vừa rồi và những tháng đầu năm 2022.

Vậy trong thời gian qua, Văn phòng SPS Việt Nam đã tiếp nhận thông tin về các vụ việc liên quan đến hiện tượng lây nhiễm chéo virus Covid-19 trên bao bì, sản phẩm như thế nào?

Thực tế trong 2 năm vừa qua, Trung Quốc có rất nhiều thông báo cũng như cảnh báo về việc nhiễm chéo virus Covid-19 trên bao bì sản phẩm, trong đó có trường hợp xảy ra với sản phẩm hoa quả tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên số lượng chưa phải nhiều và thông thường, khi phát hiện như vậy thì phía bạn dừng thông quan và thông báo cho chúng ta có biện pháp khắc phục. Rất nhiều lô thanh long và gần đây là chuối bị phát hiện hiện có nhiễm Covid trên bao bì.

Liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phổ biến tất cả các quy định của FAO đến các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản để đảm bảo làm sao đảm bảo thực hành tốt việc giãn cách và cách ly tránh được việc lây nhiễm chéo Covid trên bao bì sản phẩm cũng như các container chứa hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc.

Cơ bản hoàn tất đánh giá rủi ro với khoai lang, sầu riêng

Thưa ông, việc phối hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm đánh giá rủi ro và kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Đối với tất cả hàng hóa là thực phẩm thì việc đánh giá rủi ro sẽ do Cục An toàn Thực phẩm xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan Trung Quốc) đảm trách. Và chúng ta đã biết, Trung Quốc có rất nhiều đối tác thương mại lớn và rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, trong khi nguồn lực hạn chế. Cho nên việc đánh giá rủi ro của sản phẩm thực phẩm gặp nhiều khó khăn, việc chậm trễ là chuyện không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên cần phải ghi nhận rằng, Trung Quốc có rất nhiều ưu đãi cho các sản phẩm thực phẩm, rau quả của Việt Nam. Thời gian qua, chúng ta có 9 loại quả xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, trong thời gian tới sẽ thêm sầu riêng, khoai lang, chanh leo…, trong đó sầu riêng, khoai lang đã cơ bản hoàn tất đánh giá rủi ro.

Trung Quốc đã đồng ý cho chúng ta thí điểm xuất khẩu đối với chanh leo qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây.

Trung Quốc đã đồng ý cho chúng ta thí điểm xuất khẩu đối với chanh leo qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây.

Theo thông báo từ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh tại Công điện TCO CĐ 1120 26/11/2021, Trung Quốc đã đồng ý cho chúng ta thí điểm xuất khẩu đối với chanh leo qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây. Do vậy, các doanh nghiệp, địa phương cần quan tâm đến vấn đề này, phối hợp tốt với Cục Bảo vệ thực vật để đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Quốc, nhất là các điều kiện như mã số vùng trồng, điều kiện của cơ sở đóng gói, điều kiện để đăng ký doanh nghiệp. Việc này chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tôi được biết hiện tại chưa có doanh nghiệp xuất khẩu chanh leo nào của Việt Nam đăng ký cũng như triển khai các hoạt động liên quan đến các yêu cầu từ thị trường Trung Quốc.

Theo ông, vì sao các doanh nghiệp xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc chưa đăng ký để hoàn thiện hồ sơ thủ tục xuất khẩu chính ngạch theo yêu cầu của nước bạn?

Một phần nguyên nhân là Bộ NN-PTNT mới tiếp nhận được thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc nên triển khai chưa mạnh mẽ. Thêm vào đó, những năm vừa qua việc sản xuất chanh leo gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, mất mùa.

Bây giờ, muốn có chất lượng sản phẩm tốt thì chúng ta cần xây dựng vùng trồng cũng như có biện pháp phù hợp để kiểm soát vấn đề dịch bệnh. Đặc biệt phải xây dựng vùng nguyên liệu tốt và sản phẩm tốt. Nếu không, dù chúng ta có xúc tiến thương mại như thế nào, mở cửa thị trường ra sao thì cuối cùng cũng không có hàng đáp ứng tiêu chuẩn để bán.

Chúng ta vẫn nói về việc xây dựng thương hiệu, mà thương hiệu luôn phải đi đôi với chất lượng và đảm bảo được nguồn cung sản phẩm cho thị trường. Còn nếu chúng ta có chất lượng nhưng không đảm bảo nguồn cung ở các thời điểm mà thị trường cần, thì nó sẽ tạo ra sự đứt gãy trong cung – cầu, làm nản lòng người tiêu dùng.

Thêm vào đó, chúng ta cũng phải đẩy mạnh các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại cho nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, nhất là với từng mặt hàng chủ lực như thanh long, mít, xoài, dứa, chanh leo hay sầu riêng...

Với vai trò là cơ quan kết nối phát triển thị trường nông sản, khi dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc được kiểm soát, chúng tôi sẽ tăng cường kết nối với các tập đoàn, đầu mối tiêu thụ nông sản lớn của nước bạn để đưa sản phẩm của chúng ta vào thị trường này.

Chìa khóa thành công: Áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt

Thời gian tới, Văn phòng SPS sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp như thế nào để thực hiện Lệnh 248, 249 của nước bạn?

Chúng ta phải xác định một cách rõ ràng, nông sản có chất lượng mới tạo ra thương hiệu. Cho nên các địa phương tùy vào từng mặt hàng chủ lực của mình phải xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng. Song song với đó là các chương trình thực hành sản xuất tốt đối với từng loại hoa quả như VietGAP, GlobalGAP…

Việc áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt là chìa khóa để chúng ta có được sản phẩm chất lượng tốt cũng như sự tín nhiệm của thị trường. Nếu chúng ta không đảm bảo được điều này thì các loại rau quả tươi của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Sầu riêng cơ bản hoàn tất đánh giá rủi ro để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Sầu riêng cơ bản hoàn tất đánh giá rủi ro để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Đặc biệt, khi Lệnh 248 và 249 được ban hành, phía bạn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để kiểm tra online. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn còn một số doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tốt dù đã được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn.

Ví dụ, trong các nhà máy chế biến thực phẩm, phải hạn chế không cho các loại côn trùng, chim, động vật vào kho vì có thể mang vi sinh vật. Chim có thể mang mầm bệnh cúm gia cầm, còn phân rác có thể nhiễm vi khuẩn E.coli hay Salmonella. Chó, mèo có thể lây nhiễm mầm bệnh, ký sinh trùng từ phân, nước tiểu... Bên cạnh đó, phải có chương trình phòng trừ côn trùng hại, động vật gây hại trong nhà máy chế biến và khu chế biến.

Sắp tới, Văn phòng SPS sẽ phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam để triển khai các hoạt động tập huấn cho địa phương và doanh nghiệp thực hiện quy định của Lệnh 248 và 249 theo các chủ đề phù hợp với từng ngành hàng, từng nhóm doanh nghiệp và địa phương có điều kiện tương đồng. Qua đó đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Xin cảm ơn ông!

08:20 23/05/2022, thoe VASEP

Ngành hàng cá tra của tỉnh Đồng Tháp hiện đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang 134 quốc gia, trong đó có các thị trường cao cấp như châu Âu và Mỹ.

Dong Thap: Hinh thanh vung san xuat chuyen canh nuoi ca tra quy mo lon hinh anh 1

Huyện Hồng Ngự là một trong những địa phương sản xuất nhiều cá tra bột và cá tra giống ở tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Nhựt An/TTXVN)

Ngành hàng cá tra là một trong 6 ngành hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp và hiện nay tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn tại các huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Châu Thành và huyện Cao Lãnh.

Tỉnh Đồng Tháp đã cấp mã số nhận diện vùng nuôi với gần 100% diện tích nuôi cá tra thương phẩm; trong đó, 60% diện tích thả nuôi cá tra đạt chuẩn quốc tế.

Các vùng sản xuất cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã được cấp 368 mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm với diện tích hơn 1.509ha; sản xuất theo quy trình, quy chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC và tương đương với diện tích 827ha chiếm trên 55% diện tích nuôi; có 96 cơ sở thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, sát hạch kiến thức về an toàn thực phẩm cho 328 lượt người là chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp.

Đồng thời, cấp 41 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm...Qua đó, kịp thời khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi các yếu tố bất lợi và áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng tránh.

Vùng sản xuất giống cá tra ở tỉnh Đồng Tháp được tập trung ở các huyện Hồng Ngự, Châu Thành và Cao Lãnh với tổng diện tích 880ha, 70 cơ sở sản xuất giống, 78 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về việc thực hiện công bố theo tiêu chuẩn cơ sở và ghi nhãn hàng hóa theo quy định và 1.270 cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống cá tra.

Hàng năm, các cơ sở sản xuất 25 tỷ con cá tra bột và 1,8 tỷ con cá tra giống/năm. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và kỹ thuật mới trong nuôi trồng cũng giúp tăng năng suất cá tra từ 213 tấn/ha năm 2014, đến nay lên 222 tấn/ha năm.

Chuỗi liên kết, hợp tác trong sản xuất cá tra tại tỉnh đã phát triển tương đối bài bản và khép kín. Tỉnh hiện có 2 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác và 1 hội quán hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ ngành hàng cá tra và 20 doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu.

Các hộ nuôi nhìn chung đều có hợp đồng liên kết hoặc gia công cho các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh theo hình thức trực tiếp hoặc thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác.

Người nuôi cá tra ở Đồng Tháp lãi 6.000-7.000 đồng mỗi kg

Nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp đang phát triển nuôi cá tra với hình hình thức nuôi gia công, nổi bật các công ty tham gia đặt hàng nuôi cá tra gia công với người dân như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Chế biến Thủy sản Hoàng Long, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI, Công Ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá…

Khi tham gia liên kết này giúp người không lo đầu ra tiêu thụ sản phẩm và được cung cấp thức ăn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, quyền lợi của hộ nuôi gắn liền với quyền lợi công ty nên hộ nuôi có nguồn lợi nhuận ổn định.

Dong Thap: Hinh thanh vung san xuat chuyen canh nuoi ca tra quy mo lon hinh anh 2

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cá tra giống. (Ảnh: Nhựt An/TTXVN)

Việc chế biến cá tra ngày càng phát triển. Hoạt động chế biến và xuất khẩu cá tra đã được cải thiện, quản lý chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Cơ cấu sản phẩm đã thay đổi, tăng số lượng sản phẩm giá trị gia tăng, phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng và sử dụng phụ phẩm cá tra chế biến thức ăn gia súc.

Ngành hàng cá tra của tỉnh đã mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra sang 134 quốc gia, do đó thị trường xuất khẩu của cá tra hiện nay rất đa dạng, từ các thị trường yêu cầu thấp như châu Á-Trung Đông, Trung Quốc đến các thị trường cao cấp hơn như châu Âu, Mỹ.

Năm 2022, tỉnh Đồng Tháp mục tiêu thả nuôi 2.200ha diện tích cá tra, tăng 4,7% so với năm 2021 với sản lượng 495.000 tấn, tăng 1,8% so với năm 2021. Sản lượng cá tra bột 24 tỷ con, tăng 28,3% so với năm 2021. Sản lượng cá tra giống hơn 1,7 tỷ con, tăng 55,4% so với năm 2021.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Theo đó, tỉnh tập trung phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững, hiện đại dựa trên việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị cao, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm của thị trường trong nước và xuất khẩu./.

Bảo Ngọc (Theo Vietnamplus)

08:10 23/05/2022, THEO VASEP

(vasep.com.vn) Nhờ thị trường tiêu thụ tốt nên tổng giá trị xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng gần 97% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 963 triệu USD. Kết quả này đang tiếp thêm sức mạnh cho nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam trên chặng đường xuất khẩu sắp tới.

4 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang các thị trường lớn đều tốt và ổn định. Trung Quốc - Hồng  Kông vẫn là thị trường thu hút nhất DN XK cá tra với giá trị đạt hơn 300 triệu USD, tăng 156% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ là thị trường lớn thứ 2, giá trị XK cũng tăng 136% tương đương 241 triệu USD. XK cá tra sang thị trường EU cũng tăng hơn 84% với giá trị đạt 65 triệu USD.

Tại Triển lãm Thủy sản toàn cầu tại Tây Ban Nha vào cuối tháng 4 vừa qua, nhiều DN cá tra Việt Nam đã giới thiệu cho khách một số sản phẩm giá trị gia tăng và tranh thủ tìm kiếm, kí thêm nhiều đơn hàng mới. Dự báo, trong quý 2 này, XK cá tra sang các thị trường truyền thống lớn tiếp tục khả quan.

Ngoài những thị trường kể trên, chúng ta thấy 4 tháng đầu năm nay, các DN XK cá tra Việt Nam rất năng động phát triển sang các thị trường tiềm năng. Trong đó đáng chú ý là 3 thị trường: Mexico, Ai Cập và Thái Lan.

Sau hơn 3 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, hoạt động XK cá tra sang 3 thị trường này nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Số DN tham gia XK cũng đông đảo hơn. Hiện nay, Mexico là thị trường có giá trị XK lớn nhất trong khối thị trường CPTPP. 4 tháng đầu năm, tổng giá trị XK cá tra sang Mexico đạt trên 40 triệu đô la Mỹ - tăng 69%; sang Thái Lan đạt trên 38 triệu đô la Mỹ - tăng 80%; sang Ai Cập đạt 14 triệu đô la Mỹ - tăng 85% so với cùng kỳ năm trước.

Thái Lan vốn là bạn hàng mới của cá tra Việt Nam trong những năm gần đây. Cũng giống như Trung Quốc, yếu tố về khoảng cách địa lý, nhu cầu NK cá tra tăng trưởng đã thu hút nhiều DN cá tra Việt Nam. Cho tới nay, có tới gần 60 doanh nghiệp tham gia XK tích cực sang Thái Lan. Ngoài ra, Malaysia cũng đang là thị trường mục tiêu của nhiều DN XK cá tra Việt Nam trong năm nay.

Mới đây, Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Mỹ đã công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra được phép chế biến, XK cá tra đông lạnh sang thị trường Mỹ. Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga cũng bổ sung thêm 2 doanh nghiệp vào danh sách được phép XK vào Liên minh kinh tế Á – Âu. Cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa tới hồi kết, sau sự ngưng trệ của hoạt động giao thương thì nay XK cá tra sang hai thị trường này đã kết nối trở lại. Những diễn biến mới này có thể thúc đẩy XK cá tra tăng trưởng khả quan hơn nữa trong thời gian tới.

Cho tới thời điểm này, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL vẫn duy trì ở mức cao, dao động từ 31.000 - 32.500 đồng/kg.

Tương tự, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng từ 10-20% so với trước. Thị trường tiêu thụ tốt nhưng cá nguyên liệu cho chế biến vẫn đang thiếu hụt, đặc biệt nguồn cá đủ tiêu chuẩn xuất đi Mỹ và EU. Dự báo, sự mất cân đối nguồn cung này sẽ còn tiếp tục cho tới hết quý 3.

Tạ Hà

Chuyên gia thị trường cá Tra

Email: taha@vasep.com.vn

Điện thoại 024. 37715055 - ext. 214

08:53 27/05/2022, theo VASEP.

Với quy mô dân số 1,3 tỷ người, có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là khối thị trường mang lại đa dạng cơ hội cho DN Việt.

Tu van xuat khau cac mat hang thuy san sang thi truong chau Phi hinh anh 1

Công nhân thực hiện phân loại kích cỡ tôm trong các nhà máy chế biến thủy sản.

Để tránh những rủi ro khi giao dịch và xúc tiến thương mại thủy sản hiệu quả với thị trường châu Phi, ngày 26/5, Phiên tư vấn xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Phi sẽ được tổ chức trực tiếp tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với sự tham gia hỗ trợ của Sở Công Thương tỉnh, kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.

Tại phiên tư vấn, đại diện các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi sẽ thông tin về tình hình một số thị trường thủy sản quan trọng của Việt Nam ở châu Phi.

Cụ thể như Ai Cập, Algeria, Nam Phi, Nigeria và hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận những thông tin cập nhật về các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu thủy sản của thị trường các nước châu Phi.

Ngoài ra, các chuyên gia còn giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất, nhập thủy sản với thị trường châu Phi về chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu...

Theo Cục Xúc tiến thương mại, tham gia phiên tư vấn, đại diện các nhà nhập khẩu thủy sản đến từ Tập đoàn quốc tế thương mại và Công ty El Nopy ở Ai Cập sẽ chia sẻ những thông tin về thị trường và các yêu cầu nhập khẩu đối với sản phẩm cá ngừ đóng hộp và cá basa.

Đặc biệt, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực châu Phi, trao đổi thương mại hai chiều đã có mức tăng trưởng khả quan trong những năm qua.

Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-châu Phi đạt 6,7 tỷ USD; năm 2021 đã tăng lên và đạt hơn 7 tỷ USD.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, ba tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt 591,7 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi đạt giá trị 447,1 triệu USD.

Tiềm năng và nhu cầu hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi rất lớn

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang châu Phi gồm hàng công nghiệp, nông nghiệp như nông sản, thực phẩm, càphê, chè, hạt tiêu, thủy hải sản, hàng chế biến...

Với quy mô dân số lớn khoảng 1,3 tỷ người, đặc biệt có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là khối thị trường mang lại đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đáng lưu ý, các loại cá nước ngọt ngày càng được người dân châu Phi ưa dùng do thay đổi thói quen tiêu dùng thịt sang các loại thủy sản. Hơn nữa, năng lực đánh bắt nuôi trồng một số loại thủy sản của các nước trong khối không cao.

Dù tiềm năng xuất khẩu hàng hóa còn lớn nhưng đại diện Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia châu Phi khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng trong giao thương với đối tác châu Phi.

Thời gian qua, tình trạng lừa đảo trong giao dịch đã liên tục xảy ra và đối tượng chấp nhận bất cứ giá chào hàng nhập khẩu nào từ doanh nghiệp Việt Nam hoặc đối tượng chào hàng xuất khẩu sang Việt Nam với giá thấp sau đó yêu cầu trả 1 khoản phí/ đặt cọc rồi chiếm dụng./.

Bảo Ngọc (Theo Vietnamplus)

08:32 31/05/2022, Theo VASEP

Các quan chức Hải quan Thượng Hải cho biết họ sẽ đơn giản hóa việc kiểm tra các sản phẩm thủy sản, thịt và sữa nhập khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của hàng hóa nhập khẩu sẽ không cần phải xem xét từng đợt trong quá trình thông quan và việc kiểm tra các sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng sẽ được ưu tiên hơn các hàng hóa khác.

Theo Undercurrent News, thành phố lớn nhất của Trung Quốc, Thượng Hải, bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường sau 6 tuần phải đóng cửa. Các nhà chức trách tin rằng đợt bùng phát COVID-19 đang được kiểm soát. Nhưng vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ rằng nhu cầu đối với thủy sản nhập khẩu có tăng mạnh mẽ sau đại dịch hay không?

Chú thích ảnh

Thành phố 25 triệu dân này chỉ ghi nhận thêm 88 ca mắc mới và 770 trường hợp không có triệu chứng vào ngày 19/5, giảm mạnh so với mức cao nhất là hơn 20.000 trường hợp không có triệu chứng một tháng trước đó. 

Chính quyền Thượng Hải thông báo rằng tháng 6 sẽ là khoảng thời gian để khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của người dân.

Các quan chức Hải quan Thượng Hải cho biết họ sẽ đơn giản hóa việc kiểm tra các sản phẩm thủy sản, thịt và sữa nhập khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của hàng hóa nhập khẩu sẽ không cần phải xem xét từng đợt trong quá trình thông quan và việc kiểm tra các sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng sẽ được ưu tiên hơn các hàng hóa khác. 

Cơ quan Hải quan cũng sẽ điều chỉnh tỷ lệ lấy mẫu đối với hải sản tươi sống để đảm bảo cung cấp nguyên liệu chính trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên, một nhà nhập khẩu thủy sản có trụ sở tại Thượng Hải, chia sẻ với trang Undercurrent News rằng vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn sau thông báo của chính phủ.

"Cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông báo về việc mở cửa trở lại của chợ Giang Dương, chợ buôn bán hải sản lớn nhất thành phố”, vị này cho biết.

Ông nói thêm: “Việc nhập khẩu tôm của Ecuador vào Thượng Hải đã bị hoãn lại trong một thời gian dài và chúng tôi chưa sẵn sàng để tái khởi động hoạt động kinh doanh”.

Ông cũng thận trọng khi được hỏi liệu thị trường Thượng Hải có phục hồi đáng kể trong tháng tới hay không.

Ông nói: “Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng vì mọi người phải ở nhà quá lâu. Do đó, tiêu thụ có thể không lớn như mong đợi".

Một nhà nhập khẩu cá hồi có trụ sở tại Thượng Hải cũng đưa ra dự đoán tương tự.

"Thượng Hải vẫn đang phải phải đóng cửa”, ông nói. "Những gì bạn thấy từ tin tức và thực tế là hai thế giới khác nhau."

Ngoài Thượng Hải, thủ đô Bắc Kinh hiện cũng phải trải qua đợt bùng phát COVID mới.

Thành phố đã ghi nhận 54 ca nhiễm mới trong ngày 19/5, và hai quận được xếp vào khu vực có nguy cơ cao.

Chợ hải sản Jingshen, một trong những chợ lớn nhất của Bắc Kinh, đã tạm thời đóng cửa.

Fan Xubing, Chủ tịch của Beijing Seabridge Marketing, một nhà nhập khẩu thực phẩm đông lạnh, chia sẻ với trang với Global Times : “Là một trong những địa điểm trao đổi thủy sản lớn ở Bắc Kinh, việc đóng cửa chợ thủy sản Jingshen sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường thủy sản tại khu vực này”.

Bảo Ngọc (Theo Vietnambiz)

Theo VP của SPS Việt Nam.

Ngày 13/6/2022, EU chính thức thông báo ban hành Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi Quy định về các biện pháp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU có hiệu lực từ 3/7/2022. Theo quy định này, có một số sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU

Ảnh minh hoạ, Cụ thể:

- Đối với sản phẩm ăn liền: EU chính thức đưa: bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2, Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793 (thực phẩm ăn liền không có gói gia vị). EU tiếp tục duy trì yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và tần suất kiểm tra 20% đối với mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam (trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác).

- Đối với thanh long: EU tiếp tục duy trì trong danh mục yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2, Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793, giữ tần suất kiểm tra 20%.

- Đối với một số nông sản khác: EU giữ tần suất kiểm tra 50% đối với: mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà, đậu bắp và ớt thuộc giống Capsicum.

Trong đợt rà soát này, EU điều chỉnh tần xuất kiểm tra sản phẩm nông sản và thực phẩm của 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Theo quy định, 6 tháng 1 lần, Nghị viện Châu Âu (EP) và Hội đồng Châu Âu (EC) sẽ họp để xem xét, đánh giá mức độ vi phạm về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của các quốc gia xuất khẩu vào EU. Để hạn chế vi phạm, doanh nghiệp cần lưu ý:

(1) Đối với mỳ ăn liền: Cần kiểm tra kỹ EO đối với gói gia vị, đặc biệt là rau sấy.

(2) Đối với thanh long: Cần phải kiểm soát tốt mức dư lượng tối đa cho phép thuốc BVTV (MRL) theo yêu cầu của EU, chú ý nhóm chất: Dithiocarbamates.

Theo VASEP, 09:08 14/06/2022

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 10/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất sứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 16/07/2022.

Thông tư nêu rõ về cơ chế chứng nhận xuất xứ và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Theo đó, đối với Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Thông tư quy định: Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu C/O mẫu D hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kèm theo các chứng từ liên quan.

Trong trường hợp C/O mẫu D bị cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có liên quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối, C/O đó sẽ được đánh dấu vào ô số 4 và gửi lại cho cơ quan, tổ chức cấp C/O trong một khoảng thời gian hợp lý nhưng không quá 60 ngày. Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp C/O lý do đã từ chối không cho hưởng ưu đãi thuế quan.

Chú thích ảnh

Trong trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu từ chối, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó được gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu trong một khoảng thời gian hợp lý nhưng không quá 60 ngày. Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu lý do đã từ chối không cho hưởng ưu đãi thuế quan.

Về thời hạn hiệu lực của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Thông tư quy định: Chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp hoặc kể từ ngày phát hành và phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó.

Trường hợp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu sau thời hạn quy định trên, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó vẫn được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên là do bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân chính đáng khác nằm ngoài kiểm soát của Nhà xuất khẩu.

Trong các trường hợp nộp muộn khác, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa được nhập khẩu trước khi hết thời hạn hiệu lực của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Theo Thông tư, C/O điện tử có thể được nộp, được cấp và được chấp nhận thay cho C/O giấy, với hiệu lực pháp lý tương đương. Để phục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa theo quy định, nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu khi đề nghị cấp C/O điện tử phải lưu trữ chứng từ đề nghị cấp C/O điện tử trong thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày được cấp C/O điện tử theo quy định của pháp luật Nước thành viên xuất khẩu.

Thùy Linh (Theo Báo Điện tử Chính phủ)

Theo VASEP, 08:40 17/06/2022

Tham tán Thương mại Nông Đức Lai nhận định đến nay có thể nhận thấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng trưởng rất khả quan vì nhiều lý do.

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã bị phía Trung Quốc tạm đình chỉ nhập khẩu do phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trên bao bì sản phẩm cá tra của các doanh nghiệp này xuất khẩu sang Trung Quốc, khiến doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại.

Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên TTXVN thường trú tại Trung Quốc đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Lai-Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. 

Tham tán Thương mại Nông Đức Lai cho biết để phòng chống rủi ro dịch bệnh COVID-19 thâm nhập từ bên ngoài vào trong nước, cơ quan chức năng Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát tại các khu vực cửa khẩu/cảng biển đối với con người, hàng hóa nhập cảnh, đặc biệt là tăng cường kiểm soát đối với hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.

Trường hợp kiểm tra, phát hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa dương tính với virus SARS-CoV-2, cơ quan hải quan sở tại sẽ tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài trong một thời gian nhất định theo quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. 

Theo ông Nông Đức Lai, thời gian vừa qua nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam, trong đó có cá tra, xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2 trên bao bì và cả trên sản phẩm.

Trước tình hình này, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh luôn duy trì liên lạc với đầu mối của bộ phận chức năng Hải quan Trung Quốc nhằm nắm bắt, trao đổi thông tin và thông báo một cách sớm nhất tới cơ quan phụ trách ở trong nước để kịp thời thông báo tới doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.

Đến nay, ngoài việc bị áp dụng biện pháp tạm dừng nhập khẩu, doanh nghiệp vi phạm còn phải tự điều tra làm rõ nguyên nhân lây nhiễm và áp dụng biện pháp khắc phục, sau đó phía Hải quan Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định đối với các biện pháp khắc phục của doanh nghiệp.

Tham tán Thương mại Nông Đức Lai cũng dẫn số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thủy sản (Mã HS 03) sang Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 117,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm gần 9% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ các nền kinh tế bên ngoài.

Ông Nông Đức Lai nhận định đến nay có thể nhận thấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng trưởng rất khả quan vì nhiều lý do.

Trước hết, dư địa xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc còn rất lớn bởi nhu cầu tiêu dùng của thị trường 1,4 tỷ dân, đặc biệt nhu cầu tiêu dùng sẽ phục hồi nhanh khi quy định hạn chế các hoạt động công cộng, dịch vụ giải trí, du lịch tại nhiều nơi được nới lỏng sau khi kiểm soát được dịch bệnh.

Mặc khác, các doanh nghiệp thủy sản ngày càng nhanh nhạy với thông tin, nhu cầu của thị trường, nắm vững các quy định, tiêu chuẩn và đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, thời gian vừa qua cơ quan Hải quan Trung Quốc đã cấp mã cho nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép tham gia xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm nay sẽ tăng trưởng

Tuy nhiên, Tham tán Thương mại Nông Đức Lai nhấn mạnh, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát, nhưng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản trong nước cần tiếp tục tuân thủ chặt chẽ những quy định, hướng dẫn của chính phủ, bộ ngành chức năng về công tác phòng chống dịch COVID-19; tuân thủ hướng dẫn của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Trung Quốc về phòng chống virus SARS-CoV-2 lây nhiễm trong quá trình sản xuất thực phẩm và chuỗi đông lạnh; đồng thời tăng cường kiểm soát về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm... để đảm bảo hàng thủy sản của Việt Nam không còn bị cảnh báo nhiễm virus SARS-CoV-2 hoặc vi phạm tiêu chuẩn an toàn chất lượng thực phẩm của Trung Quốc.

Ông Nông Đức Lai nhấn mạnh thêm rằng, do các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc ngày càng khắt khe và trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tăng cường kiểm soát đối với hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, nên các doanh nghiệp thủy sản cần phải không ngừng nâng cao chất lượng và thực hiện đầy đủ quy định, hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu./.

Trà My (Theo VietnamPlus)

08:49 29/06/2022,  theo vasep.com.vn

 XK thuỷ sản sang Trung Quốc tới hết tháng 5/2022 đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% XK thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc.

XK thuỷ sản sang Trung Quốc tới hết tháng 5/2022 đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% XK thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc.

5 tháng đầu năm nay, XK cá tra tăng 124% đạt 371 triệu USD. Trong đó, sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đạt 297 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2021. XK cá tra nguyên con tươi/đông lạnh tăng 58% đạt gần 74 triệu USD.

XK tôm hùm sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đột phá với mức tăng gấp gần 29 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 108 triệu USD, cao gần bằng kim ngạch tôm chân trắng (119 triệu USD, tăng 61%). Trong khi đó, XK tôm sú giảm 9% chỉ đạt 43 triệu USD.

Ngoài 2 sản phẩm chủ lực, thì XK đa số các loài hải sản sang Trung Quốc sụt giảm so với cùng kỳ năm trước: cá ngừ giảm 60%, các loại cá biển giảm 9%, chả cá và surimi giảm 25%…

Covid bùng phát mạnh và thái độ kiên định với chính sách zero Covid của chính quyền Trung Quốc khiến cho XK thuỷ sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc khi nhiều cảng NK bị đóng cửa và việc kiểm tra Covid trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến XK. Do vậy, nhu cầu NK thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng thu hút nhiều hơn số DN Việt Nam XK sang đây bất chấp những thách thức trên.

Về xu hướng, thị trường Trung Quốc tiếp tục bị chi phối bởi dịch Covid khiến NK thuỷ sản bị ảnh hưởng. Đại dịch dẫn đến một số thay đổi trên thị trường như nhà hàng bị hạn chế, tiêu thụ kênh nhà hàng giảm; có sự thay đổi hình thức sản phẩm, Thay đổi kênh phân phối: thu hẹp kênh phân phối truyền thống (siêu thị, cửa hàng); Mở rộng nền tảng thương mại điện tử; Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch và ảnh hưởng gián tiếp đến việc tiêu thụ thủy sản.

Tuy nhiên về dài hạn, thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng. Là một loại thuỷ sản phổ biến, tôm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trong các hộ gia đình. Nguồn cung tôm từ Trung Quốc giảm trong 3 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các loài thủy sản NK mà người tiêu dùng Trung Quốc thích ăn, và các loại có khối lượng NK lớn bao gồm: tôm, cá hố, mực ống, cá tra, cá hồi...

08:28 07/07/2022 theo vasep.com.vn

 Theo Phnom Penh Post, 20 tấn cá tra “Pra” (theo ngôn ngữ Khmer để nói tới cá tra thuộc bộ Pangasius (như cá tra Việt Nam) xuất khẩu thử nghiệm sang Trung Quốc của nước này đã bị hoãn lại tới cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới. Cơ quan chức năng nước này và các trại nuôi cá tra Campuchia đang nóng lòng chờ đợi các thông tin về việc này từ Cục Quản lý Thủy sản của Bộ Nông nghiệp Campuchia (FiA).

Campuchia lùi xuất thử nghiệm cá tra sang sang Trung Quốc thêm 1 tháng

Chhuon Chamnan, Giám đốc Cục Kiểm soát Chất lượng và Công nghệ Sau thu hoạch Thủy sản (DFPTQ) của FiA khẳng định rằng, lô hàng cá tra xuất thử nghiệm - Pangasianodon hypophthalmus hay tên gọi khác “Pra thom” là một trong những giống cá da trơn được nuôi nhiều nhất ở Campuchia. Các nhà xuất khẩu Campuchia chỉ là chưa sẵn sàng nên cần thêm chút thời gian trước khi xuất thử nghiệm lô cá tra sang Trung Quốc chứ không phải là không xuất nữa.

Chamnan nói thêm, Đại sứ quán Campuchia tại Bắc Kinh và FiA có kể hoạch tổ chức một buổi lễ kỷ niệm việc xuất khẩu thí điểm này. FiA cũng đang làm việc với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Vận tải Quốc tế Kim Chou Co Ltd - một công ty có kinh nghiệm xuất khẩu qua đường biển tới Trung Quốc để vận chuyển cá “pra” sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các công ty chế biến cá địa phương ngại xuất cá “pra” sang Trung Quốc do thủ tục hải quan của nước này đang ở chế độ nghiêm ngặt nhưng Bộ Nông nghiệp Campuchia sẽ cố gắng hết sức để các doanh nghiệp có thể xuất cá tra sang Trung Quốc trong thời gian sắp tới.

Um Chan Chamnan, Giám đốc hành chính của Công ty nuôi cá Yon Sovannarith Pra, nằm ở quận Prek Pnov phía Bắc Phnom Penh được phép nuôi và cung cấp cá tra dầu để xuất khẩu sang Trung Quốc cho hay, công ty này có khả năng bán số lượng lớn hơn nữa tôm, cá tra cho AGA Zeeland (một công ty nhập khẩu Trung Quốc đã ký thỏa thuận nhập cá tra “pra” của Campuchia). Hiện, trại nuôi Yon Sovannarith Pra và hai trại nuôi cá khác đang chờ đợi mức giá đàm phán cuối cùng với AGA Zeeland sẽ trả, trước đó công ty này đã từ chối đề nghị trả 5.500 riel (1,38 USD)/kg cá tra “pra”.

“Cho dù, AGA Zeeland không trả lời đề nghị, chúng tôi cũng không lo lắng vì vẫn còn thị trường nội địa Campuchia dù giá bán có thể thấp hơn. 1.000 - 2.000 tấn mỗi năm cá tra “pra” là nằm trong khả năng của Yon Sovannarith Pra” - Chamnan cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng lo lắng về cước vận tải và giá các loại hàng hóa đang có xu hướng tăng, trang trại muốn bán cá tra “pra” với giá hợp lý để trang trải chi phí hoạt động và thu về lợi nhuận.

08:25 28/06/2022, theo Vasep.com.vn

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia cho biết, ở châu Âu, cá tra được tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường Bắc Âu.

Cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều tại thị trường Bắc Âu

Cá tra Việt Nam được ưa chuộng

Số liệu thống kê cho thấy, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,71 tỷ USD, tăng 44,2% so năm 2021.

Tại thị trường EU, sau 2 năm liên tiếp xuất khẩu giảm sút, 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 88,6 triệu USD, tăng 89%, tôm xuất khẩu đạt 303,5 triệu USD, tăng 50,8% so cùng kỳ năm 2021. 

Riêng với thị trường Bắc Âu, cá tra Việt Nam được đánh giá rất cao. Tại châu Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển cho biết, cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Bắc Âu

Phần lớn cá tra được nhập khẩu vào thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng dưới dạng philê đông lạnh. Các nhà nhập khẩu chuyên biệt sẽ nhập khẩu các sản phẩm cá tra bằng tàu container (đối với các sản phẩm đông lạnh). Họ sẽ bán cá tra trực tiếp cho các phân khúc thị trường có liên quan hoặc phân khúc gia tăng giá trị đầu tiên cho sản phẩm cá tra trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các phân khúc thị trường cuối cùng của châu Âu có liên quan nhất đối với cá tra là dịch vụ bán lẻ và thực phẩm ở Bắc Âu thông qua các nhà nhập khẩu và bán buôn.

“Hương vị trung tính của sản phẩm làm cho nó trở nên lý tưởng để kết hợp với các món ăn khác nhau. Tại thị trường cuối cùng, cá tra được bán dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Hầu hết các sản phẩm là philê đông lạnh, nhưng có một phân khúc quan trọng là các sản phẩm rã đông và giá trị gia tăng” – Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển chỉ rõ.

Đâu là kênh phân phối hiệu quả?

Mặc dù có nhiều kênh phân phối cá tra đến thị trường cuối cùng, nhưng kênh quan trọng nhất là cung cấp cho các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ. Đôi khi, các đại lý địa phương cũng đóng một vai trò quan trọng trong thương mại cá tra.

Ở phân khúc thị trường bán lẻ, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển chỉ rõ, trọng tâm đối với cá tra tập trung vào các siêu thị ở Bắc Âu, nơi người mua yêu thích sự tiện lợi, cấu trúc và hương vị trung tính của các sản phẩm cá tra. Các siêu thị Bắc Âu được định hướng phát triển bền vững và ưa chuộng cá tra được chứng nhận ASC.

Các siêu thị lớn hơn ở Bắc Âu có nhiều loại sản phẩm cá tra trên kệ hàng của họ. Các siêu thị này mua sản phẩm từ các nhà nhập khẩu, bán buôn, và chế biến ở châu Âu, tùy thuộc vào quy cách và khối lượng sản phẩm.

Ngày càng có nhiều thị trường cho các sản phẩm cá tra đã rã đông và/hoặc tẩm ướp.

Đối với hình thức bán buôn, có hai loại doanh nghiệp bán buôn. Đầu tiên, là doanh nghiệp bán buôn tổng hợp. Các doanh nghiệp này nhập khẩu nhiều mặt hàng cung cấp cho các nhà bếp hay siêu thị. Cá tra chỉ có một số lượng tương đối hạn chế trong tổng nhập khẩu của các doanh nghiệp này.

Các doanh nghiệp bán buôn chuyên biệt là những doanh nghiệp chỉ bán hải sản (đôi khi kết hợp với thịt). Nói chung, họ có một phạm vi sản phẩm rộng hơn và độc quyền hơn.

Nếu nhà bán buôn có nhiều khách hàng và cần khối lượng đủ lớn, họ có thể hướng đến nguồn hàng trực tiếp từ doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp bán buôn mua hàng qua doanh nghiệp nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu thường có kinh nghiệm hơn trong việc tìm nguồn cung ứng các sản phẩm cá tra và chuyên nhập khẩu các loại cá nuôi này vào châu Âu.

Doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể tiếp cận với các đại lý địa phương. Các đại lý địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc buôn bán cá tra. Mặc dù người mua sẽ thường xuyên đến thăm các nhà cung cấp tiềm năng, nhưng họ cần một người ở đó có thể đảm bảo rằng các yêu cầu chất lượng được đáp ứng, các nhà cung cấp tốt nhất được lựa chọn, và mức giá tốt nhất được đảm bảo. Mặc dù một số nhà nhập khẩu có xu hướng muốn kinh doanh trực tiếp hơn, nhưng việc kiểm soát chất lượng thường được thuê ngoài.

(Theo Bộ Công Thương)

Theo VASEP. 08:50 13/07/2022,

Ông Lê Thanh Tùng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản (Sở NNPTNT) tỉnh Vĩnh Long, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng mạnh dẫn đến tăng giá thành chăn nuôi, trong đó có nuôi thủy sản.

Giá thức ăn thủy sản liên tục tăng người nuôi cá tra nuôi cá diêu hồng ở Vĩnh Long đang thua lỗ

Theo đó, giá cá tra nguyên liệu thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và giá trị sản xuất của ngành thủy sản.

Cụ thể, giá cá điêu hồng hiện từ 31.000- 34.500 đ/kg trong khi giá thành bình quân là 34.500- 36.500 đ/kg thì người nuôi không có lãi, thậm chí thua lỗ. Xuất hiện bệnh trên cá điêu hồng như: xuất huyết, phù mắt, ký sinh cũng làm ảnh hưởng hiệu quả sản xuất.

Toàn tỉnh hiện có 1.624 chiếc lồng/bè với 235 cơ sở nuôi, giảm 45 chiếc và 14 cơ sở so với cùng kỳ. Trong đó: đang nuôi là 1.147 chiếc, chưa thả lại 447 chiếc. Sản lượng ước tính 6 tháng đầu năm gần 8.000 tấn, đạt 44,1% so với kế hoạch, giảm 22,4% so với cùng kỳ.

Ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long cũng đã khuyến cáo các cơ sở nuôi nên chọn con giống lớn, khỏe mạnh thả nuôi để hạn chế hao hụt. Thực hiện tốt khâu neo đậu lồng bè, chủ động phòng, tránh thiệt hại do thiên tai. Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở nuôi làm thủ tục đăng ký phương tiện theo quy định, đồng thời cam kết không sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản.

Mỹ Hạnh (Theo Dân Việt)

theo VAEP.COM,  16:47 14/07/2022

(vasep.com.vn) Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi.

Chú thích ảnh

Lý do loại bỏ chính sách gây tranh cãi này là vì số lượng lô hàng nhiễm virus ngày càng giảm trong khi Trung Quốc cũng đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại do thực hiện chính sách Zero COVID.

Trước đó, các công ty bị đình chỉ xuất khẩu trong vòng 1 tuần sau khi kiểm tra hai lần đầu dương tính Covid-19 và bị đình chỉ xuất khẩu trong 4 tuần nếu phát hiện dương tính trong lần kiểm tra thứ ba.

Các nước cung cấp thuỷ sản chính cho Trung Quốc bao gồm Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Philippines đều từng gặp rắc rối với chính sách này.

Phía Trung Quốc cho biết việc kiểm tra nghiêm ngặt là cần thiết sau khi công nhân trong kho lạnh bị nhiễm Covid sau khi xử lý thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thực phẩm đông lạnh không tạo ra rủi ro lây nhiễm COVID-19. 

Li Zhengliang, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cho biết, nước này đã thành công trong việc yêu cầu các nhà xuất khẩu thực phẩm thắt chặt việc theo dõi kiểm tra coronavirus trên sản phẩm của họ. Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường đối thoại với chính phủ và ,tăng cường giám sát từ xa để ngăn ngừa rủi ro đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.

Các biện pháp hiện được áp dụng rộng rãi cho hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm khử trùng bao bì và tiêm phòng cho các công nhân trong nhà máy.

Trong khi các ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vẫn còn cao và  đang có dấu hiệu tăng lên ở một số khu vực, số lượng hàng nhập khẩu trong chuỗi cung ứng lạnh được xét nghiệm dương tính đã giảm đáng kể gần đây.

Trong nửa đầu năm 2022, Hải quan Trung Quốc giám sát 182 doanh nghiệp chuỗi cung ứng kho lạnh thông qua video từ xa và tổ chức 208 hội nghị trực tuyến.

Trong thời gian này, khoảng 45,8 triệu lô thực phẩm dây chuyền lạnh đã được khử trùng tại các cảng trên cả nước.

Thùy Linh

(Theo undercurrentnews)

 08:50 19/07/2022, theo VASEP, 

Những ngày giữa tháng 7/2022, tại một trong những vùng chuyên nuôi cá tra của cả nước – An Giang, cá tra được các thương lái thu mua với giá 27.000 - 29.000 đồng/kg, cao hơn 7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, có một nghịch lý dù giá cá tra đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước nhưng nhiều người nuôi cá cho biết vẫn bị thua lỗ do giá thức ăn tăng liên tục, chưa kể các loại vật tư đầu vào khác cũng tăng cao khiến giá thành bị đội lên hiện lên gần 30.000 đồng/kg. Đây cũng là lý do mà nhiều người đã thu hẹp quy mô nuôi cá, dù giá cá tra đang đứng ở mức cao so với mọi năm.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS.Dương Nghĩa Quốc – Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam – cho hay, hiện tại giá cá tra cỡ 0,8 – 1 kg/con có thể xuất khẩu đi thị trường Hoa Kỳ, EU được thì rơi vào mức 28.000 – 29.000 đồng/kg, còn với cá tra khoảng từ 1,1 – 1,3 kg/con thì giá chỉ còn 27.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành thấp nhất cũng phải 27.000 đồng/kg. Với mức giá cá tra hiện nay cũng làm cho một số hộ nuôi chậm thả giống. “Theo dự báo thị trường xuất khẩu vẫn tốt, nhưng với mức giá bán cá tra như hiện nay đang làm khó cho các hộ nuôi và doanh nghiệp”, ông Dương Nghĩa Quốc chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) – nhận định, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới tăng bật trở lại trở lại sau thời gian dài đè nén bởi dịch Covid-19, giá các sản phẩm thuỷ sản cũng tăng theo xu hướng lạm phát giá trên thị trường thế giới. Lạm phát và chiến sự của Nga - Ukraine cũng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Sau khi áp lệnh trừng phạt với Nga – nguồn cung cá thịt trắng hàng đầu, các nước như EU, Mỹ, Anh rơi vào tình trạng thiếu cá thịt trắng và phải tìm kiếm thêm các nguồn cung khác. Đó là lý do giúp xuất khẩu cá tra tăng 83% trong 6 tháng đầu năm....

Kết quả này là tín hiệu vui cho ngành song vẫn còn nhiều yếu tố biến động, bất ngờ đang đe dọa ngành thủy sản trong nửa cuối năm. Trong đó, doanh nghiệp sẽ phải trả lời câu hỏi liệu có đủ nguyên liệu chế biến cho các đơn hàng cuối năm?

Đối với cá tra, ông Dương Nghĩa Quốc cho rằng, việc này cũng không đáng lo ngại, bởi lẽ, phần lớn các hộ nuôi cá tra thương phẩm đều đã tham gia vào chuỗi. Trong chuỗi này, các doanh nghiệp sẽ đi từ khâu thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Với mức giá cá tra như hiện nay, doanh nghiệp cá tra có thể hòa nhưng có thể được bù lại lợi nhuận ở khâu thức ăn (doanh nghiệp tự chủ được thức ăn nên chi phí khâu này sẽ rẻ hơn).

“Việc thị trường giá cả lên xuống là việc bình thường. Quan trọng nhất là thị trường xuất khẩu ổn định. Thời điểm này có thể lợi nhuận không nhiều nhưng doanh nghiệp không lo ngại về thiếu nguyên liệu”, ông Dương Nghĩa Quốc nhận định.

Thiếu nguyên liệu vẫn đang là thách thức lớn nhất với xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, ông Võ Hùng Dũng - nguyên Giám đốc VCCI Cần Thơ – nêu quan điểm, có lẽ thiếu hụt nguồn cung tốt hơn rất nhiều so với việc dư thừa. Đây có thể là khó khăn trong ngắn hạn của doanh nghiệp nhưng cũng là lý do thôi thúc mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển chuỗi giá trị của mình một cách bền vững.

Trong báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, 6 tháng đầu năm 2022, diện tích thả nuôi cá tra đạt 3.105 ha, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng thu hoạch đạt 771.430 tấn, tăng 6% cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đến hết ngày 30/5 đạt 1,21 tỷ USD, tăng 89,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường EU tăng 89%, sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng 124,2%, sang thị trường Hoa Kỳ tăng 131% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến hết ngày 30/5, đã có 1.206 cơ sở nuôi được cấp mã số nhận diện, đạt 100% yêu cầu.

Chú thích ảnh

Đánh giá về thị trường những tháng cuối năm 2022, Tổng cục Thủy sản cho biết, giá lương thực ở EU sẽ tăng cao, đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp cá tra quay lại thị trường này sau nhiều năm bị chững. Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn có khả năng tăng trưởng tốt. Nhu cầu tiêu thụ gia tăng và ổn định, do đó, có thể duy trì mức thu mua cá nguyên liệu ở mức hiện tại.

Về dự báo xuất khẩu cá tra năm 2022, ông Võ Hùng Dũng nhận định, con số có thể vượt mốc kim ngạch đạt được năm 2018 là trên 2,2 tỷ USD, hoặc chỉ đạt con số 2 tỷ USD. Việc này tùy thuộc vào sản lượng, việc mở rộng diện tích vùng nuôi, chứ không phải nhu cầu thị trường.

Theo các chuyên gia, giai đoạn quý III/2021, một số doanh nghiệp cá tra như Vĩnh Hoàn, IDI Corp đã có thể tích trữ được lượng hàng tồn kho, giá rẻ để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu năm nay. Trong khi đó, giá cá tra xuất khẩu tăng đáng kể, điển hình như thị trường Hoa Kỳ đã tăng từ 2,6- 2,8 USD/kg lên 3,5-3,6 USD/kg. Điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cải thiện lợi nhuận. Trong số các mặt hàng thủy sản của Việt Nam, cá tra được dự báo sẽ tỏa sáng trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dự kiến khoảng 2,5 – 2,6 tỷ USD. “6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Khả năng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm nay sẽ đạt con số 2,5-2,6 tỷ USD”, ông Dương Nghĩa Quốc nhận định.

Ông Võ Hùng Dũng đánh giá, nửa đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra tăng mạnh chủ yếu do tồn kho lớn từ năm trước chứ không phải tăng sản lượng nuôi. Như vậy, sức bền của chuỗi cung ứng, sức bền của ngành hết sức quan trọng. Chính sách của Nhà nước phải làm sao hỗ trợ cho doanh nghiệp, người nuôi duy trì ổn định sản xuất.

Vẫn còn một bộ phận không nhiều các hộ nuôi cá tra thương mại không tham gia chuỗi. Trong bối cảnh giá thức ăn cho cá cũng như các loại nguyên vật liệu đầu vào khác đều tăng mạnh, các chuyên gia khuyến nghị, người nuôi nên tổ chức liên kết lại thành tổ hợp tác nuôi cá tra hoặc liên kết lại thành HTX nuôi cá tra để tổ chức "mua chung, bán chung" thì sẽ rất có lợi về mặt kinh tế khi mua vật tư, nguyên liệu đầu vào và bán cá thương phẩm cho các doanh nghiệp chế biến.

Về việc này, ông Dương Nghĩa Quốc cho hay, Hiệp hội đang vận động các hộ nuôi cá tra liên kết với các doanh nghiệp rồi mới thả nuôi. Nếu chưa vào chuỗi liên kết được thì kể cả khi giá cá tra thấp hay cao cũng cần cân nhắc. Bởi lẽ, cho dù giá cá tra có cao, nhưng nếu nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp còn nhiều thì họ sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu này để tận dụng cơ hội lợi nhuận chứ không đi mua thu mua của người nuôi thương mại mà chưa có liên kết.

Thùy Linh (Theo Báo Công Thương)

 08:48 20/07/2022, (vasep.com.vn)

Xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn. Tổng giá trị XK cá tra đạt 1,4 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, từ quý 3/2022, tốc độ tăng trưởng này dự báo sẽ chậm dần ở một số thị trường.

Xuất khẩu cá tra nửa đầu năm tăng mạnh ở ba thị trường lớn

Trung Quốc - Hồng Kông

6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị XK cá tra đi thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt 427,6 triệu USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã “làm khó” cho hàng thủy sản NK trong suốt 4 tháng đầu năm nay, trong đó có các nước cung cấp chính cho nước này như: Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Nga, Na Uy, Indonesia và Philippines.

Tuy nhiên mới đây, Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi. Dự báo điều này sẽ giúp cho hoạt động XK cá tra đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng hơn nữa trong những quý cuối năm.

Mỹ

Tính tới hết tháng 6/2022, tổng giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 356,4 triệu USD, tăng 111% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 25% tổng giá trị XK. Tuy nhiên, trong 2 tháng trở lại đây, tăng trưởng XK cá tra sang thị trường này đã bắt đầu chậm lại. Theo nhận định của các nhà nhập khẩu (NK), tình hình tiêu thụ thủy sản nói chung, trong đó có cá tra tại Mỹ có dấu hiệu chững. Lạm phát của Mỹ đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Các nhu yếu phẩm ngày càng đắt đỏ. Tháng 6/2022, giá thực phẩm tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng trung bình năm lớn nhất kể từ năm 1981. Theo dữ liệu mới từ IRI và 210 Analytics, giá cá tra tại Mỹ cũng tăng khoảng 22%. Tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị tiện ích, doanh số bán thủy sản đông lạnh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát gia tăng, nhưng không nghiêm trọng bằng doanh số bán hàng tươi sống. Kho hàng thủy sản NK Mỹ vẫn còn đầy. Do đó, có thể trong quý tới, XK cá tra sang Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hơn so với các quý trước.

CPTPP

Đứng thứ 3 trong top các thị trường XK cá tra lớn nhất là khối thị trường CPTPP. 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 180 triệu USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ trước. Trong đó, đáng chú ý là thị trường Mexico. Đây là thị trường NK lớn nhất trong khối với giá trị đạt 62,4 triệu USD, tăng 68,5%. Với kết quả này, giá trị XK cá tra sang Mexico đã vượt qua Thái Lan và Brazil (vốn được đánh giá là hai thị trường tiềm năng hơn hơn). Biến động giá cả trên toàn cầu do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Mexico. Nền kinh tế nước này vẫn trì trệ và chưa hồi phục về mức trước đại dịch. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho cá tra Việt Nam vì nhu cầu NK sản phẩm thủy sản với giá cả phù hợp, dinh dưỡng lành mạnh của Mexico đang ngày càng tăng.

theo Báo docbao.vn, 25/07/2022 09:52:27 GMT+7

Trung Quốc vừa tiếp tục đóng một số cửa khẩu khiến nhiều loại nông sản của Việt Nam đang đến vụ thu hoạch có nguy cơ “tắc” đầu ra. Doanh nghiệp và người dân phải kêu cứu khẩn cấp.

Cửa khẩu đóng mở thất thường

Ông Bùi Dương Thuật, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Mekong cho biết, công ty ông và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu dừa trên địa bàn vừa có đơn kiến nghị khẩn cấp tới UBND tỉnh Bến Tre đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công Thương hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ dừa sang thị trường Mỹ, Trung Đông, châu Phi, châu Âu...

Theo ông Thuật, Trung Quốc vẫn siết chặt việc kiểm dịch COVID-19 nên từ đầu năm đến nay, lượng dừa khô xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm gần 80%, còn sản phẩm xơ dừa hầu như không xuất khẩu được. “Nếu như trước đây giá bán dừa khô từ mức 6.500 đồng/trái trở lên, nay chỉ còn khoảng 2.000 đồng/trái. Giá dừa giảm mạnh khiến thu nhập người dân trồng dừa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cơ sở cũng ngừng thu mua hoặc thu mua ít khiến lượng dừa khô tồn đọng rất nhiều và có nguy cơ bị hư hỏng, mất trắng”, ông Thuật cho hay.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc: Nguy cơ 'tắc' đến hết năm

Nhiều DN xuất khẩu dừa tại Bến Tre vừa có đơn kiến nghị khẩn cấp nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm từ cây dừa

Theo Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Mekong, dù dừa là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của các tỉnh phía Nam nhưng đến nay vẫn chưa được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Trong bối cảnh sản lượng dừa sắp thu hoạch lớn, việc các cửa khẩu đóng mở thất thường khiến hoạt động xuất khẩu sang thị trường này chắc chắn gặp khó khăn.

Ông Bùi Thanh Vân, Giám đốc Công ty TNHH Vân Phát (đơn vị chuyên xuất khẩu mít, khoai lang, chuối sấy) chia sẻ, chưa giai đoạn nào, DN xuất khẩu nông sản gặp khó khăn như hiện nay vì đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh. Ngay cả khi có đơn đặt hàng, DN vẫn lo sốt vó vì cửa khẩu đóng mở thất thường kéo theo hàng hóa vận chuyển thường xuyên bị kẹt, ùn tắc.

“Trong bối cảnh giá xăng tăng cao, chi phí vận chuyển đang ăn hết lợi nhuận của DN, nhiều chuyến hàng chúng tôi xuất khẩu không được đành chấp nhận lỗ, quay về bán ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, không dễ để người tiêu dùng trong nước tiếp cận, biết đến”, ông Vân nói.

Theo ghi nhận, hiện ở cửa khẩu Lào Cai, chính quyền tỉnh Vân Nam đã khôi phục thông quan hàng hóa tại nhiều cặp cửa khẩu, nhưng vẫn dừng thông quan nhiều mặt hàng nông sản, trái cây tươi (thanh long, chuối, vải thiều, nhãn, xoài...). Việc này dẫn tới lượng hàng hóa dồn về các cửa khẩu của Lạng Sơn để làm thủ tục xuất khẩu, trong khi năng lực thông quan các cửa khẩu đường bộ tại đây chưa cải thiện.

Ông Hà Đức Thuận - Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai cho biết, sau thời gian thí điểm nhập khẩu trái cây Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế đường bộ, ngày 4/7, phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa do phát hiện virus SARS-CoV-2 trong hàng hóa từ Việt Nam xuất sang.

“Hiện phía Trung Quốc chưa thông báo thời gian mở cửa trở lại nên Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai khuyến cáo các DN tạm dừng đưa hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản lên cửa khẩu”, ông Thuận cho hay.

Dự báo xuất khẩu rau quả giảm mạnh

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu rau quả Việt Nam, cho biết xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 6 đạt 241,8 triệu USD (giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước). Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt 1,7 tỷ USD (giảm 17%). Trong đó giảm sâu nhất là thị trường Trung Quốc, với hơn 30%.

Theo ông Nguyên, dự báo xuất khẩu rau quả còn gặp nhiều khó khăn vì khả năng Trung Quốc chỉ gỡ bỏ chính sách “Zero Covid” từ cuối năm 2022.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục siết chặt việc kiểm tra, kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, các DN xuất khẩu rau quả cần chủ động khai thác các thị trường mới, tăng cường xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Mỹ…

Theo ông Trung, một tin vui đối với xuất khẩu rau của Việt Nam là ngày 11/7, sầu riêng của Việt Nam sẽ được xuất khẩu chính ngạch qua tất cả cửa khẩu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái cây.

Ngoài ra, từ đầu tháng 7, chanh leo của Việt Nam được đưa vào danh sách các loại trái cây xuất khẩu chính ngạch (sau thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt). Trước mắt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu quả chanh leo tươi của Việt Nam qua 7 cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bao gồm: Hữu Nghị quan, Pò Chài, Ga đường sắt Bằng Tường, Bằng Tường, Đông Hưng, Long Bang và Thủy Khẩu.

“Các DN cần nắm bắt thông tin, quy định và có kế hoạch đưa hàng lên cửa khẩu hợp lý. Đặc biệt, DN và người dân cần chú ý các quy định về vùng trồng, điều kiện xuất khẩu, quy định về cơ sở đóng gói… rất chặt chẽ mà phía bạn vừa đưa ra, tránh tình trạng vi phạm ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu”, ông Trung cho hay.

Hàng trăm hộ đăng ký xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, có 12 doanh nghiệp và HTX với diện tích hơn 809ha và 310 nông hộ đăng ký cung cấp thông tin về vùng trồng, cơ sở đóng gói, mã số xuất khẩu…, hoàn thiện hồ sơ theo quy định để được xuất sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Lâm Đồng có khoảng 11.200ha sầu riêng, đạt sản lượng hơn 75.500 tấn. Tỉnh đã xây dựng thương hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai” nổi tiếng, nhưng từ trước đến nay chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa. Nguyên nhân, sầu riêng vẫn chưa có trong danh mục nông sản xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc. Muốn xuất khẩu loại trái cây này, nhiều doanh nghiệp phải ủy thác qua các doanh nghiệp khác tại Thái Lan, Indonesia... dẫn đến chi phí, giá thành xuất khẩu tăng cao.

Kim Anh

Theo Dương Hưng (Tiền Phong)

08:00 26/07/2022, theo (vasep.com.vn)

6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị XK cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đạt 427,6 triệu USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. Công ty Cổ phần Trường Giang (TG FISHERY); Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Quốc gia (IDI Corp); Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX II là ba doanh nghiệp (DN) có giá trị XK lớn nhất sang thị trường này.

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng 107

6 tháng đầu năm, Trung Quốc siết chặt các biện pháp kiểm tra virus SARS-CoV-2 với hàng thực phẩm NK, trong đó có cá thịt trắng. Mặc dù vậy, theo thống kê cập nhật nhất của ITC theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, quý I/2022, tổng giá trị NK cá thịt trắng của nước này đạt 452,7 triệu USD, tăng 151% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, NK cá minh thái từ Nga đạt hơn 250 triệu USD, tăng 250%; NK cá tra, cá thịt trắng từ Việt Nam đạt 125 triệu USD, tăng 143%.

Nhưng trong tháng 6/2022, Hải quan Trung Quốc đã 4 lần thông báo hạn chế NK thuỷ sản Nga do phát hiện coronavirus trên bao bì cá tuyết Thái Bình Dương đông lạnh. Đến tháng 5/2022, cơ quan kiểm dịch Trung Quốc đã phát hiện coronavirus trong các sản phẩm thuỷ sản do hơn 30 tàu cá Nga cung cấp cho Trung Quốc, cũng như khoảng 20 kho hàng ở Nga. 

Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có dữ liệu nhập khẩu cá thịt trắng chính thức từ Hải quan Trung Quốc nhưng chắc chắn, khối lượng và giá trị NK sản phẩm cá thịt trắng từ Nga giảm sẽ giảm mạnh so với quý 1.

Mới đây, Hải quan Trung Quốc thông báo, dỡ bỏ kiểm tra trực tiếp hàng thủy sản NK với virus Corona nhưng sẽ kiểm tra trực tuyến nếu phát hiện. Đây cũng là một biện pháp nới lỏng của nước này đối với thực phẩm NK.

Hiện nay, XK cá tra đông lạnh Việt Nam sang Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước. Số lượng DN cá tra tham gia XK sang Trung Quốc - Hồng Kông cũng đông nhất lên tới 185 đơn vị. Điều này cho thấy sức hút của thị trường này với các DN cá tra Việt Nam trong nửa đầu năm nay.

08:50 27/07/2022, Theo (vasep.com.vn)

Do mối đe dọa về suy thoái kinh tế, Trung Quốc sẽ ngừng kiểm tra một số loại sản phẩm nhập khẩu về sự hiện diện của DNA của virus 2019-nCoV.

Trung Quốc bỏ kiểm tra virus corona đối với một số sản phẩm nhập khẩu

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia (NCH) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, danh sách này bao gồm thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn chăn nuôi được sản xuất ở nước ngoài. Tuy nhiên, yêu cầu khử trùng sơ bộ vẫn còn hiệu lực và thịt đông lạnh và ướp lạnh tại hải quan Trung Quốc sẽ tiếp tục bị kiểm tra dấu vết virus corona theo các quy tắc đã thiết lập.

Tuyên bố nói rằng việc loại bỏ kiểm tra bắt buộc đối với một số sản phẩm là nhằm "đảm bảo sự ổn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng." NHC lưu ý rằng ở nhiệt độ phòng, coronavirus mới chỉ có thể tồn tại trên bề mặt của hầu hết các vật thể trong một thời gian ngắn.

Các thùng chứa và bao bì có dấu vết coronavirus ở Trung Quốc đã được nghiên cứu từ năm 2020, trong khi các đợt bùng phát COVID-19 trong nước thường bị cho là do các nhà cung cấp nước ngoài, mặc dù các chuyên gia WHO cho rằng con đường lây nhiễm này rất khó xảy ra. 

08:27 28/07/2022, theo VASEP.COM, 

An Giang cần tích hợp phát triển ngành nuôi trồng, chế biến cá tra và các loại thủy sản nước ngọt vào quy hoạch chung của tỉnh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh An Giang. 

Sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị

Đoàn giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội do bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc Hội làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý nuôi, chế biến thủy sản và kiểm soát khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Thời gian qua, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nuôi, chế biến thủy sản về cơ bản kịp thời, đầy đủ, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Việc ban hành văn bản và chỉ đạo điều hành của Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh An Giang thời gian qua phù hợp với thực tiễn, kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật về nuôi, chế biến thủy sản.

Theo đó, An Giang đã triển khai phát triển thủy sản nước ngọt theo hướng quy hoạch các vùng nuôi tập trung, vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa công nghệ cao. Đến năm 2025, vùng nuôi cá tra theo quy hoạch sẽ đạt 1.236 ha/1.430 ha tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, với sản lượng từ 440.000 tấn cá tra xuất khẩu.

UBND tỉnh An Giang đang hỗ trợ tích cực một số doanh nghiệp thực hiện triển khai các quy hoạch các vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cá tra giống, cá tra thương phẩm tập trung trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH Lộc Kim Chi, Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc, Công ty Cổ phần Nam Việt Bình Phú, Công ty TNHH sản xuất cá tra giống Vĩnh Hoàn...

Tỉnh An Giang đã và đang hình thành những mô hình sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị từ nuôi trồng, sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ, xuất khẩu. Trong đó, doanh nghiệp thủy sản là hạt nhân của chuỗi liên kết. Toàn tỉnh hiện có 9 chuỗi liên kết giữa hộ nuôi với Tập đoàn Sao Mai, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty Cổ phần Agifish, Công ty Cổ phần Biển Đông, Công ty Cổ phần CP, Công ty Việt Thắng, Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang...

Tất cả các dự án dự án, cơ sở nuôi, chế biến thủy sản đều thực hiện công tác lập thủ tục hành chính về môi trường. Đồng thời, thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường, chất lượng nước tại các khu nuôi trồng thủy sản, trên hệ thống sông, kênh rạch và một số khu vực nuôi lồng bè, nuôi thủy sản tập trung.

Bên cạnh đó, An Giang là một tỉnh nội đồng, việc khai thác thủy sản theo tập quán sử dụng tàu thuyền nhỏ, sản lượng khai thác không lớn chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm tại địa phương. Hầu hết ngư dân khai thác thủy sản không có giấy phép (tàu thuyền ngư dân chưa đủ điều kiện theo quy định đăng ký tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản). Nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng suy giảm do bị ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. Trong đó, có diện tích ngập lũ tự nhiên cho thủy sản tự nhiên sinh sản, sinh trưởng vào mùa lũ giảm dần.

Theo thống kê, số lượng tàu, thuyền khai thác thủy sản năm 2017 trên địa bàn tỉnh là 6.628 chiếc (trong đó có 2.462 chiếc có động cơ, 4.166 chiếc không có động cơ). Đến năm 2020 giảm còn 2.830 chiếc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cần tích hợp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và chế biến cá tra

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã giải trình, làm rõ các vấn đề mà Đoàn giám sát nêu ra, đồng thời đề xuất với Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành xem xét nghiên cứu đưa ra những mô hình nuôi trồng thủy sản theo mô hình “tuần hoàn” để tận dụng được tốt đa nguồn thải trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với đội ngũ lao động làm việc trong các nhà máy chế biến thủy sản nhất là về chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại để giữ chân lao động.

An Giang cần tích hợp quy hoạch phát triển của ngành nuôi trồng, chế biến cá tra và các loại thủy sản nước ngọt vào quy hoạch chung của tỉnh. 

Sau khi nghe ý kiến trao đổi, thảo luận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao công tác thực hiện và chia sẻ khó khăn với tỉnh An Giang trong thực hiện các chính sách pháp luật trên lĩnh vực thủy sản. Đồng thời đề nghị thời gian tới, tỉnh An Giang cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đối với bà con nhân dân, chú trọng công tác đào tạo nghề, chuyển đổi sinh kế cho bà con ngư dân, nhân dân.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy cũng lưu ý, hiện quy hoạch chung của tỉnh chưa được phê duyệt. Do đó, An Giang cần tích hợp phát triển ngành nuôi trồng, chế biến cá tra và các loại thủy sản nước ngọt vào quy hoạch chung của tỉnh. Từ đó góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững. Đối với kiến nghị, đề xuất của tỉnh, Đoàn giám sát ghi nhận, tổng hợp báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành xem xét, giải quyết.

Mỹ Hạnh (Theo Báo Nông nghiệp)

 09:35 28/07/2022 Theo (vasep.com.vn)

Doanh nghiệp (DN) có lô hàng bị phát hiện virus SARS-CoV-2, Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra trong vòng 1-2 tuần kể từ ngày có thông báo cảnh báo. Trường hợp DN không bố trí kiểm tra theo thời hạn trên sẽ bị xem xét dừng thông quan lô hàng nhập khẩu và hủy tư cách đăng ký xuất khẩu của DN.

Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến các lô hàng nếu phát hiện virus SARSCoV2

Ngày 21/7/2022, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) có công văn gửi các DN chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc về việc quy định mới của Trung Quốc về kiểm soát COVID-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu.

Thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, NAFIQAD đã nhận được thông báo số 58.2022 ngày 8/7 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các biện pháp kiểm soát COVID-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày 8/7 và thay thế thông báo số 103.2020.

Theo NAFIQAD, tại buổi họp trực tuyến với Cục An toàn thực phẩm Xuất nhập khẩu (thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc) vào ngày 20/7, đại diện phía Trung Quốc đã giải thích cụ thể hơn về các biện pháp sẽ áp dụng trong trường hợp phát hiện lô hàng nhập khẩu dương tính với SARS-CoV-2.

Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Trung Quốc) còn cho biết thêm, khi cơ quan thẩm quyền nước này kiểm tra doanh nghiệp có lô hàng bị nhiễm phát hiện các vấn đề còn tồn tại thì sẽ căn cứ theo quy định liên quan để yêu cầu các biện pháp khắc phục có thời hạn, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hủy bỏ tư cách đăng kí xuất khẩu của doanh nghiệp đó.

Trong công văn gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản sang Trung Quốc, NAFIQAD đề nghị các DN tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng chống COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, hướng dẫn của FAO, WHO và hướng dẫn của Trung Quốc nhằm hạn chế tối đa khả năng lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện virus SARS-CoV-2.

Trường hợp có lô hàng bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các nội dung liên quan (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, hồ sơ, tài liệu, kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp,...) để phục vụ cho việc kiểm tra trực tuyến theo đúng thời hạn yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

Để phòng ngừa những rủi ro cho các lô hàng thủy sản trước nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 và đáp ứng yêu cầu mới của thị trường Trung Quốc, VASEP khuyến cáo các DN thủy sản hội viên cần tiếp tục tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống COVID-19 tại nhà máy. Đồng thời, các DN cũng chủ động chuẩn bị các nội dung liên quan theo yêu cầu kiểm tra trực tuyến của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

Theo báo NÔNG NGHIỆP, ngày 03/08/2022

Trung Quốc đang tạm ngừng nhập khẩu trái cây thuộc họ cam quýt và một số sản phẩm cá đông lạnh từ Đài Loan bắt đầu từ ngày 3 tháng 8.

Hải quan Trung Quốc hôm nay (3/8) thông báo bổ sung thêm các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản trên không được vào thị trường nước này, ngay sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đặt chân đến sân bay Tùng Sơn Đài Bắc (lãnh thổ Đài Loan) tối muộn 2/8.

Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đại lục sẽ tạm ngừng xuất khẩu cát tự nhiên sang Đài Loan, bắt đầu từ ngày 3/8.

Trước đó vào ngày 1/8, Bắc Kinh đã mở rộng “danh sách đen thương mại” đối với khoảng 3.000 sản phẩm thực phẩm khác nhau của hơn 100 nhà sản xuất thực phẩm thuộc eo biển Đài Loan, chủ yếu thuộc các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trà và mật ong theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc.

Vào ngày 1/3/2021, Trung Quốc cũng bất ngờ tuyên bố cấm nhập khẩu dứa của Đài Loan vì lý do nguy cơ lây lan dịch bệnh, động thái ngay sau đó tạo ra chiến dịch mang tên "dứa tự do" của chính quyền hòn đảo nhằm phản đối lệnh cấm và tìm kiếm các thị trường mới.

 

 Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (thứ 2 từ phải sang) trong chiến dịch giải cứu dứa ở Cao Hùng, hồi năm ngoái. Ảnh: Kyodo
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (thứ 2 từ phải sang) trong chiến dịch giải cứu dứa ở Cao Hùng, hồi năm ngoái. Ảnh: Kyodo

 

08:47 10/08/2022, theo VASEP.COM

Xuất khẩu cá tra tăng gần 77%, đạt giá trị đến 1,4 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm. Mặc dù giá cá xuất khẩu tăng nhưng người nuôi lại không được hưởng lợi.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), điểm nổi bật với xuất khẩu cá tra Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 là sự tăng trưởng mạnh của thị trường Trung Quốc. Thị trường này tiêu thụ lượng cá tra nhiều nhất, chiếm 30% thị phần với gần 428 triệu USD, tăng gần 79% so với cùng kỳ. Giá trung bình cá tra phile đông lạnh xuất sang  thị trường Trung Quốc là 2,45 USD/kg, tăng 37% so với mức 1,79 USD/kg cùng kỳ 2021.

Ngoài Mỹ và Trung Quốc, nhiều thị trường khác có sự tăng trưởng đột phá so với cùng kỳ như: Thái Lan tăng 90%, chiếm 4,4% thị phần; Mexico tăng 81% chiếm 3,7% thị phần; Hà Lan tăng 74%, Canada tăng 109%... Giá trung bình xuất khẩu cá tra phile sang các thị trường khác đều tăng từ 28 - 66%.

Chú thích ảnh

Thị trường Mỹ chiếm 25%, đứng thứ 2 với 356 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với nửa đầu 2021. Giá cá tra phile xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trung bình 4,66 USD/kg, tăng 60% so với 2,93 USD/kg cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 2/2022, giá cá tra đông lạnh xuất vào thị trường Mỹ cũng tăng lên mức 4,6 - 4,89 USD/kg.

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL, dù giá xuất khẩu tăng nhưng doanh nghiệp và người chăn nuôi vẫn không được hưởng lợi. Nguyên nhân do chi phí chăn nuôi tăng cao trong 2 năm qua, hiện ở mức bình quân 25.000 - 27.000 đồng/kg cá nguyên liệu. Giá thành sản xuất cá nguyên liệu đang rất cao khiến nhiều người chăn nuôi đành treo ao. Trong khi đó, nửa đầu năm nay giá cước vận tải biển rất cao.

Việt Nam hiện có hơn 300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, trong đó Công ty CP Vĩnh Hoàn dẫn đầu với 16% doanh số, xếp thứ 2 là Công ty TNHH thủy sản Biển Đông chiếm 6%.

Thùy Linh (Theo báo Thanh niên)

Theo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 19/8/2022,

Tùy viên thương mại, Đại Sứ quán Việt Nam cho biết, hàng năm có hàng nghìn trường hợp hàng hóa nông sản, thực phẩm vi phạm quy định nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc.

Những rào cản kỹ thuật của thị trường Trung Quốc:

Tại Diễn đàn: “Xuất khẩu trái cây tươi trong bối cảnh Trung Quốc thực thi Lệnh 248, 249 và tăng cường kiểm soát nhập khẩu thực phẩm chuỗi cung ứng lạnh” do Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại Bình Thuận vào sáng 19/8, ông Lương Văn Tài – Tùy viên thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc, chia sẻ thông tin về các rào cản và vi phạm thường gặp khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc.

Ông Lương Văn Tài - Tùy viên thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Ông Lương Văn Tài - Tùy viên thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Theo ông Lương Văn Tài, hiện nay Trung Quốc vẫn áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng nông sản, thực phẩm (ví dụ: ngô, gạo, đường, bông và lông cừu), chính vì vậy, lượng hàng khẩu sang thị trường này không nhiều.

Trung Quốc cũng đưa ra một số hàng rào kỹ thuật và các biện pháp an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật ngày càng được tăng cường nghiêm ngặt hơn, điểm hình như Lệnh 248 và 249 đã được Trung Quốc ấp dụng từ ngày 1/1/2022.

Vừa qua, Trung Quốc cũng tiếp tục ban hành Thông báo số 58/2022 về việc tiếp tục tối ưu hóa và hoàn thiện công tác phòng chống dịch với sản phẩm đông lạnh nhập khẩu tại cửa khẩu.

“Qua làm việc với một số cơ quan của Bộ NN-PTNT phía Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc, sản phẩm đông lạnh Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện các dấu hiệu liên quan đến lưu hành Covid-19 thì ngay lập tức Hải quan Trung Quốc sẽ gửi thông báo cho Việt Nam. Đồng thời, Hải quan Trung Quốc cho doanh nghiệp 2 tuần chuẩn bị và làm việc trực tuyến với Hải quan Trung Quốc để giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của phía bạn. Sau 2 tuần đó, nếu doanh nghiệp không thu xếp được thì Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ tạm ngừng nhập khẩu đến khi nào doanh nghiệp thu xếp được buổi làm việc và gửi các tài liệu có liên quan để Tổng cục Hải quan Trung Quốc thẩm định. Khi ấy họ mới xem xét dỡ bỏ lệnh hạn chế nhập khẩu với doanh nghiệp vi phạm trước đó”, ông Lương Văn Tài nhấn mạnh.

Diễn đàn: 'Xuất khẩu trái cây tươi trong bối cảnh Trung Quốc thực thi Lệnh 248, 249 và tăng cường kiểm soát nhập khẩu thực phẩm chuỗi cung ứng lạnh' do Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại Bình Thuận vào sáng 19/8. Ảnh: Minh Sáng.

Diễn đàn: “Xuất khẩu trái cây tươi trong bối cảnh Trung Quốc thực thi Lệnh 248, 249 và tăng cường kiểm soát nhập khẩu thực phẩm chuỗi cung ứng lạnh” do Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại Bình Thuận vào sáng 19/8. Ảnh: Minh Sáng.

Ngoài ra, ông Tài cho biết, thị trường Trung Quốc hiện nay vẫn chưa mở cửa cho nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Trong khi đó, Thái Lan đã được nhập khẩu chính ngạch 25 loại quả sang thị trường Trung Quốc, một áp lực lớn đối với sản phẩm trái cây từ Việt Nam.

Thứ nữa, nông, thủy sản của Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh rất gắt gao với các đối tác cùng tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và cạnh tranh với chính hàng nông, thủy sản của Trung Quốc. “Qua công tác theo dõi địa bàn, chúng tôi thấy những sản phẩm trái cây của Thái Lan rất được ưa chuộng vì họ tập trung vào công tác truyền thông, marketing. Hàng năm đến mỗi mùa vụ, họ thường tổ chức các tuần lễ để giới thiệu sản phẩm, do đó mức độ nhận biết, nhận diện thương hiệu các sản phẩm trái cây của Thái Lan tốt hơn chúng ta ở thời điểm hiện tại”, ông Lương Văn Tài nói.

Các sản phẩm thủy sản nằm trong nhóm vi phạm nhiều nhất

Một rào cản quan trọng nữa cũng được Tùy viên thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc lưu ý, đó là: Hoạt động xuất khẩu ở nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường tiểu ngạch, nên có những rủi ro nhất định, đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận các hệ thống phân phối và siêu thị lớn. Không những thế, hiện nay trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc diễn biến phức tạp, Trung Quốc vẫn tiến hành kiểm tra gắt gao Covid-19 với hàng hóa đông lạnh nhập khẩu.

Ông Tài cho cho biết thêm, hàng năm có hàng nghìn trường hợp hàng hóa nông sản, thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn quy định nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc. Các hàng hóa vi phạm chủ yếu là do các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiêu chuẩn, trình độ sản xuất nông sản, thực phẩm khác nhau. Nhóm sản phẩm vi phạm nhiều nhất là đồ uống và rượu bia, sản phẩm sấy, kẹo, socola, thủy sản và sản phẩm thủy sản.

Nhóm sản phẩm vi phạm nhiều nhất của các quốc gia khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là đồ uống và rượu bia, sản phẩm sấy, kẹo, socola, thủy sản và sản phẩm thủy sản.

Nhóm sản phẩm vi phạm nhiều nhất của các quốc gia khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là đồ uống và rượu bia, sản phẩm sấy, kẹo, socola, thủy sản và sản phẩm thủy sản.

Các lỗi vi phạm nhiều nhất là liên quan đến các tài liệu, chứng nhận hàng hóa, phụ gia và thực phẩm, hoặc nhãn mác, hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng, vi sinh vật.

Từ những vấn đề trên, Cơ quan thương vụ lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc cần phải kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định tại nước nhập khẩu; cần tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm.

Bên cạnh đó, các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, cập nhật thông tin về quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu cũng cần được thường xuyên tổ chức. Các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại cần có cán bộ chuyên trách am hiểu thị trường và nên tìm cán bộ biết tiếng Trung, vì đặc thù các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Trung Quốc khi làm việc và giao dịch hay dùng tiếng Trung.

“Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách zelo Covid, chúng tôi khuyến nghị doanh nghiệp nên tổ chức sản xuất theo hướng dẫn trong cuốn cẩm nang phòng chống lây nhiễm chéo Covid-19 trong nông sản, thực phẩm, đã được FAO cập nhật mới nhất”, ông Tài nói. Đồng thời, với các doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang Trung Quốc thì cần phối hợp để làm tốt công tác điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

08:35 28/09/2022, (vasep.com.vn) Ngày 15/9/2022, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD) đã tổ chức Hội nghị “Phổ biến, cập nhật quy định, yêu cầu của một số thị trường nhập khẩu thủy sản trọng điểm”. Hội nghị đã cập nhật quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh khi XK vào các thị trường như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Braxin, Honduras, Panama, Đài Loan.

1. Thị trường Trung Quốc

Thông báo số 58.2022 của Tổng cục hải quan Trung Quốc (GACC) về kiểm soát Covid-19 có hiệu lực từ ngày 08/7/2022 (bãi bỏ Thông báo số 103.2020), áp dụng với lô hàng thực phẩm chuỗi đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc, có nội dung: GACC sẽ kiểm tra trực tuyến đối với DN có lô hàng bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 01-02 tuần kể từ ngày có thông báo cảnh báo. DN sẽ bị GACC xem xét dừng thông quan lô hàng nhập khẩu và hủy bỏ tư cách đăng ký xuất khẩu nếu không bố trí kiểm tra trực tuyến theo thời hạn

Khi kiểm tra phát hiện tồn tại, GACC sẽ yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục có thời hạn, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hủy bỏ tư cách đăng ký xuất khẩu của DN.

GACC đã kiểm tra trực tuyến đối với 27 DN, có 5 DN đã bị GACC đình chỉ NK do không đáp ứng yêu cầu về đảm bảo vệ sinh ATTP và phòng chống Covid-19.

Một số điểm không phù hợp của DN được GACC ghi nhận khi kiểm tra trực tuyến:

- Về kiểm soát ATTP: Thực hành và giám sát thực hành vệ sinh trong quá trình sản xuất; Xử lý nước thải trên bàn chế biến (chảy trực tiếp xuống nền phân xưởng); Bố trí các khu vực sản xuất có khả năng gây nhiễm chéo; Kiểm soát chất lượng nước chế biến (kiểm soát thiếu chỉ tiêu theo quy định của TQ tại GB 5749-2006); Kiểm soát nhiệt độ kho lạnh; Nồng độ chất khử trùng chưa phù hợp

- Về kiểm soát Covid-19: Biện pháp kiểm soát công tác phòng chống Covid-19 của các cơ sở cung cấp nguyên liệu/bán thành phẩm; Kiểm soát việc bố trí ăn trưa cho công nhân trong khuôn viên nhà máy (lối vào, lối ra, bố trí rửa tay); Biện pháp cách ly đối với công nhân bị nhiễm/nghi nhiễm Covid-19; Quy trình, thao tác khử khuẩn bao bì, bán thành phẩm, xe vận chuyển; Tần suất lấy mẫu test Covid-19 bằng phương pháp PCR (đánh giá nguy cơ và tỷ lệ lấy mẫu giám sát tương ứng chưa phù hợp); chưa lấy mẫu thẩm tra SARS-CoV-2 trên bao bì; Chưa có quy trình/thủ tục triệu hồi, xử lý lô hàng bị phát hiện SARS-CoV-2 trả về (quy định cách thức khử trùng, thay bao bì, cách ly nhân viên khử trùng)

Đăng ký DN xuất khẩu trên Hệ thống CIFER: Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của Cục (CV 1591, 1760, 626 và 90).

Đến nay, GACC đã phê duyệt 06 hồ sơ đăng ký mới, phê duyệt 01 hồ sơ thay đổi thông tin (cập nhật mã HS) và điều chỉnh thông tin về địa chỉ cho 09 DN do sai lỗi dịch thuật, thay đổi địa giới hành chính.

DN cần lưu ý một số nội dung khi đăng ký XK trên CIFER: Khai báo đầy đủ các nội dung bắt buộc (có dấu *); Các hồ sơ, văn bản gửi kèm phải là bản gốc và kèm theo bản dịch công chứng (nếu bản gốc là tiếng Việt); Thông tin của doanh nghiệp (tên, địa chỉ,..) trên các giấy tờ phải trùng khớp nhau; Người ký xác nhận các giấy tờ liên quan như: bản cam kết của doanh nghiệp, Checklist,.. phải là người đại diện pháp luật nêu tại Giấy đăng ký kinh doanh; Sản phẩm thủy sản sống không thuộc đối tượng phải đăng ký; Sản phẩm đăng ký phải thuộc danh mục sản phẩm/nhóm sản phẩm được thẩm định, chứng nhận và nằm trong Danh mục 128 sản phẩm được Hải quan TQ cho phép nhập khẩu; Khi chuyển địa điểm sản xuất, thay đổi người đại diện pháp luật hoặc mã số cơ sở do Cục cấp thì không thực hiện đăng ký sửa đổi thông tin mà thực hiện đăng ký mới trên Hệ thống CIFER (Điều 19, Lệnh 248)

Về thời hạn đăng ký: Trong thời hạn từ 3-6 tháng trước khi hết thời hạn đăng ký thì DN phải nộp hồ sơ gia hạn đăng ký trên Hệ thống CIFER; Thời hạn đăng ký của doanh nghiệp có thể tra cứu tại địa chỉ: https://ciferquery.singlewindow.cn; Đa số thời hạn đăng ký của các DN là đến 30/6/2023

2. Thị trường EU

Hướng dẫn mẫu chứng thư: Cục có công văn số 453/QLCL-CL1 ngày 14/4/2021; 496/QLCL-CL1 ngày 22/4/2021; 1100/QLCL-CL1 ngày 23/8/2021; 1511/QLCL-CL1 ngày 115/11/2021; 365/QLCL-CL1 ngày 25/3/2022; 911/QLCL-CL1 ngày 19/7/2022.

EU ban hành mẫu chứng thư đối với lô hàng transit qua EU (cả đối với sản phẩm thủy sản và sản phẩm composite) theo Quy định (EU) số 2021/1471 ngày 18/8/2021; số 2022/1219 ngày 14 tháng 7 năm 2022.

Đối với mẫu chứng thư transit qua EU: thực hiện theo văn bản số 5553/BNNQLCL ngày 22/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Đối với sản phẩm composite: Theo phản ánh của Cơ quan cửa khẩu Đan Mạch: đề nghị cấp mẫu FISH-CRUST MODEL cho sản phẩm tôm tẩm bột chiên sơ (HS 1605) (hiện nay một số lô hàng cấp chứng thư theo mẫu MODEL COMPOSITE)

3. Thị trường Nhật Bản:

Quy định để ngăn chặn các sản phẩm khai thác IUU nhập khẩu vào Nhật Bản được áp dụng từ 1/12/2022. Các đối tượng áp dụng gồm mực ống và mực nang (Squid, Cuttle fish), cá Thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.), cá Thu (Mackerel, Scomber spp) và cá Trích (Sardine, Sardinops spp).

Các DN khi có nhu cầu xác nhận lô hàng được chế biến từ nguyên liệu NK thuộc 04 loài thủy sản trên, lập đầy đủ hồ sơ đề nghị theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT gửi về Trung tâm vùng để được thẩm định, xác nhận.

Các Trung tâm vùng sẽ thẩm định hồ sơ truy xuất nguồn gốc, xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến XK theo yêu cầu thị trường Nhật Bản. Cục NAFIQAD đã có hướng dẫn cụ thể tại công văn số 1157/QLCL-CL1 ngày 7/9/2022.

4. Thị trường Hàn Quốc

Hoạt động thanh tra của Bộ Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) và Cục Quản lý Chất lượng thủy sản (NFQS), Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc (MOF) đối với các DN chế biến xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc: MFDS/NFQS đã thống nhất sẽ tổ chức thanh tra trực tuyến/ trực tiếp tại hiện trường đối với các cơ sở sau khi thống nhất kế hoạch với Cục; Cục sẽ thông báo tới các doanh nghiệp, đồng thời cử đại diện cùng tham gia (nếu cần thiết) để ghi nhận các sai lỗi, tồn tại của các cơ sở (nếu có) và yêu cầu khắc phục, chấn chỉnh.

Về xuất khẩu cá bò khô tẩm gia vị của Việt Nam sang Hàn Quốc: Cục đang tiếp tục làm việc với MFDS đề nghị đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP của Việt Nam và kiểm tra đại diện một số cơ sở để công nhận toàn bộ các cơ sở đăng ký xuất khẩu cá bò khô tẩm gia vị vào Hàn Quốc theo đúng thông lệ quốc tế, thay vì MFDS chỉ chấp thuận các cơ sở xếp hạng 1 như hiện nay; Cục NAFIQAD sẽ có văn bản thông báo tới các DN sau khi nhận được ý kiến thống nhất của MFDS.

5. Thị trường Braxin

Quy định mới về đăng ký doanh nghiệp: Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng thực phẩm Braxin (MAPA) ban hành kèm theo Quy định số G/SPS/N/BRA/1184.Add.2/Corr.3 hệ thống biểu mẫu đăng ký mới thay thế cho biểu mẫu trước đây.

NAFIQAD đã tổ chức làm việc với ĐSQ Braxin tại Việt Nam làm rõ quy định này, cụ thể một số điểm lưu ý :

- Do chuyển đổi sang Hệ thống CSDL mới (từ hệ thống SIGSIF sang hệ thống PGA-SIGSIF), MAPA đề nghị Cục rà soát Danh sách được phép XK vào Braxin để đăng ký bổ sung, sửa đổi thông tin và đưa tên ra khỏi DS (đối với các cơ sở không XK vào Braxin trong thời gian 05 năm trở lại đây)

- Ngoài tên, mã số, địa chỉ cơ sở, phải có thêm thông tin: Postal code; tỉnh/thành phố; loại hình sản xuất; mục đích sử dụng; khu vực nuôi/đánh bắt; tên khoa học của loài; phương thức nuôi/đánh bắt

Danh sách phải được gửi qua đường ngoại giao (ĐSQ Braxin tại Việt Nam sẽ hỗ trợ rà soát DS trước khi gửi chính thức cho MAPA); Cục NAFIQAD đã có hướng dẫn cụ thể tại công văn số 1135/QLCL-CL1 ngày 5/9/2022.

6. Thị trường Honduras

Honduras là thị trường không yêu cầu thẩm định, chứng nhận bởi Cục NAFIQAD theo quy định tại Thông tư 48

Theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Honduras, Cục NAFIQAD đã phối hợp với các cơ quan có liên quan cung cấp Bản trả lời câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP và dịch bệnh thủy sản tới phía Braxin từ năm 2020.

Theo thông báo của Cơ quan thẩm quyền Honduras: “trong thời gian xem xét, đánh giá Bản trả lời câu hỏi, sản phẩm thủy sản Việt Nam vẫn được cho phép xuất khẩu vào Honduras”.

Thực tế thời gian vừa qua đã có trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này và không được cho phép nhập khẩu. Do vậy, các DN lưu ý trao đổi, thống nhất với nhà nhập khẩu/khách hàng trước khi SX, XK vào thị trường này để tránh rủi ro, thiệt hại kinh tế.

7. Thị trường Panama

Theo quy định tại Phụ lục VIIA.Thông tư 48, Panama là thị trường có yêu cầu lập danh sách đối với sản phẩm cá (cá da trơn, cá ngừ), nhuyễn thể; lô hàng cá (cá da trơn, cá ngừ) và nhuyễn thể xuất khẩu sang Panama phải được cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm tra, cấp chứng thư

NAFIQAD đã nhiều lần có văn bản, đề nghị bổ sung thêm DN, tuy nhiên Cơ quan thẩm quyền Panama (AUPSA) thông báo sẽ chỉ xem xét, bổ sung thêm cơ sở xuất khẩu vào thị trường này, sau khi tổ chức, đánh giá thực tế điều kiện bảo đảm ATTP tại Việt Nam (Hiện có 29 DN được Panama đưa vào danh sách cho phép xuất khẩu).

(Cục đã phối hợp với các cơ quan có liên quan trả lời Bản trả lời câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP và dịch bệnh thủy sản để cung cấp theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Panama từ năm 2019)

8. Thị trường Đài Loan

Cơ quan thẩm quyền Đài Loan chỉ cho phép NK các sản phẩm mã HS Code 03, 1604, 1605. Các sản phẩm có mã số HS khác chỉ được xem xét, XK vào Đài Loan sau khi cơ quan thẩm quyền Đài Loan sang Việt Nam thanh tra hệ thống kiểm soát ATTP thủy sản (Công văn số 1928/QLCL-CL1 ngày 21/10/2019 của Cục NAFIQAD)

Cơ quan thẩm quyền Đài Loan thông báo sẽ chỉ xem xét, cho phép bổ sung doanh nghiệp vào danh sách được phép xuất khẩu sau khi sang Việt Nam thanh tra hệ thống kiểm soát ATTP thủy sản (dự kiến trong năm 2022).

 08:55 04/10/2022, (vasep.com.vn) Theo một tài liệu chính sách mới từ Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, yêu cầu ghi nhãn mới đối với thực phẩm nhập khẩu nước ngoài của Trung Quốc tiếp tục gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu nước ngoài và sự thiếu minh bạch của cơ quan hải quan Trung Quốc đang làm phức tạp thêm vấn đề.

Các lệnh 248 và 249 của Hải quan Trung Quốc, được thực hiện vào đầu năm nay, yêu cầu thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có nhãn và mã nhận dạng bằng tiếng Trung Quốc bên trong và bên ngoài bao bì. Các nhà xuất khẩu cũng phải đăng ký với hệ thống Đăng ký Doanh nghiệp Thực phẩm Nhập khẩu Trung Quốc (CIFER), do Tổng cục Hải quan Trung Quốc điều hành.

“Mặc dù Quy định về quản lý đăng ký các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở nước ngoài [còn được gọi là Lệnh 248] có hiệu lực vào tháng 1/2022, các nhà nhập khẩu thực phẩm vẫn gặp khó khăn trong việc hoàn thành đăng ký”, theo Báo cáo vị trí hàng năm của Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm.

Khi nó được giới thiệu lần đầu tiên, ngành xuất khẩu tôm hùm của Canada đã đánh dấu tác động của Lệnh 248 như một mối đe dọa đối với các lô hàng tôm hùm chế biến của họ sang Trung Quốc. Cho đến nay, các quy tắc chỉ áp dụng cho thủy sản chế biến, bao gồm cả các sản phẩm đông lạnh và nấu chín. Nhưng Giám đốc điều hành của Hội đồng Tôm hùm Canada Geoff Irvine cho biết ông hy vọng Trung Quốc sẽ sớm mở rộng các yêu cầu về nhãn mác đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản sống.

Theo E.U, lệnh 248 “mở rộng phạm vi đăng ký cho các nhà sản xuất tất cả các loại thực phẩm, đưa ra các nguyên tắc quản lý rủi ro và thúc giục các công ty thiết lập hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả để đảm bảo thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc đáp ứng các yêu cầu.”

Trong khi đó, sắc lệnh nhằm cải thiện an toàn thực phẩm cũng đưa ra một số yêu cầu quan liêu rườm rà gây ra gánh nặng hành chính đáng kể cho các nhà xuất khẩu sang Trung Quốc.

08:16 19/10/2022, Theo VASEP,

Thương vụ Việt Nam tại Canada khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến của Việt Nam lưu ý quy định mới về rác thải nhựa của Canada và có đối sách phù hợp để tránh thiệt hại.

Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu thực phẩm chế biến vào Canada - Ảnh 1.

Những đồ nhựa dùng một lần không được sử dụng ở Canada và những vật thay thế có thể tái sử dụng. 

Thương vụ Việt Nam tại Canada vừa đưa ra khuyến cáo việc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến của Việt Nam cần lưu ý đến các quy định mới về rác thải nhựa của Canada; đồng thời, cần có bước chuyển đổi và đối sách phù hợp, tránh bất ngờ, bị động, gây tổn hại cho thương mại hay mất cơ hội kinh doanh hoặc mất thị phần.

Theo lộ trình, từ tháng 6/2023, Canada sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm đồ uống có ống hút và tay xách nhựa và sẽ cấm bán hoàn toàn các sản phẩm này từ 6/2024.

Mốc thời gian cấm sản xuất và nhập khẩu đối với các sản phẩm nhựa khác như túi đựng rác, nhựa trong y tế, nhựa trong mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân… sẽ được Canada công bố dần.

Đây là chiến lược tổng thể của Canada nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa vào năm 2030 và tiến tới nền kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp nhựa. Chiến lược này được kỳ vọng sẽ giảm lượng khí thải CO2 trung bình 1,8 triệu tấn mỗi năm, đem lại hàng tỷ USD lợi nhuận và tạo thêm 42.000 việc làm mới.

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, trong năm 2023, Chính phủ Canada sẽ xây dựng các quy chuẩn ghi nhãn mới liên quan đến dấu hiệu 'có thể tái chế' trên sản phẩm và các quy định về ghi nhãn đối với sản phẩm nhựa có thể tự hủy.

Sau khi có quy chuẩn này, Canada chắc chắn sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc cấm nhập khẩu các sản phẩm có bao bì bằng nhựa không mang biểu tượng tái chế.

Mặc dù chưa có quy định bắt buộc về việc ghi nhãn bao bì nhựa mang biểu tượng tái chế, hiện nay, các doanh nghiệp thực phẩm chế biến Canada đã bắt đầu ráo riết thiết kế và tìm nhà cung cấp các loại bao bì thực phẩm bằng nhựa có khả năng tái chế.

Dự kiến, các yêu cầu mới đối với bao bì sản phẩm nhựa sẽ tập trung vào hàm lượng tái chế (ví dụ nhựa resin), phương pháp tái chế xây dựng theo khuyến nghị của các cơ sở tái chế ở Canada. Canada sẽ hạn chế các sản phẩm sử dụng bao bì nhiều lớp (multipackaging) nếu không cần thiết.

Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ khi nhập hàng vào Canada chắc chắn sẽ đặt ra các yêu cầu này với các nhà sản xuất của Việt Nam. Vì vậy, Thương vụ khuyến khích các doanh nghiệp cùng hợp tác để phát triển theo hướng bền vững và tuần hoàn. Ngoài ra, Thương vụ sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật các thông tin mới liên quan đến các quy định này.

Bảo Ngọc (Theo Tuổi trẻ)

20/10/2022 06:27:26 GMT+7, Theo docbao.vn, 

Mới giữa tháng 10, ngành nông nghiệp đã chốt thu 55 tỷ USD từ xuất khẩu nông sản, trong đó nhiều nhóm hàng lập kỷ lục. Các doanh nghiệp đang tất bật chuẩn bị cho những chuyến hàng xuất khẩu cuối năm.

Làm được những điều chưa từng có

Gần một tháng kể từ ngày xuất khẩu chính ngạch lô sầu riêng 100 tấn đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc theo Nghị định thư ký kết giữa 2 quốc gia hồi tháng 7, những chuyến xe chở đầy ắp loại quả đặc sản này vẫn tiếp tục nối đuôi nhau lên đường đi sang thị trường 1,5 tỷ dân.

Đến nay, theo ước tính của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), khoảng 10.000 tấn sầu riêng đã được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, đánh dấu bước đầu thành công khi thâm nhập vào thị trường sầu riêng lớn nhất thế giới này. Đáng nói, sầu riêng Việt cạnh tranh được cả về giá lẫn chất lượng với sầu Thái Lan.

Các doanh nghiệp cho hay họ liên tục nhận được những đơn hàng lớn từ các nhà nhập khẩu của Trung Quốc. Ví như, Công ty TNHH XNK Vạn Xuân Phát mỗi tháng sẽ xuất 1.000 tấn sang Trung Quốc theo đơn đặt hàng của đối tác.

Công ty CP thương mại XNK Dũng Thái Sơn - cũng tiết lộ, doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng 500.000 tấn sầu riêng. Do đó, từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành việc trồng từ 3.000-5.000 ha sầu riêng, tăng số lượng cung cấp cho thị trường tiềm năng này.

Ồ ạt báo tin kỷ lục lịch sử, xuất khẩu nông sản chốt thu 55 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra lập kỷ lục, thu tiền nhiều nhất lịch sử (Ảnh: Minh Dũng).

Cùng chung niềm vui, gạo Việt Nam mới đây cũng ghi dấu ấn bởi lần đầu tiên món cơm chiên sử dụng gạo ST25 đến từ Việt Nam trở thành "bữa trưa đặc biệt" tại Văn phòng Nội các Nhật Bản. Trong khi đó, ở trời Âu, thương hiệu “Cơm Việt Nam” được bày bán trên kệ 4.000 siêu thị ở Pháp.

Có được sự khẳng định về mặt chất lượng tại những thị trường khó tính bậc nhất thế giới, những ngày gần đây, doanh nghiệp xuất khẩu gạo tất bật chuẩn bị cho các đơn hàng cuối năm với giá bán tăng vọt. Qua đó cho thấy, thay vì chỉ được bày bán tại những siêu thị, cửa hàng nhỏ lẻ gốc Á ở châu Âu, gạo Việt đã chính thức đặt chân vào những hệ thống phân phối lớn tại các thị trường cao cấp. 

Ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, thông tin, thị trường châu Âu rất chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam. Doanh nghiệp của ông nhận được nhiều đơn hàng lớn, nhưng khả năng cung ứng không đủ nên đành từ chối bớt. 

“Giá gạo xuất sang thị trường châu Âu rất cao, từ 700-1.250 USD/tấn. Mỗi tháng chúng tôi xuất khẩu khoảng 30 container gạo sang thị trường này”, ông chia sẻ. Trung An đang dồn lực chuẩn bị cho những chuyến hàng xuất khẩu dịp cuối năm.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đang bước vào “mùa vàng” của năm khi nhu cầu đối với mặt hàng thủy sản từ các thị trường tăng cao để phục vụ mùa lễ hội và Tết.    

Một công ty trong ngành thủy sản chia sẻ, năm nay ảnh hưởng bởi lạm phát nên đơn hàng không được dồn dập như cùng kỳ năm 2021. Song thời điểm này, các nhà máy chế biến của họ cũng phải hoạt động hết công suất để kịp trả đơn hàng cuối năm. Bởi, nhu cầu mặt hàng thủy sản từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, EU,... sẽ tăng mạnh từ tháng 10 để phục vụ mùa lễ hội.

Thiết lập nhiều kỷ lục mới

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy, 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó có 7 sản phẩm và nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Hầu hết các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều ghi nhận tăng trưởng ở mức hai con số. 

Trong 9 tháng qua, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ, thiết lập kỷ lục mới như: Cà phê gần 3,1 tỷ USD, tăng 37,6%; gạo trên 2,6 tỷ USD, tăng 9,3%; sắn và sản phẩm sắn 1 tỷ USD, tăng 21%; cá tra gần chạm mốc 2 tỷ USD, tăng 83,3% - kỷ lục lịch sử; tôm gần 3,5 tỷ USD, tăng 24,8%, gỗ và sản phẩm gỗ trên 12,4 tỷ USD, tăng 11,4%... Đặc biệt, xuất khẩu phân bón các loại đạt 900 triệu USD, tăng đột biến 170,4% so với cùng kỳ.

Một số sản phẩm ghi nhận giá xuất khẩu bình quân tăng vọt. Cụ thể, phân bón các loại giá 635 USD/tấn, tăng 82,3%; hạt tiêu 4.403 USD/tấn, cà phê giá 2.280 USD/tấn với mức tăng lần lượt là 30,4% và 21,7%... 

Ồ ạt báo tin kỷ lục lịch sử, xuất khẩu nông sản chốt thu 55 tỷ USD - 1

Sầu riêng Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường Trung Quốc bằng con đường chính ngạch (Ảnh: Tâm An)

Nhận định về thị trường xuất khẩu những tháng cuối năm, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu ngành hàng này ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực từ các thị trường chính. Từ tháng 9, nguồn cung nguyên liệu không chịu biến động lớn do tác động tích cực từ giá xăng dầu giảm. Nhu cầu tăng trở lại khi các nhà nhập khẩu giải quyết được vấn đề tồn kho…

"Hy vọng cuối năm nay, thị trường Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại sau chính sách Zero-Covid. Khi đó, xuất khẩu sẽ đi vào ổn định và phát triển tốt cho năm 2023", ông nhận định.

Còn về vấn đề lạm phát ảnh hưởng tới sức tiêu thụ thuỷ sản tại nhiều thị trường, ông Hoè cho rằng cá tra sẽ có lợi thế vì là mặt hàng thuỷ sản có giá bình dân, hợp với túi tiền của người tiêu dùng. 

Dù còn nhiều thách thức nhưng ông Hòe khẳng định xuất khẩu thuỷ sản sẽ thu về 10 tỷ USD - mức kỷ lục. Thậm chí, chỉ hết tháng 11 có thể đạt được mốc này. Riêng xuất khẩu cá tra dự báo sẽ thu về 2,5-2,6 tỷ USD. 

Đối với lĩnh vực gạo, động thái Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% với nhiều loại lúa gạo khiến thị trường gạo thế giới biến động mạnh, trong đó có Việt Nam. Gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 30 USD/tấn, còn gạo 25% tấm tăng 25 USD/tấn. Đáng chú ý, do thiếu hụt nguồn cung từ phía Ấn Độ nên nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc chuyển hướng tìm nguồn cung gạo tấm của Việt Nam để phục vụ nhu cầu từ nay đến Tết.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, nếu không có đột biến và các lĩnh vực duy trì được tốc độ sản xuất như 9 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp có thể lập kỷ lục 55 tỷ USD trong năm nay, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao.

Ông chỉ rõ, nông sản Việt Nam xuất khẩu đang có nhiều lợi thế. Giá USD liên tục tăng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được trợ lực bởi hàng hóa của Việt Nam sẽ rẻ hơn trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, nhu cầu lương thực, thực phẩm tại các quốc gia phương Tây luôn tăng cao vào 3 tháng cuối năm. Thực tế, thị trường châu Âu và Mỹ vào mùa cao điểm lễ hội đã giúp ngành nông nghiệp tăng trưởng "nóng" hồi cuối năm 2021.

Điều đáng mừng, chúng ta đã chủ động, linh hoạt cả trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu lẫn chỉ đạo sản xuất và mở cửa thị trường, ông Tiến nhấn mạnh.

Tuy vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, lạm phát buộc người tiêu dùng tiết kiệm hơn, khiến thị phần có nguy cơ thu hẹp và xuất hiện hàng tồn kho, xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu lắng xuống... Do vậy, các doanh nghiệp cần lường trước tình thế khó khăn để có biện pháp xoay chuyển phù hợp. 

Theo Tâm An (VietNamNet)

08:21 27/10/2022 theo (vasep.com.vn)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có thông điệp rằng sẽ không nới lỏng ngay lập tức chính sách zero- COVID gây tranh cãi của ông.

Trung Quốc sẽ không nới lỏng chính sách zeroCOVID

Trung Quốc sẽ không nới lỏng chính sách zero-COVID

Nhân dân Nhật báo, tờ báo hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, đã có một thông điệp rõ ràng trước đại hội Đảng Cộng sản rằng, nước này sẽ tiếp tục chính sáchzero Covid trong thời gian trước mắt.

Thông báo được đưa ra sau khi có các ca dương tính với COVID-19 bùng phát trở lại trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc (1-7 tháng 10).

Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng lưu ý rằng, tin tức này làm giảm hy vọng rằng các biện pháp kiểm soát sẽ giảm bớt sau đại hội đảng lần thứ 20, được tổ chức vào ngày 16/10.

Giải pháp pháp zero COVID hướng tới mục tiêu cân bằng giữa kiểm soát đại dịch với phát triển kinh tế và xã hội, cho phép Trung Quốc đạt được tỷ lệ tử vong "cực thấp" và hoạt động kinh tế và xã hội "trơn tru", tờ Nhân dân Nhật báo cho biết.
"Dynamic zero là chiến lược chống dịch với tổng chi phí xã hội thấp nhất và là lựa chọn tốt nhất để kiểm soát kịp thời dịch bệnh ở Trung Quốc trong giai đoạn này".

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã chú trọng việc tăng cường chính sách zero COVID trong đại hội đảng. Theo BBC, Zero-CVOID là một "cuộc chiến tranh nhân dân nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus". Trang tin này cho biết thêm, chính sách này đã cứu được nhiều mạng người, nhưng cũng gây ra một số thiệt hại đáng tiếc cho người dân và nền kinh tế Trung Quốc.

Như tờ Guardian của Anh đã đưa tin, có nhiều kỳ vọng rằng Tập Cận Bình sẽ sớm được xác nhận cho nhiệm kỳ chủ tịch thứ ba, biến ông trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên phục vụ hơn hai nhiệm kỳ kể từ thời Mao Trạch Đông. Ông Tập vẫn quyết tâm với chiến lược của mình đối với Trung Quốc: "một quốc gia tự cung tự cấp về kinh tế không COVID-19 và không có đối lập với đảng Cộng sản cầm quyền".

Nguồn: undercurrentnews

Tranh cãi về tác động của FTA Ecuador-Trung Quốc

 08:52 01/11/2022 Theo (vasep.com.vn)

Chuyên gia thương mại thủy sản vẫn còn nhiều tranh cãi về thỏa thuận thương mại tự do giữa Trung Quốc và Ecuador đối với tôm.

Theo Tổng giám đốc Bangkok, nhà kinh doanh thủy sản có trụ sở tại Thái Lan, thỏa thuận sẽ được ký kết trước cuối năm 2022, tác động của việc áp thuế bằng 0 sẽ thúc đẩy xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc. Điều này sẽ làm tăng giá tôm. 

Việc nới lỏng chế độ kiểm tra của Trung Quốc đối với các container nhập khẩu - dự kiến cũng sẽ diễn ra vào cuối năm nay, như một phần của nới lỏng chính sách zero COVID của Trung Quốc - sẽ có tác động kích thích doanh số bán hàng thủy sản Trung Quốc.

Hiệp định có hiệu lực có thể đẩy giá tôm nguyên liệu Ecuador do nhu cầu sẽ tăng nếu Trung Quốc dỡ bỏ hoàn toàn việc kiểm tra.

Nhà phân tích thủy sản cấp cao của Rabobank, Gorjan Nikolik cho biết một thỏa thuận thương mại tự do sẽ rất “quan trọng” đối với Ecuador, nhưng lưu ý rằng quốc gia Nam Mỹ này đã là một nhà cung cấp tôm quan trọng cho Trung Quốc. Xuất khẩu tôm Ecuador càng ngày phụ thuộc vào Trung Quốc do nhập khẩu tôm của Trung Quốc hiện chiếm 60% từ Ecuador. 

Chú thích ảnh

Ecuador chiếm một thị phần lớn trong nhập khẩu tôm của Trung Quốc

Dù vậy, Ecuador cũng sẽ không được hưởng lợi quá nhiều từ việc Trung Quốc xóa bỏ thuế quan do Indonesia và Việt Nam đều đã được miễn thuế thông qua FTA giữa Trung Quốc- ASEAN và hai nước này cũng chiếm lợi thế trong vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, bất lợi về thuế quan là nhỏ so với những bất lợi khác mà các nhà sản xuất châu Á phải đối mặt, như các vấn đề sinh học, cùng với những chi phí khác khiến họ khó mà cạnh tranh với thị phần của Ecuador tại Trung Quốc.

Các nhà sản xuất châu Á cần tập trung ít hơn vào các sản phẩm chế biến, “vốn không phải là thế mạnh của họ so với Ecuador”. Trong khi đó, sản lượng tôm Ecuador đã tăng nhanh hơn nhiều so với các nước châu Á. Sản lượng ở Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đạt trung bình từ 7 đến 8% hàng năm, trong khi tôm của Ecuador đã tăng tới 30% trong những năm gần đây. Các chuyên gia nuôi trồng thủy sản gợi ý rằng tăng trưởng trong tương lai phụ thuộc ít hơn vào việc tăng diện tích và nhiều hơn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

Câu hỏi đặt ra là liệu Ecuador có chọn tập trung hơn nữa vào việc cung cấp nhu cầu đang tăng nhanh của Mỹ, thị trường tôm tăng trưởng mạnh nhất trong hai năm qua, nơi có lợi thế về vận chuyển hàng hóa hay không? Xuất khẩu tôm của Ecuador sang Bắc Mỹ tăng 56% vào năm 2021, trong khi xuất khẩu sang châu Á tăng 11%, châu Âu tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, những con số này bị ảnh hưởng bởi COVID- 19 do tiêu thụ sụt giảm.

Tác động của FTA Trung Quốc- Ecuador còn phụ thuộc phần lớn vào việc Trung Quốc có nhanh chóng mở cửa trở lại hay không. Dù có nhiều dự đoán Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách Zero-Covid nhưng sau Đại hội Đảng Cộng sản vào ngày 16/10, việc nới lỏng hoặc chấm dứt chính sách Zero-Covid dường như không có khả năng xảy ra. 

Lĩnh vực dịch vụ thực phẩm của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chính sách Zero- COVID, các nhà nhập khẩu thủy sản đã phải đối mặt với những trở ngại từ các chính sách kiểm tra an toàn thực phẩm được thắt chặt tại các cảng của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với các công ty thủy sản được xác định là đã gửi sản phẩm hoặc bao bì có chứa dấu vết của coronavirus vào Trung Quốc.

Chú thích ảnh

Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến tăng từ 5 triệu tấn trong năm 2022 lên 7 triệu tấn vào 2023

Theo dự báo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đang phải chịu đựng sự suy giảm trong thị trường bất động sản vốn rất nóng trước đây, vốn đã thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng của đất nước trong 5 năm trước đó. Vào năm 2022, tăng trưởng GDP của Trung Quốc lần đầu tiên giảm so với mức trung bình của châu Á trong nhiều thập kỷ.

Nikolik dự đoán, sản lượng tôm toàn cầu sẽ tăng từ 5 triệu tấn vào năm 2022 lên 7 triệu tấn vào năm 2030. Ecuador sản xuất 1 triệu tấn vào năm 2021 và hy vọng sẽ sản xuất 5 triệu tấn vào năm 2025, nhưng chuyên gia vẫn còn nhiều tranh luận về việc liệu Ecuador có thể đạt được mục tiêu hay không.

Theo ông Eduardo Pucci, Giám đốc tổ chức Organisation para la Protección de, ngay cả khi ngành tôm nuôi của Ecuador được hưởng lợi từ FTA với Trung Quốc, nó có thể gây tổn hại cho các bộ phận khác của ngành thủy sản và nền kinh tế nói chung của Ecuador. Nhiệm vụ của tổ chức là thúc đẩy cải thiện quản lý nghề cá trong khu vực và tổ chức này đã gọi việc đánh bắt bất hợp pháp của các tàu Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh lương thực toàn cầu và ảnh hưởng đến các quốc gia giáp Nam Đại Tây Dương. Các nhà chức trách Ecuador trước đây không sẵn sàng chỉ trích công khai hành vi sai trái của các tàu cá Trung Quốc do áp lực ngoại giao.

Ông Pucci cho biết, trường hợp của Ecuador là một ví dụ cho thấy mối quan hệ song phương giữa các quốc gia có thể ngăn chặn các hành động cụ thể chống lại sự vi phạm của các tàu của đối tác thương mại. 

 Thùy Linh (Theo the seafoodsource) 

 08:38 04/11/2022 Theo VASEP,

Ngày 3/11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có Công văn số 17-CT/TW về việc công bố Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát sản xuất rau sạch tại trang trại WinEco tại huyện Củ Chi. (Ảnh TRẦN TRUNG).

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát sản xuất rau sạch tại trang trại WinEco tại huyện Củ Chi. (Ảnh TRẦN TRUNG)

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về vấn đề an toàn thực phẩmcông tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân về an toàn thực phẩm có chuyển biến tích cực; sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng được quan tâm. Hệ thống văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế. Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu sạch và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Không ít cấp ủy đảng, chính quyền chưa quyết liệt, thiếu chủ động, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Mô hình quản lý chưa đồng bộ, hiệu quả thấp; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; tình trạng buôn lậu thực phẩm qua biên giới, quảng cáo thực phẩm sai sự thật, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích tăng trưởng diễn biến phức tạp; an toàn thực phẩm trong các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục chưa bảo đảm… ảnh hưởng lớn tới an ninh, an toàn thực phẩm.

An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc. Để bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, an toàn thực phẩm vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm cao nhất về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn do mình phụ trách.

2. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hóa chất không rõ nguồn gốc trong tất cả các khâu, từ nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm, bảo đảm truy xuất rõ nguồn gốc.

Khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn; có chính sách hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm. Có chính sách thỏa đáng, kịp thời khen thưởng và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

4. Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.

Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới logistics, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn. Phát huy vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất lượng. Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên cung cấp tín dụng cho các hộ sản xuất thực phẩm an toàn, nhất là các hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, nhất là với các nước láng giềng.

5. Với tính chất và tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, cần sớm kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các ngành trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

Thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; có chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ này.

6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và các đoàn thể chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm tới đoàn viên, hội viên và người dân; tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.

7. Tổ chức thực hiện

- Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị với chương trình, kế hoạch cụ thể, khả thi, tạo chuyển biến thực sự trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm ở địa phương, đơn vị.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực hiện Luật An toàn thực phẩm; nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thực phẩm.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác này.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo Ban Bí thư.

Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ.

Bảo Ngọc (Theo báo Nhân dân)

Số ca COVID-19 tăng mạnh ở Trung Quốc

Theo docbao.vn, 08/11/2022 20:40:17 GMT+7

Quảng Châu và các thành phố khác của Trung Quốc ngày 8-11 báo cáo số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong bối cảnh siết chặt lệnh phong tỏa.

Reuters dẫn lời Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết nước này ngày 8-11 ghi nhận 7.475 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, tăng từ 5.496 ca một ngày trước đó và là mức cao nhất kể từ ngày 1-5 năm nay.

Các thành phố quan trọng về mặt kinh tế, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh, đã tiến hành xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa những khu vực bị ảnh hưởng. 

Riêng Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, báo cáo 2.377 ca COVID-19 mới ngày 8-11, tăng từ 1.971 ca một ngày trước đó. Nhiều quận ở Quảng Châu đã áp đặt các hạn chế và lệnh phong tỏa. 

Tuy nhiên, địa phương này đang cố tránh viễn cảnh bị phong tỏa nghiêm ngặt giống TP Thượng Hải. Thượng Hải, hiện không phải đối mặt với làn sóng COVID-19 hồi sinh, đã bị phong tỏa vào tháng 4 và tháng 5 năm nay sau khi báo cáo hàng ngàn ca mắc mới mỗi ngày trong tuần cuối cùng của tháng 3.

Số ca COVID-19 tăng mạnh ở Trung Quốc

Một số cửa hàng và nhà hàng ở Quảng Châu đóng cửa vì dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Ảnh: Reuters

Số ca COVID-19 tăng mạnh ở Trung Quốc - 1

Quảng Châu đang tìm cách tránh viễn cảnh bị phong tỏa giống Thượng Hải. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, ngày 8-11 ghi nhận 733 ca COVID-19 mới, tăng gấp đôi so với ngày trước đó. 

Tại thủ đô Bắc Kinh, nhà chức trách phát hiện 64 ca COVID-19 mới khiến nhiều tòa nhà và địa điểm bị phong tỏa. 

Siêu đô thị Trùng Khánh cũng ghi nhận 281 ca COVID-19 mới, tăng từ 120 ca một ngày trước đó. Ít nhất 4 quận ở Trùng Khánh bị áp đặt các hạn chế bổ sung. Các quán karaoke, phòng khiêu vũ và địa điểm giải trí bị đóng cửa. Một quan chức địa phương mô tả tình hình dịch bệnh đang diễn biến "phức tạp và nghiêm trọng".

Theo Reuters, sự gia tăng mạnh số ca COVID-19 sẽ là phép thử đối với Trung Quốc và thách thức kỳ vọng của các nhà đầu tư, trong đó dự báo rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sớm mở cửa biên giới trở lại hoặc thậm chí nới lỏng cách tiếp cận "không COVID-19".

Tính đến ngày 8-11, Trung Quốc có tổng cộng 265.013 ca mắc, 5.226 ca tử vong và 252.543 trường hợp phục hồi do COVID-19, theo trang web worldometers.info. 

Số ca COVID-19 tăng mạnh ở Trung Quốc - 2

Một khu dân cư ở Bắc Kinh bị phong tỏa ngày 7-11. Ảnh: Reuters

Theo Phạm Nghĩa (Nld.com.vn)

 

Tin liên quan

 08:45 09/11/2022, Theo VASEP.COM

(vasep.com.vn) Hội chợ Thủy sản và Hải sản Trung Quốc (CFSE) là một trong những hội chợ lớn nhất ngành thủy sản Trung Quốc được tổ chức vào ngày 26 hàng năm tại Thanh Đảo. CFSE năm nay ban đầu được lên lịch vào ngày 27-29/10, tại Thanh Đảo. Tuy nhiên, ban tổ chức Hội chợ gần đây đã thông báo hoãn do lo ngại về tình hình Covid-19, ngày tổ chức dự kiến vẫn chưa được thống nhất.

Theo Peter Redmayne, chủ tịch Sea Fare Expositions, khách tham quan và đối tác của CFSE, với tình hình Covid-19 hiện tại của Trung Quốc, việc tổ chức triển lãm vẫn còn nhiều thách thức. 

Do đó, và sau khi tham vấn rộng rãi với chính quyền thành phố Thanh Đảo về công tác phòng chống và kiểm soát COVID-19, cần phải dời lại ngày tổ chức. Ngày tổ chức triển lãm mới sẽ được xác định khi tình hình COVID được cải thiện và các triển lãm thương mại lớn như [CFSE] có thể được tổ chức một lần nữa tại Thanh Đảo.

Vào ngày 14/9, do lệnh cấm tụ tập đông người, chẳng hạn như triển lãm thương mại, của các quan chức thành phố, nó đã được đặt lại vào ngày 9-11/11/2022. Trước khi triển lãm bị hoãn, Trung Quốc được dự đoán sẽ thay đổi chính sách kiểm dịch và du lịch hiện tại. 

Chú thích ảnh

Một gian hàng tại triển lãm CFSE năm 2019 

Hơn 1.200 công ty từ 30 quốc gia đã đăng ký tham gia triển lãm tại CFSE, Redmayne cho biết vào tháng 9. Ước tính có khoảng 22.000 du khách từ khắp Trung Quốc dự kiến sẽ tham dự.

Trung Quốc tiếp tục đấu tranh với COVID 19. Sự bùng phát Covid gây áp lực lên chính sách zero-COVID gây tranh cãi của nước này, vốn đã gây ra kìm hãm nền kinh tế.

Nhà máy lắp ráp Iphone lớn nhất của Apple tại Trịnh Châu, cách Thanh Đảo khoảng 453km đã bị đóng cửa do dịch bệnh bùng phát. Hiện tại, số trường hợp nhiễm Covid 19 tại nhà máy vẫn chưa thể xác định được.

Một khu nghỉ dưỡng Disney ở Thượng Hải đã đột ngột đình chỉ hoạt động để tuân thủ các biện pháp phòng chống COVID-19, với tất cả các du khách vào thời điểm thông báo được hướng dẫn ở lại công viên cho đến khi họ có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút, CNBC đưa tin.

Thùy Linh (Theo undercurrentnews) 

Theo docbao.vn, 30/11/2022 09:11:51 GMT+7

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho hay, chính quyền nước này sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách Covid-19 nhằm giảm tác động đối với nền kinh tế và xã hội.

Phát ngôn viên Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, ông Mễ Phong trong cuộc họp báo được tổ chức tại thành phố Bắc Kinh hôm 29/11 nói rằng, chính quyền nhiều địa phương của nước này đang làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19. Dù vậy, việc quản lý và kiểm soát dịch bệnh cần phải được điều chỉnh lại nhằm giảm bớt tiêu cực đối với đời sống của người dân. 

“Chúng ta cần phân loại và điều trị một cách khoa học cho những bệnh nhân dương tính với Covid-19, cũng như làm tốt công tác chăm sóc cho cho những trường hợp đặc biệt như người già, người có bệnh nền và trẻ em. Đồng thời, chúng ta cần tiếp tục chấn chỉnh, đáp ứng và giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của người dân”, tờ Nhật báo Bắc Kinh dẫn lời ông Mễ nói trong buổi họp báo. 

Trung Quốc khẳng định sẽ điều chỉnh lại chính sách về Covid-19

Phát ngôn viên Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, ông Mễ Phong hôm 29/11. Ảnh: China.com.cn 

Theo ông Mễ, các cơ quan y tế ở nhiều địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. “Tôi mong người dân hãy thực hiện việc tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình”, vị quan chức này nói thêm.

Trong khi đó, quan chức Trình Hữu Quyền làm việc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc lại cho rằng, những phàn nàn của người dân về các biện pháp hạn chế dịch Covid-19 xuất phát từ việc một số địa phương đã cho áp dụng biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt một cách quá mức, đặc biệt áp dụng cho số đông người dân, chứ không xuất phát từ bản chất của các biện pháp.

“Trước mắt, chính quyền ở nhiều địa phương đã cho thành lập các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên y tế, đồng thời cử các tổ công tác đi xuống địa bàn mỗi ngày để tiếp thu những phản hồi cũng như tư vấn cho người dân”, ông Trình cho biết.

Theo ông Trình, chính quyền trung ương sẽ sớm có hành động để giải quyết những khó khăn mà người dân đã nêu.

Theo Tuấn Trần (VietNamNet)

TP Trịnh Châu – Trung Quốc đã đóng cửa hàng trăm tòa nhà và khu chung cư vài giờ sau khi lệnh phong tỏa diện rộng được nới lỏng.

COVID-19: Trung Quốc nới phong tỏa thành phố iPhone

Trung Quốc ngày 29-11 ghi nhận thêm 4.326 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Ảnh: Reuters

Theo Bloomberg ngày 30-11, đây là một phần trong chiến lược triển khai các biện pháp kiểm soát COVID-19 nhắm mục tiêu.

Giới chức Trịnh Châu, điểm sản xuất các sản phẩm Apple lớn nhất ở Trung Quốc, đêm 29-11 (giờ địa phương) thông báo nới lỏng lệnh phong tỏa ở các khu đô thị chính.

Động thái trên được triển khai sau khi giới chức y tế hàng đầu Trung Quốc kêu gọi giới chức địa phương tránh áp lệnh phong tỏa ồ ạt.

Ngày 30-11, Trịnh Châu gỡ bỏ cái được gọi là các biện pháp kiểm soát đi lại (một cách nói khác của lệnh phong tỏa) và thay thế chúng bằng "các biện pháp kiểm soát COVID-19 bình thường", theo thông báo được giới chức địa phương đăng trên tài khoản WeChat.

Các doanh nghiệp sẽ được phép nới lại hoạt động theo cách có trật tự. Những người sinh sống ngoài vùng rủi ro cao sẽ không phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên, miễn là họ không ra khỏi nhà.

Trong vài tuần trở lại đây, giới chức Trịnh Châu đã nhiều lần điều chỉnh các biện pháp hạn chế. Lệnh phong tỏa quận xung quanh Nhà máy Foxconn Technology Group, nơi được ví là "Thành phố iPhone", được gỡ bỏ vào ngày 9-11 nhưng vẫn bị xem là vùng rủi ro cao. Hai tuần sau, vào ngày 24-11, giới chức phong tỏa các khu vực đô thị chính của Trịnh Châu trong bối cảnh số ca nhiễm tăng.

Đây là một ví dụ cho thấy những thách thức mà giới chức địa phương gặp phải trong nỗ lực đáp ứng mục tiêu kép của Bắc Kinh: ngăn chặn COVID-19 theo cách ít làm gián đoạn cuộc sống của người dân và doanh nghiệp hơn.

Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) hôm 28-11 nhận định khả năng Trung Quốc từ bỏ chính sách đối phó COVID-19 hà khắc trước tháng 4 là 30%, sớm hơn so với dự đoán trước đó.

Theo Cao Lực (Nld.com.vn)

Theo VASEP, 09:30 02/12/2022

Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký VASEP, thời gian tới cần có biện pháp đặc thù để tiếp thị vào thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả hơn so với hiện nay. Trong đó, thiết lập cơ quan bán hàng trực tiếp của người Việt.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tinh đến cuối tháng 10, xuất khẩu thuỷ sản cả nước đã đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc và Hồng Kông tiêu thụ lớn thứ hai với 1,5 tỷ USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, thị trường này được đánh giá là tiềm năng trong bối cảnh kinh tế thế giới bước vào suy thoái và sức tiêu thụ ở một số thị trường truyền thống như EU, Mỹ giảm sút.

Số liệu: VASEP (H.Mĩ tổng hợp)

Chia sẻ tại hội thảo "Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức & giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng" do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Tạp chí Doanh nhân Việt Nam và Công ty Greenpan phối hợp tổ chức chiều ngày 26/11, ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký VASEP cho biết nhiều ý kiến cho rằng muốn tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản thì phải đi sâu vào Trung Quốc và đây là thực tế.

Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP)

"Dù muốn dù không thì Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại, khi đó có thể tăng trưởng được xuất khẩu", ông Hoè nói. 

10 tháng 2022, dù áp dụng chính sách Zero Covid nhưng nước này vẫn nhập khẩu 15 tỷ USD, cao hơn cả năm 2021.

"Điều này cho thấy nhu cầu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng và các doanh nghiệp cần đầu tư công sức vào thị trường này trong thời gian tới", ông Hoè nói. 

Thuỷ sản Việt Nam cũng đã có thị phần tại các tỉnh có lượng tiêu thụ lớn như Sơn Đông, Thượng Hải, Liêu Ninh, Phúc Kiến, Bắc Kinh và Thiên Tân. Các địa phương này chiếm 87% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc.  Tính riêng tỉnh Sơn Đông, một năm tỉnh này nhập khẩu 4 tỷ USD thuỷ sản.  

Theo ông Hoè, thời gian tới cần có biện pháp đặc thù để tiếp thị vào thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả hơn so với hiện nay. Trong đó, thiết lập cơ quan bán hàng trực tiếp của người Việt. Tuy nhiên, cần xem xét chọn lựa địa phương nào phù hợp.

"Thị trường Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân và nhiều tỉnh, diện tích 1 tỉnh cũng rất lớn. Do đó, chúng ta cần coi Trung Quốc giống như liên minh Châu Âu 27 nước với phong tục, chính sách mỗi tỉnh khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ chính sách của từng địa phương để có sách lược phù hợp với từng sản phẩm. Đặc biệt với sản phẩm tôm cần tính toán kỹ hơn vì cạnh tranh từ Ecuador và Ấn Độ rất lớn", ông Hoè nói. 

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) việc thâm nhập vào thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng rất khó khăn.

"Trung Quốc có hơn 1.000 doanh nghiệp chế biến tôm. Một năm họ nhập cả triệu tấn tôm nguyên liệu về chế biến chủ yếu từ Ecuador, Ấn Độ và Agentina về chế biến lại phục vụ trong nước. Do đó mình thập nhập vào thị trường đó không được. Hệ thống tiêu thụ nội địa gần như đã chi phối hết, chỉ có cá tra và tôm sú mới thâm nhập", ông Lực chia sẻ. 

Theo ông Lực, sách lược trước mắt đối với ngành tôm là tập trung vào thị trường ưa chuộng sản phẩm tôm có hàm lượng giá trị gia tăng cao mà Ecuador và Ấn Độ chưa thể thâm nhập như Nhật Bản, Tây Âu. 

Trung Quốc và Hồng Kông đứng thứ 4 các thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng 2022 với 547 triệu USD, tương đương 14,3% tỷ trọng. 

Bảo Ngọc (Theo Vietnambiz)

08:33 06/12/2022, Theo Vasep,

(vasep.com.vn) Là một nhà xuất khẩu thuỷ hải sản sang thị trường Châu Âu, bạn phải biết rằng các yêu cầu đối với các sản phẩm này ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Số lượng quy định và yêu cầu ngày càng tăng xuất phát từ phản ứng của Ủy ban Châu Âu đối với việc dán nhãn sai và gian lận cũng như các tham vọng về môi trường. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng muốn có thêm sự đảm bảo đối với sản phẩm thủy sản.

Những yêu cầu và quy định để xuất khẩu thủy sản  vào thị trường Châu Âu

Sản phẩm của bạn phải được dán nhãn chính xác, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và đầy đủ các giấy chứng thư vệ sinh cần thiết. Phần dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể về những yêu cầu quan trọng nhất để bạn xem xét. 

Quốc gia và cơ sở chế biến cần được công nhận

Trước khi bạn có thể xuất khẩu sản phẩm của mình sang Châu Âu, quốc gia của bạn cần được các cơ quan có thẩm quyền của Châu Âu công nhận. Quốc gia của bạn cần phải có các quy định và năng lực để đảm bảo rằng thuỷ sản sản xuất tại quốc gia của bạn đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm của châu Âu và không gây ra mối đe dọa cho người tiêu dùng châu Âu.

Sau khi chính phủ nước bạn nộp đơn xin Liên minh Châu Âu chấp thuận cho xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, các cơ quan có thẩm quyền của Châu Âu sẽ tham có một cuộc đối thoại và chỉ định một “cơ quan có thẩm quyền”. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện các quy định đáp ứng các yêu cầu của Châu Âu.

Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan chính phủ ở quốc gia của bạn mà Liên minh Châu Âu chỉ định có năng lực (có thẩm quyền) cao nhất trong việc giám sát các sản phẩm thủy sản được XK sang Liên minh Châu Âu để đảm bảo an toàn và chất lượng của thực phẩm. Liên minh châu Âu ký một thỏa thuận với bộ này, giao cho họ trách nhiệm về các biện pháp kiểm soát bắt buộc trước khi xuất khẩu.

Thông thường, cơ quan có thẩm quyền là một cơ quan trong bộ, quản lý nuôi trồng và khai thác thủy sản. Ví dụ, cơ quan có thẩm quyền ở Peru là Organismo Nacional de Sanidad Pesquera (SANIPES); ở Costa Rica là Dịch vụ Thú y Quốc gia (SENASA); ở Senegal là Tổng cục Công nghiệp Chế biến Thủy sản; ở Bangladesh là Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Phát triển Nông thôn; và tại Việt Nam là Cục NAFIQAD thuộc Bộ NN và PTNT.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền được chỉ định và sau khi Liên minh Châu Âu chấp thuận cho xuất khẩu thuỷ sản sang Châu Âu, cơ quan đó có thể phê duyệt các cơ sở của bạn để xuất khẩu sang Châu Âu. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cập nhật danh sách các cơ sở. Nếu có bất kỳ thay đổi nào xảy ra, họ sẽ sử dụng hệ thống TRACES-NT để thông báo cho Liên minh Châu Âu.

Đại diện của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia của bạn sẽ đến kiểm tra các cơ sở của bạn để đảm bảo rằng các quy định được đáp ứng. Các yêu cầu chính mà bạn với tư cách là nhà xuất khẩu cần đáp ứng là thực hiện các tiêu chuẩn phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm của bạn trở lại tàu cá hoặc trang trại nuôi trồng thủy sản đã đăng ký.

HACCP là một phương pháp để kiểm soát hoạt động chế biến của bạn. Phương pháp này giúp bạn xác định các vấn đề có thể xảy ra và hướng dẫn bạn cách ngăn ngừa và giải quyết chúng, với mục đích đảm bảo vệ sinh, an toàn và truy xuất nguồn gốc. Châu Âu có một trong những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất trên thế giới. Các sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ sẽ được đăng tải và báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF).

Các quy định của Liên minh Châu Âu về vệ sinh thực phẩm bao gồm tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường thực phẩm dùng cho người. Các quy định vệ sinh của Liên minh Châu Âu bao gồm những điều sau đây:

- Người kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm;
- An toàn thực phẩm được đảm bảo trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, bắt đầu từ sản xuất chính;
- Thực hiện chung các thủ tục dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
- Áp dụng các yêu cầu vệ sinh cơ bản, có thể được quy định thêm đối với một số loại thực phẩm.
Cứ vài năm một lần, một nhóm kiểm toán của các cơ quan có thẩm quyền của Liên minh Châu Âu sẽ đến thăm quốc gia của bạn và gặp gỡ với cơ quan có thẩm quyền của bạn. Liên minh Châu Âu sẽ kiểm tra các hệ thống tại chỗ và sẽ thăm một số cơ sở trong toàn bộ chuỗi cung ứng ở nước bạn để xem liệu các quy định có được thực hiện đúng hay không. Trong báo cáo kiểm toán, các kiểm toán viên của Liên minh Châu Âu sẽ báo cáo về những phát hiện của họ và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện nếu các thiếu sót được xác định.

Điều quan trọng là cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thủy sản ở nước bạn phải hợp tác với các kiểm toán viên và có hành động để thực hiện các khuyến nghị đã đưa ra. Nếu các khuyến nghị được đáp ứng, Liên minh Châu Âu sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào. Tuy nhiên, nếu các cơ quan có thẩm quyền của bạn từ chối thực hiện theo các khuyến nghị, Liên minh Châu Âu có thể áp dụng các biện pháp chống lại quốc gia của bạn. Trong những trường hợp cực đoan nhất, tình huống này có thể dẫn đến lệnh cấm thương mại đối với toàn bộ ngành.

Điều quan trọng cần nhận ra là nếu bạn muốn xuất khẩu thuỷ sản nuôi trồng sang châu Âu, các cơ quan chính phủ của bạn cần được phê duyệt đặc biệt dựa trên Kế hoạch giám sát dư lượng (RMP). RMP cần được các cơ quan có thẩm quyền của Châu Âu phê duyệt và sẽ được đánh giá riêng biệt sau mỗi 2 hoặc 3 năm.

Mặc dù các quy định này đã được áp dụng trong nhiều năm và không thay đổi thường xuyên, nhưng yêu cầu này là điều quan trọng nhất mà bạn và quốc gia của bạn cần phải đáp ứng. Có những quốc gia chỉ mới tiếp cận thị trường Liên minh Châu Âu đối với các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như Myanmar, hoặc các quốc gia vẫn đang nỗ lực tiếp cận, chẳng hạn như Nigeria. Đây là một quá trình kéo dài đòi hỏi sự cam kết của tất cả các bên liên quan ở quốc gia của bạn.

Không được phép vượt quá mức dư lượng tối đa

Liên minh Châu Âu có các quy định nghiêm ngặt và phức tạp về mức dư lượng tối đa (MRL) đối với cá và hải sản. Các mức này được đề cập trong các văn bản quy định khác nhau. Tùy thuộc vào loài và nguồn gốc (thủy sản hoặc nuôi trồng thủy sản), bạn cần chứng minh cho mỗi lô hàng rằng sản phẩm của bạn không bị vượt quá mức dư lượng tối đa tương ứng, bằng cách cung cấp giấy chứng thư vệ sinh do phòng thí nghiệm được công nhận cấp cùng với lô hàng của bạn.

Nếu bạn muốn xuất khẩu sang châu Âu, bạn cần phải có hệ thống tại các cơ sở chế biến và sơ chế trong chuỗi cung ứng của bạn. Bạn cần đảm bảo rằng các nguyên liệu thô mà bạn cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn Châu Âu và không bị ô nhiễm khi chúng nhập vào nhà máy chế biến của bạn. Bạn phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp của bạn chế biến sản phẩm một cách cẩn thận bằng cách duy trì một dây chuyền lạnh thích hợp và các phương tiện bảo quản hợp vệ sinh. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm nếu một container bị từ chối khi nó vào cảng Châu Âu.

Các quy định mà bạn cần lưu ý khi xuất khẩu thuỷ sản sang Châu Âu như sau:

- Quy định (EC) số 470/2009 đưa ra quy trình thiết lập MRLs đối với dư lượng các chất có hoạt tính dược lý trong thực phẩm - có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thuốc kháng sinh. Xem danh sách đầy đủ các chất và MRL của chúng trong Phụ lục của Quy định (EU) số 37/2010;
- Quy định (EC) số 396/2005 thiết lập MRL của Liên minh Châu Âu đối với thuốc trừ sâu. Chúng được đưa ra trong các Quy định khác nhau và một cơ sở dữ liệu công khai được duy trì bởi Liên minh Châu Âu;
- Quy định (EC) No 1881/2006 quy định MRLs đối với các chất gây ô nhiễm môi trường cụ thể như kim loại nặng, bao gồm cả thủy ngân;
- Một số chất khác được phân loại là “phụ gia thức ăn chăn nuôi” ở Liên minh Châu Âu (coccidiostats và histomonostats) cũng có thể để lại dư lượng trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật được nuôi bằng thức ăn có chứa chúng. 

Mặc dù các quy định của Liên minh Châu Âu đã rất phức tạp, nhưng không phải tất cả các loại dư lượng đều được bao gồm hoặc thiết lập rõ ràng. Đôi khi, các quy định thay đổi khi các cơ quan chức năng châu Âu bắt đầu giám sát một lượng dư lượng cụ thể nghiêm ngặt hơn. Chính quyền của bạn cũng có một vai trò. Trong các kế hoạch quốc gia do cơ quan có thẩm quyền của bạn xây dựng, cơ quan có thẩm quyền quyết định danh sách các chất tồn dư có liên quan đến ngành thủy sản  nước bạn.

Hàm lượng clorat trong thuỷ sản nhập khẩu là một trong những tồn dư được chú ý vào năm 2019 và MRL thắt chặt hơn ngay sau đó. Các cơ sở chế biến không có nước sạch sử dụng clorat để xử lý nước trước khi đưa vào cơ sở chế biến. Vào cuối năm 2019, các cơ quan chức năng của Đức đã phát hiện thấy hàm lượng clorat trong các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu, làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của những sản phẩm này đối với người tiêu dùng.

Do những lo ngại được nêu ra ở Đức, một cuộc tranh luận đã bắt đầu về mức độ clorat là hợp lý. Vào năm 2020, người ta quyết định không thay đổi hàm lượng clorat trong thực phẩm xuất khẩu sang châu Âu, nhưng sẽ xem xét điều này 5 năm một lần. Do đó, một bản cập nhật có thể được mong đợi vào năm 2025. Thuốc trừ sâu gốc clorat đã bị cấm. Tất nhiên, những loại thay đổi này có thể có tác động to lớn đến hoạt động của bạn và điều quan trọng là bạn phải nắm rõ điều này để chuẩn bị tốt nhất có thể khi các thay đổi đối với quy định được thực hiện.

Khi ngành công nghiệp thuỷ sản phát triển, các cơ quan chức năng nhận thức rõ hơn về các vấn đề ảnh hưởng đến việc thương mại thuỷ sản nhập khẩu, chẳng hạn như mức độ của một số chất được tìm thấy trong các sản phẩm và việc ghi nhãn các chất đó. Do đó, một số nhà nhập khẩu ở châu Âu dự đoán rằng các quy định của châu Âu sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn. Chlorate chỉ là một ví dụ; một ví dụ khác là việc sử dụng kháng sinh trong thủy sản nuôi trồng, các quy định thường xuyên thay đổi. Chúng tôi kỳ vọng việc buôn bán cá và hải sản sẽ được kiểm soát và kiểm soát đầy đủ vào năm 2030.

Các quy định về ghi nhãn phải được tuân thủ nghiêm ngặt

Các quy định của Châu Âu về ghi nhãn rất rõ ràng. Tuy nhiên, có thể có sự khác biệt nhỏ giữa việc ghi nhãn cho thuỷ sản chưa chế biến và đã chế biến, và giữa việc ghi nhãn cho thuỷ sản tự nhiên và nuôi trồng. Nhìn chung, các thông tin sau đây cần được dán nhãn trên các sản phẩm thủy sản, với các sản phẩm đóng gói sẵn có một số thông tin cần bổ sung mà các sản phẩm chưa được đóng gói sẵn không cần phải đưa vào.

Tất cả sản phẩm:

- Tên của sản phẩm, bao gồm tên thương mại và tên khoa học;
- Danh sách các thành phần (bao gồm tất cả các số E có liên quan, là số nhận dạng được cấp cho các chất mà Liên minh Châu Âu cho phép thêm vào thực phẩm), được thêm vào nhãn thùng carton bên ngoài;
- Phương pháp sản xuất - phải được đề cập đến cho dù đó là sản phẩm nuôi trồng hay đánh bắt tự nhiên;
- Xuất xứ - tham chiếu quốc gia nơi chúng được sản xuất;
- Khối lượng tịnh - khối lượng tịnh phải được đề cập trên các sản phẩm đóng gói sẵn;
- Hạn sử dụng: bao gồm ngày, tháng và năm, theo thứ tự đó và đứng trước các từ "tốt nhất trước" hoặc "tốt nhất trước khi kết thúc" hoặc ngày "sử dụng trước";
- Người bán ở Liên minh Châu Âu - tên hoặc tên doanh nghiệp và địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói hoặc người bán được thành lập ở Liên minh Châu Âu;
- Bao bì phải có số phê duyệt của Liên minh Châu Âu;
- Bao bì cũng phải có “số lô”, là số được cấp cho các sản phẩm thuộc cùng một lô từ cùng một nhà xuất khẩu;
- Dinh dưỡng - thành phần và giá trị dinh dưỡng phải được đề cập đến.
Thông tin bổ sung cho các sản phẩm đóng gói sẵn:

- Danh sách các thành phần (bao gồm tất cả các số E có liên quan, là số nhận dạng được cấp cho các chất mà Liên minh Châu Âu cho phép thêm vào thực phẩm), được thêm vào nhãn thùng carton bên ngoài;
- Phương pháp sản xuất - phải được đề cập đến cho dù đó là sản phẩm nuôi trồng hay đánh bắt tự nhiên;

- Hướng dẫn sử dụng (chỉ khi cần);
- Khai báo dinh dưỡng;
- Ngày cấp đông đầu tiên (ngày cấp đông phù hợp cần được thỏa thuận với người mua. Một số người mua thích ngày đầu tiên mà nguyên liệu thô được cấp đông; ví dụ, khi một con cá được đánh bắt và đông lạnh trên tàu, ngay cả khi nó chưa ở dạng cuối cùng. Những người mua khác có thể muốn ngày cấp đông là lần đầu tiên sản phẩm được đông lạnh ở dạng cuối cùng; ví dụ, philê cá thay vì toàn bộ cá được đông lạnh trên tàu);
- Bổ sung protein có nguồn gốc khác nhau;
- Nếu một sản phẩm được chế biến, chẳng hạn như surimi hoặc cá viên, thông tin này cần phải được đề cập (một chế phẩm của…);
- Dấu hiệu nhận biết;
- Nước bổ sung cần phải ghi vào mục thành phần.

Điểm cuối cùng cần chú ý thêm. Nước bổ sung vẫn là một điểm liên tục được tranh luận giữa các nhà nhập khẩu và các cơ quan chức năng châu Âu. Mặc dù trên bao bì ghi rõ rằng nước cần được ghi, nhưng không phải lúc nào cũng rõ hàm lượng nước cần được đo lường và dán nhãn như thế nào. Cũng có sự khác biệt trong cách giải thích giữa các Quốc gia Thành viên.

Nước phải luôn được đề cập trong danh mục thành phần theo thứ tự tỷ trọng của nó trong tổng trọng lượng của sản phẩm so với các thành phần khác. Ví dụ, nếu 8% nước được thêm vào, nhãn phải ghi 92% cá, 8% nước, tiếp theo là bất kỳ thành phần nào khác.

Trong trường hợp cá đã chế biến, nếu thêm ít hơn 5% nước, thứ tự nước được đề cập trong danh sách thành phần không quan trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp đó bổ sung nhiều hơn 5% nước, nước không chỉ được đề cập trong danh sách thành phần mà nó còn phải được nêu rõ ràng trong tên của sản phẩm, ví dụ như “tôm được bổ sung nước”.

Ở Đức, các nhà chức trách dường như đã tiến thêm một bước nữa; nếu thêm hơn 12% nước, người bán không được phép đặt tên sản phẩm là tôm. Thay vào đó, một sản phẩm có nhiều hơn lượng nước bổ sung này nên được dán nhãn là “chế phẩm từ tôm”.

Hậu quả của việc giải thích Quy định này rất sâu rộng, không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến mã hải quan mà sản phẩm tôm phải nhập khẩu. Do “các chế phẩm từ” thủy sản thuộc HS16 thay vì HS03, chúng phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn làm tăng giá của sản phẩm. Các nhà chức trách ở Hà Lan khẳng định sẽ không đi quá xa điều này, miễn là các nhà nhập khẩu đảm bảo rằng tên sản phẩm không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Chứng minh rằng thuỷ sản của bạn có nguồn gốc hợp pháp

Quy định của Liên minh Châu Âu về phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Theo Liên minh Châu Âu, đánh bắt IUU là bất kỳ hoạt động đánh bắt nào trong khu vực cấm, sử dụng các phương pháp bất hợp pháp hoặc không được báo cáo. Đánh bắt IUU làm tổn hại đến việc quản lý bền vững nguồn cá toàn cầu (và địa phương), và tạo ra sự cạnh tranh không công bằng chống lại những người đánh bắt hợp pháp và có trách nhiệm.

Liên minh Châu Âu yêu cầu bạn chứng minh rằng thuỷ hải sản của bạn không đến từ khai thác IUU. Các sản phẩm cá tự nhiên của bạn cần được gửi kèm theo giấy chứng nhận khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền của bạn phê duyệt. Giấy chứng nhận khai thác phải chứa tất cả các thông tin quy định trong mẫu được nêu trong Phụ lục II của luật IUU của Châu Âu. Bạn chỉ có thể xin giấy chứng nhận khai thác đối với cá và hải sản được mua từ các tàu đã được đăng ký và cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền ở nước bạn.

Các nhà chức trách châu Âu đã cam kết tăng cường nỗ lực để duy trì sức khỏe của các đại dương toàn cầu, điều này được thể hiện qua áp lực mà các nhà chức trách đặt ra đối với các nước đang phát triển trong việc tuân thủ Quy định IUU. Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam và Ecuador đã phải đối mặt với các thẻ vàng và yêu cầu chính quyền các nước có biện pháp xử lý chống khai thác IUU. Nếu chính phủ không hành động, các nhà chức trách châu Âu có thể phạt thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc cấm nhập khẩu cá và hải sản của châu Âu từ nguồn gốc đó.

Hệ thống đảm bảo xuất xứ của EU

Nếu bạn xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, bạn có thể được hưởng lợi từ việc giảm hoặc thậm chí xóa bỏ thuế nhập khẩu. Đây là trường hợp nếu sản phẩm xuất xứ từ một quốc gia được liệt kê là ‘GSP tiêu chuẩn’, ‘GSP +’ hoặc ‘EBA’ (Mọi thứ trừ vũ khí) liên quan đến Hệ thống ưu đãi chung của Châu Âu (GSP). Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ nhận được ưu đãi này nếu bạn có thể chứng minh rằng sản phẩm mà bạn xuất khẩu có nguồn gốc từ quốc gia mà nó được xuất khẩu. Bạn cần chứng minh điều này và Liên minh Châu Âu có một hệ thống CNTT mà bạn có thể đăng ký: Hệ thống Nhà xuất khẩu đã Đăng ký (REX).

Hệ thống REX được giới thiệu bằng cách sửa đổi Quy định (EU) số 1063/2010 trong bối cảnh cải thiện Quy tắc xuất xứ của GSP (RoO) vào năm 2010. Mặc dù hầu hết các yếu tố của Quy định này đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, Hệ thống REX được hoãn lại cho đến ngày 1/1/2017. Có một giai đoạn chuyển tiếp tiếp theo cho đến cuối năm 2020 để các nước hưởng lợi GSP chuyển từ hệ thống chứng nhận xuất xứ trước đây sang hệ thống REX mới.

Để được đăng ký, bạn phải nộp đơn đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia bạn. Cơ quan có thẩm quyền sẽ đăng ký bạn là nhà xuất khẩu trong hệ thống REX, sau đó bạn sẽ nhận được số đăng ký (số REX). Nếu đã đăng ký trong hệ thống REX, bạn có thể sử dụng số REX này cho tất cả các thỏa thuận mà hệ thống REX được phép, chẳng hạn như cung cấp sự đảm bảo về xuất xứ.

Kiểm tra hàng thuỷ sản tại cửa khẩu

Sau khi vận chuyển, các lô hàng của bạn phải vào EU thông qua một Trạm Kiểm tra Biên giới đã được phê duyệt dưới quyền của một bác sĩ thú y chính thức ở Quốc gia Thành viên EU. Thông thường, không phải tất cả các lô hàng sẽ được kiểm tra thực tế; tuy nhiên, kiểm tra tài liệu có hệ thống và kiểm tra danh tính là phổ biến. Tần suất kiểm tra thực tế phụ thuộc vào hồ sơ rủi ro của sản phẩm và vào kết quả của các lần kiểm tra trước đó. Các lô hàng bị phát hiện không tuân thủ luật pháp của EU sẽ bị tiêu hủy hoặc trong một số điều kiện nhất định, được gửi lại trong vòng 60 ngày. Ngoài ra, công ty xuất khẩu có thể bị phong tỏa và cơ quan có thẩm quyền có thể phải đối mặt với hình thức kỷ luật.

Người mua châu Âu không thêm bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến COVID-19 (chẳng hạn như thử nghiệm axit nucleic, hun trùng và các biện pháp vệ sinh khác do Trung Quốc áp đặt đối với hàng nhập khẩu thủy sản). Không giống như Trung Quốc, quốc gia có an toàn sinh học nghiêm ngặt về nhập khẩu thủy sản, nhìn chung, châu Âu không gắn COVID-19 với các vấn đề an toàn thực phẩm.

Nếu sản phẩm thủy sản của bạn phải quá cảnh qua EU để đến Vương quốc Anh, thì sản phẩm đó phải vào lãnh thổ EU thông qua Trạm Kiểm soát Biên giới và mỗi chuyến hàng sẽ cần phải có Giấy tờ Nhập cảnh Thú y Chung. Các nhà nhập khẩu sẽ cần thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Anh bằng cách sử dụng hệ thống thông báo nhập khẩu mới (IPAFFS: Nhập khẩu Sản phẩm, Động vật, Hệ thống Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi). Nếu sản phẩm của bạn không đến Vương quốc Anh qua EU, thì chúng cần phải kèm theo giấy chứng thư vệ sinhdo nước xuất xứ cấp.

Ngoài các yêu cầu mà các nước Châu Âu đặt ra cho bạn, hầu hết người mua sẽ có một loạt các yêu cầu tiêu chuẩn. Người mua sẽ muốn có bằng chứng rằng công ty của bạn và các cơ sở của nó tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cụ thể cũng như trách nhiệm xã hội và môi trường. Ví dụ: các chứng nhận về tính bền vững đã là một yêu cầu gia nhập thị trường đối với các thị trường bán lẻ Tây Bắc Châu Âu và là một yêu cầu ngày càng tăng trên các thị trường khu vực và thị trường tiêu dùng cuối khác.

Các chứng nhận quan trọng nhất mà người mua yêu cầu trong lĩnh vực thuỷ hải sản:

Tên Loại Chi phí

Được sử dụng nhiều nhất

ở các thị trường cuối cùng của Châu Âu

Thông tin thêm (có liên kết)
Tiêu chuẩn Toàn cầu của Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRCGS) An toàn thực phẩm Chi phí (và thời gian) của việc đánh giá chứng nhận sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp và quy mô của công ty cũng như tỷ lệ của người chứng nhận và chi phí đi lại. Toàn châu Âu, nhưng tập trung vào bán lẻ  Food Safety Certificate.
Tiêu chuẩn nổi bật quốc tế (IFS) An toàn thực phẩm Giá trung bình cho 2 ngày đánh giá đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và 3-5 sản phẩm thường nằm trong khoảng € 3.000. Chi phí bổ sung bao gồm tái chứng nhận hàng năm. Toàn châu Âu, nhưng tập trung vào bán lẻ Truy cập trang IFS website để có thêm thông tin về chứng nhận hoặc  thực hiện tự đánh giá bằng ứng dụng điện thoại thông minh IFS Audit Manager
Tiêu chuẩn SA8000 của Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội (SAI) Xã hội Trước tiên, bạn phải tự đánh giá với chi phí 300 đô la Mỹ, sau đó chu kỳ chứng nhận có thể miễn phí hoặc chi phí lên đến 1500 đô la Mỹ / ngày cho người đánh giá. Toàn châu Âu

Đọc tổng quan này về các khía cạnh mà bạn sẽ được đánh giá để được SA8000 công nhận.

 overview of aspects on which you will be audited to get SA8000 accredited.

Hội đồng quản lý hàng hải Tính bền vững Thông tin giai thoại từ nghề cá được chứng nhận cho thấy chi phí có thể thay đổi từ 15.000 đến 120.000 đô la Mỹ. Chi phí cho chứng nhận Quy trình Giám sát Nguồn gốc thấp hơn đáng kể. Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ Đọc hướng dẫn chứng nhận nghề cá MSC và chương trình nâng cao năng lực của MSC
ASC Tính bền vững Chi phí (và thời gian) của việc đánh giá chứng nhận sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp và quy mô của công ty cũng như tỷ lệ của người chứng nhận và chi phí đi lại. Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản chia sẻ thông tin về các tiêu chuẩn ASC, chứng nhận nhóm và các chương trình cải tạo ASC
Global G.A.P Tính bền vững

Việc sử dụng tiêu chuẩn GGN là miễn phí, nhưng có chi phí đánh giá do những người chứng nhận độc lập tính.

Có một khoản phí đăng ký một lần cho các công ty sử dụng biểu tượng, đứng đầu là phí dựa trên số lượng.

Đức, Thụy Sĩ GLOBALG.A.P. cung cấp 5 bước để được chứng nhận
Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP) Tính bền vững Có phí đăng ký, phí đánh giá và phí chương trình cụ thể cho từng loại tiêu chuẩn.  

Đọc về kinh nghiệm từ các nhà sản xuất khác đã nhận được chứng nhận BAP, hiển thị các mốc thời gian cho quá trình chứng nhận.

Read about the experiences from other producers that received BAP certification, showing timelines for the certification process.

Hữu cơ (tiêu chuẩn EU) Tính bền vững / hữu cơ Phí trung bình khoảng € 750 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chứng chỉ phải được gia hạn hàng năm. Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Anh

Nếu bạn có câu hỏi về các quy tắc của Liên minh Châu Âu đối với sản xuất hữu cơ, hãy tham khảo Câu hỏi thường gặp của Liên minh Châu Âu về các quy tắc hữu cơ.

Chứng nhận An toàn Thực phẩm

Các quy định về an toàn thực phẩm của Ủy ban Châu Âu được coi là một trong những tiêu chuẩn pháp lý nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết người mua châu Âu sẽ có các yêu cầu bổ sung về an toàn thực phẩm. Chắc chắn trong bán lẻ và hầu hết các thị trường dịch vụ thực phẩm và bán buôn, người mua ở Châu Âu sẽ yêu cầu bạn phải có cơ sở của bạn được chứng nhận bởi bên thứ ba. Các tiêu chuẩn được yêu cầu phổ biến nhất là Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRCGS) và Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (IFS).

Ngành công nghiệp đang làm việc để hài hòa các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tăng cường sự chấp nhận lẫn nhau thông qua việc đánh giá các chương trình an toàn thực phẩm của bên thứ ba do Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) thực hiện. Vì ngày càng có nhiều đề án được GFSI đánh giá, nên có khả năng các nhà bán lẻ và các nhà phân phối khác sẽ chấp nhận nhiều đề án, giảm áp lực lên các nhà cung cấp trong việc áp dụng nhiều chương trình an toàn thực phẩm của bên thứ ba.

Chứng nhận tuân thủ xã hội

Trong khi các siêu thị ở Hoa Kỳ thường có kiểm toán và chứng nhận tuân thủ xã hội của riêng họ, thì các siêu thị ở Châu Âu thường yêu cầu nhà cung cấp của họ phải được chứng nhận về tuân thủ xã hội bởi một bên thứ ba. Giống như chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận tuân thủ xã hội chủ yếu liên quan đến các cơ sở chế biến của bạn. Những chứng chỉ này liên quan đến quyền, sức khỏe và thu nhập của những người làm việc trong cơ sở của bạn và cả trong chuỗi cung ứng rộng lớn hơn của bạn, nhưng có thể khó khăn hơn cho bạn trong việc chứng nhận chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của mình theo các tiêu chuẩn này vào lúc này.

Ở Châu Âu, các chương trình công nhận tuân thủ xã hội của bên thứ ba được chấp nhận rộng rãi nhất là Tiêu chuẩn SA8000 của Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội (SAI) và Sáng kiến ​​Tuân thủ Xã hội của Doanh nghiệp (BSCI). Trong khi SA8000 thực sự là một công cụ tuân thủ, BSCI còn đi xa hơn nữa và yêu cầu các công ty được công nhận phải cho thấy rằng họ đang nỗ lực không ngừng để cải thiện tình hình phát hiện ra thiếu sót. Càng ít thiếu sót và càng có nhiều tiến bộ, xếp hạng BSCI sẽ càng tốt.

Với nhiều cáo buộc liên quan đến quyền lao động được đưa ra đối với một số nghề cá trên khắp thế giới (chẳng hạn như sử dụng lao động nô lệ và buôn người), việc coi trọng trách nhiệm xã hội và làm việc với chứng nhận tuân thủ xã hội của bên thứ ba có thể khiến bạn trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. Và là nhà cung cấp được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu.

Ví dụ về một công ty nổi tiếng với chiến dịch vì quyền lợi của người lao động là Omarsa, một nhà xuất khẩu tôm của Ecuador. Omarsa là thành viên của Sedex, cho phép các thành viên cải thiện phương thức kinh doanh và điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu. Kế hoạch trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) bao gồm các dự án cấp nước cho cộng đồng gần các trang trại nuôi tôm cũng như các dự án sinh kế. Kiểm tra các dự án CSR của Omarsa và dấu ấn về môi trường và xã hội của chúng.

Gần đây, bên cạnh các chương trình chứng nhận xã hội chuyên dụng, một số chứng nhận bền vững cũng đã áp dụng việc tuân thủ xã hội trong các tiêu chuẩn của họ. Một ví dụ là Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC), bao gồm mức lương công bằng và hợp đồng cho nhân viên của các công ty được chứng nhận. Là một nhà xuất khẩu, hãy lưu ý rằng các tiêu chuẩn này chưa được phát triển đầy đủ và hầu hết người mua sẽ yêu cầu chứng nhận tuân thủ xã hội hiện có.

Chứng nhận bền vững

Người tiêu dùng có thể biết rằng thuỷ sản của bạn đã được sản xuất bền vững nhờ chứng nhận bền vững. Nhãn điện tử được dán trên thành phẩm của thuỷ sản được chứng nhận, bạn có thể tìm thấy nhãn này ở siêu thị và thường xuyên hơn trong lĩnh vực nhà hàng. Nhu cầu về thủy sản được chứng nhận đang tăng lên và châu Âu đã là nơi tập trung lớn nhất các sản phẩm thủy sản được chứng nhận.

Trái ngược với chứng nhận an toàn thực phẩm và tuân thủ xã hội, các chứng nhận bền vững liên quan đến cơ sở chế biến của bạn cũng như địa điểm sản xuất chính mà từ đó bạn cung cấp nguyên liệu thô của mình. Các tiêu chuẩn chứng nhận trước hết cung cấp sự đảm bảo về tính bền vững ở cấp độ khai thác và nuôi trồng. Tiêu chuẩn nghề cá chứng nhận nghề cá (có thể đòi hỏi một công ty thủy sản duy nhất với nhiều tàu hoặc một nhóm công ty làm việc cùng nhau). Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản chứng nhận trang trại hoặc nhóm trang trại.

Nếu bạn muốn sản phẩm thủy sản của mình nổi bật và cạnh tranh trên thị trường châu Âu, việc cung cấp các sản phẩm bền vững được chứng nhận là điều cần thiết. Trên thực tế, ngày càng nhiều người mua ở Châu Âu chủ động yêu cầu các cơ sở sản xuất chính của bạn phải được chứng nhận. Nếu bạn chưa có chứng chỉ bền vững, thì việc có Dự án Cải thiện Nghề cá (FIP) đang được tiến hành cũng có thể giúp bạn tìm kiếm người mua và tiếp cận thị trường.

Cho đến nay, tiêu chuẩn chứng nhận toàn cầu lớn nhất cho nghề đánh bắt tự nhiên là Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC). Thực hành Hải sản Tốt nhất (BSP) là một chương trình chứng nhận được thành lập gần đây nhằm đảm bảo với thị trường rằng hải sản hoang dã đã được thu hoạch và chế biến theo cách có đạo đức. Ba tiêu chuẩn lớn nhất cho nuôi trồng thủy sản là Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC), Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP) và GLOBALG.A.P.

Các nhà bán lẻ đang dần rời bỏ cam kết bán hải sản với các nhãn điện tử cụ thể và chuyển sang cam kết bán hải sản được tiêu chuẩn GSSI. Khi có nhiều chứng nhận hơn trên thị trường, Điểm chuẩn GSSI cho phép các nhà bán lẻ mua hàng từ nhiều loại sản phẩm và nhà cung cấp hơn. Điều này tạo cơ hội cho các tiêu chuẩn khác tăng cường sự hiện diện của chúng ở Châu Âu. Đối với bạn, nó mở rộng việc lựa chọn các tiêu chuẩn để xem xét chứng nhận cho cơ sở của bạn.

Sáng kiến ​​Thủy sản Bền vững Toàn cầu (GSSI) là một quan hệ đối tác công tư về tính bền vững của thủy sản. Họ đã phát triển một công cụ đánh giá các chương trình chứng nhận thủy sản bằng cách sử dụng Bộ nguyên tắc của FAO về Thủy sản có trách nhiệm. Các tiêu chuẩn chứng nhận theo tiêu chuẩn GSSI được nhiều nhà bán lẻ công nhận là đáng tin cậy và đáng tin cậy.

Không chỉ có một bộ hướng dẫn hoặc yêu cầu duy nhất mà bạn cần tuân thủ, vì có rất nhiều tiêu chuẩn để chứng nhận thủy sản mà tất cả đều hoạt động khác nhau. Tất cả các tiêu chuẩn này được chứng nhận bởi một tổ chức bên thứ ba được gọi là Tổ chức Chứng nhận. Tổ chức này sẽ xác định xem doanh nghiệp, hoạt động và hàng hóa của bạn có đáp ứng các yêu cầu của một chương trình chứng nhận cụ thể hay không. Tìm hiểu xem các đối tác trong chuỗi cung ứng của bạn có thể đạt được chứng nhận hoặc chứng nhận Quy trình Giám sát Nguồn gốc hay không là rất quan trọng. Nếu họ thiếu hoặc không thể có được, chứng nhận của riêng bạn là vô ích vì toàn bộ chuỗi cung ứng phải được công nhận.

Thỏa thuận xanh Châu Âu

Thỏa thuận Xanh Châu Âu (EGD) là phản ứng của EU đối với tình trạng khẩn cấp về khí hậu toàn cầu. Các chính sách EGD có thể sẽ tác động đến thương mại trong nước và nhập khẩu vào EU, đồng thời các tiêu chuẩn về môi trường và tính bền vững có thể trở nên nghiêm ngặt hơn ở giai đoạn sau. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều yêu cầu hơn đối với các doanh nghiệp từ các nước đang phát triển xuất khẩu vào EU. EGD hướng tới mục tiêu giảm phát thải KNK đầy tham vọng vào năm 2030 và trung hòa khí hậu vào năm 2050. Nhưng để đạt được những mục tiêu đó, cần phải hành động sớm hơn nhiều. Một số chính sách có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn đã được ban hành vào năm 2020 và nhiều chính sách khác sẽ được công bố trong hai năm tới.

Thỏa thuận Xanh Châu Âu, mong muốn tạo ra các hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và bền vững về mặt sinh thái, được xây dựng dựa trên Chiến lược Farm-to-Fork. Chính sách này nhấn mạnh vào việc ngăn ngừa thất thoát và lãng phí thực phẩm, cũng như sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm bền vững.

Điều này có tác động đến sản xuất, vì nó có nghĩa là các quy định quản lý việc thu hoạch, chế biến và phân phối sản phẩm của bạn ở Châu Âu sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn theo thời gian. Về tiêu dùng bền vững, đã có kế hoạch cụ thể để yêu cầu thông tin xuất xứ cho một số sản phẩm nhất định, đặt ra các tiêu chí bắt buộc tối thiểu để thu mua thực phẩm bền vững và đề xuất về khung ghi nhãn thực phẩm bền vững.

Thị trường ngách bán lẻ cao cấp yêu cầu sử dụng công nghệ mới như truy xuất nguồn gốc hoặc blockchain và mức độ kiểm soát cao hơn nhiều đối với chuỗi cung ứng của bạn. Người tiêu dùng quan tâm hơn đến nguồn gốc thủy sản của họ, điều này khuyến khích việc truy xuất nguồn gốc trong bán lẻ và cũng kích thích sự gia tăng của thủy sản được chứng nhận hữu cơ. Mức độ truy xuất nguồn gốc có thể bao gồm việc biết tôm đến từ ao nào hoặc tên của ngư dân đã đánh bắt cá. Là một nhà xuất khẩu, không dễ để đáp ứng những yêu cầu này; tuy nhiên, nó có thể cung cấp cho bạn khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn và giá cao hơn.

Tăng nhu cầu truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thủy sản và cá tự nhiên và nuôi trồng

Các nhà đổi mới khả năng xác định nguồn gốc đang cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ truy xuất nguồn gốc và thị trường đang thể hiện sự quan tâm, ngay cả khi nó hầu hết chỉ là một thị trường ngách. Nếu bạn cung cấp thuỷ hải sản cho các nhà bán lẻ châu Âu, sớm muộn gì bạn cũng phải đối mặt với các yêu cầu để tránh gian lận, ghi nhãn sai và rủi ro do các sản phẩm IUU xâm nhập vào chuỗi cung ứng. Nếu bạn muốn trở thành người đi đầu, hãy liên kết với các nhà đổi mới khả năng truy xuất nguồn gốc và các nhà sản xuất protein thức ăn chăn nuôi thay thế để giải quyết những vấn đề này.

Khả năng truy xuất nguồn gốc, liên quan đến việc loại trừ các rủi ro do thực hành IUU và gian lận, đang trở nên quan trọng hơn trong thị trường bán lẻ châu Âu. Một mặt được thúc đẩy bởi những cơ hội mới được tạo ra bởi công nghệ mới và mặt khác bị thúc đẩy bởi những rủi ro về danh tiếng, các siêu thị coi trọng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của họ hơn các thị trường khác.

Nhiều nhà bán lẻ châu Âu đang bắt đầu nhìn xa hơn khả năng truy xuất nguồn gốc của chính các sản phẩm tiêu dùng và cũng xem xét các thành phần cần thiết để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng đó.

Đối với cá nuôi, các rủi ro về uy tín mà các chuỗi bán lẻ nhận thấy thường liên quan đến việc sử dụng bột cá và dầu từ các nguồn không bền vững hoặc thiếu trách nhiệm nhằm vào nguồn cung được đánh bắt quá mức hoặc sử dụng các phương pháp gây tổn hại đến hệ sinh thái. Bản thân các nhà bán lẻ, cũng như các nhà cung cấp, đang nỗ lực để đưa khả năng truy xuất nguồn gốc lên cấp độ tiếp theo.

Một số nhà bán lẻ ở Châu Âu tham gia vào Lực lượng Đặc nhiệm Thủy sản. Lực lượng Đặc nhiệm Thủy sản là một tổ chức phi lợi nhuận. Các thành viên của nó bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Lực lượng đặc nhiệm nhằm giải quyết vấn đề khai thác IUU và những thiệt hại về môi trường và xã hội mà lực lượng này gây ra.

Lực lượng Đặc nhiệm Thủy sản đang thử nghiệm một công cụ mới, cho phép họ theo dõi nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào khác nhau cho trang trại; ví dụ, truy tìm bột cá và dầu được sử dụng trong trang trại trở lại tàu thuyền và ngư nghiệp cung cấp chúng. Các nhà bán lẻ này sẽ yêu cầu các nhà cung cấp của họ cố gắng lập bản đồ toàn bộ chuỗi cung ứng và tất cả các yếu tố đầu vào của nó, bao gồm cả những thứ gián tiếp. Bạn có thể tưởng tượng thách thức liên quan.

Một công ty thủy sản đang nỗ lực để giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng là Thai Union. Với các đối tác như Calysta và Corbion, cung cấp các protein thay thế có thể thay thế bột cá và dầu, Thai Union đặt mục tiêu sản xuất dòng sản phẩm không chứa bột cá. Protein đơn bào Calysta’s Feedkind và protein dựa trên tảo Corbion có thể giảm việc sử dụng bột cá và dầu gần như hoàn toàn. Calysta và Corbion chỉ là 2 trong số nhiều nhà đổi mới đang nghiên cứu các thành phần thay thế.

Sản phẩm Calysta’s Feedkind là một ví dụ tuyệt vời về cách các thành phần thay thế cũng có thể giúp các đối tác trong chuỗi cung ứng tăng khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm của họ. Với một bài kiểm tra đơn giản, có thể xác nhận sản phẩm đóng gói dành cho người tiêu dùng có chứa thành phần Feedkind của họ hay không. Nếu không, nó xác định lỗ hổng trong chuỗi hành trình của chuỗi cung ứng và vấn đề cần được giải quyết.

Truy xuất nguồn gốc DNA là một cách khác để tăng khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Nó đã được sử dụng trong các lĩnh vực protein động vật khác từ lâu, nhưng hiện nay nó cũng đang được phát triển cho thuỷ hải sản nuôi. Chuỗi siêu thị Marks & Spencer của Vương quốc Anh và nhà nhập khẩu Seafresh của Vương quốc Anh đã thông báo vào năm 2017 rằng họ sẽ hợp tác với Identigen, một công ty công nghệ truy nguyên DNA. 3 công ty tuyên bố rằng “quan hệ đối tác này sẽ đảm bảo tính minh bạch… [và] rằng những gì họ đang mua có nguồn gốc từ các nguồn đã được phê duyệt.”

Thị trường thủy sản hữu cơ yêu cầu chứng nhận để chứng minh

Mặc dù nhu cầu về thủy sản hữu cơ đang tăng lên ở châu Âu do người tiêu dùng ngày càng lo lắng về sức khỏe và nguồn thực phẩm của họ, nhưng đại dịch đã đẩy nhanh xu hướng này. Song song đó, các quy định quản lý nông nghiệp hữu cơ đang thay đổi. EU đang tạo ra luật mới cho nông nghiệp hữu cơ khi ngành công nghiệp này mở rộng, có nghĩa là thủy sản hữu cơ nhập khẩu cũng sẽ phải tuân theo các quy định khác nhau. Với tư cách là nhà xuất khẩu, điều quan trọng đối với bạn là phải biết rằng tất cả hàng hóa phải tuân thủ Quy định hữu cơ của EU nếu bạn muốn xuất khẩu thủy sản được chứng nhận hữu cơ.

Quy định hữu cơ của EU phải được tuân thủ đối với tất cả thủy sản hữu cơ vào EU. Các quy định này cấm sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, bức xạ, bùn thải và các vật phẩm được tạo ra thông qua kỹ thuật di truyền. Chúng cung cấp nền tảng pháp lý để điều chỉnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chế biến thực phẩm và dán nhãn trong EU. Các quy định này của EU đã được duy trì ở Anh sau Brexit.

Thủy sản hữu cơ chỉ có thể có nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản vì các quy định hữu cơ của Liên minh Châu Âu, trong đó tất cả thủy sản hữu cơ nhập khẩu phải tuân thủ, không cho phép hải sản đánh bắt tự nhiên được chứng nhận là thủy sản hữu cơ. Các mặt hàng phổ biến nhất được tìm thấy trong phân khúc hữu cơ là các loài như tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương), cá hồi salmon và cá hồi trout. Thủy sản hữu cơ luôn cần phải là loài bản địa của nơi sản xuất ra nó. Điều này có nghĩa là, ví dụ, tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương sinh thái chỉ có thể có nguồn gốc từ châu Mỹ, trong khi tôm sú sinh thái chỉ có thể có nguồn gốc từ châu Phi hoặc châu Á.

Sự tuân thủ này sẽ cho phép bạn đặt lá xanh của Liên minh Châu Âu trên bao bì .

Sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ đã dẫn đến sự phát triển của luật mới về nông nghiệp hữu cơ, có hiệu lực vào tháng 1/2022. Phần quan trọng nhất của luật này đối với các nhà sản xuất từ ​​các nước đang phát triển là bạn phải tuân thủ cùng một bộ quy tắc như những các nhà sản xuất ở EU để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán ở EU đều có cùng tiêu chuẩn.

Ví dụ về những thay đổi khác sẽ được thực hiện theo luật hữu cơ mới bao gồm:

- tăng cường hệ thống kiểm soát để giúp nâng cao niềm tin của người tiêu dùng;
- một hệ thống chứng nhận nhóm mới để giúp các nông hộ nhỏ chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ dễ dàng hơn;
- một loạt các sản phẩm có thể được tiếp thị dưới dạng hữu cơ;
- một cách tiếp cận thống nhất hơn để giảm nguy cơ vô tình ô nhiễm thuốc trừ sâu.
- Có các chứng nhận hữu cơ tư nhân ngoài các tiêu chuẩn của EU. Hãy nhớ rằng các chứng nhận hữu cơ tư nhân này đôi khi vượt quá các quy định của EU đối với thủy sản hữu cơ và yêu cầu những hạn chế hơn nữa. Bởi vì những chứng nhận tư nhân này được ưa chuộng ở các thị trường cụ thể, bạn nên biết các nhãn này. Ví dụ, Naturland phổ biến ở thị trường Đức.

Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu cũng phải tuân theo các quy trình kiểm soát để đảm bảo rằng nó được sản xuất và vận chuyển theo các nguyên tắc hữu cơ. Quy định 1235/2008 mô tả các quy tắc liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ từ các nước thuộc thế giới thứ ba. Đây là những quy tắc mà người mua của bạn phải tuân thủ khi nhập sản phẩm của bạn.

Nguồn: cbi.eu

08:45 13/12/2022, Theo Vasep, 

(vasep.com.vn) Tính đến hết cuối tháng 11/2022, XK cá tra sang thị trường Trung Quốc & Hongkong đạt giá trị 675 triệu USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2021. Sau khi liên tục tăng trưởng cao trong 10 tháng đầu năm, XK cá tra sang Trung Quốc đột ngột lao dốc trong tháng 11 với mức giảm 46%, chỉ đạt trên 37 triệu USD. Tuy còn bị hạn chế vì Covid, nhưng đây vẫn là điểm đến tiềm năng của nhiều DN cá tra Việt Nam.

Chính sách zero Covid với những hạn chế kéo dài đã khiến cho thị trường thuỷ sản Trung Quốc suy yếu. Nhu cầu thuỷ sản và giá thuỷ sản trên thị trường đều giảm.

Số liệu thống kê và thu thập tại 68 chợ đầu mối trên toàn quốc cho thấy trong tháng 9/2022, doanh số bán hàng thủy sản giảm 19,6% so với tháng 9/2021, giá hải sản trung bình ở mức 3,41 USD/kg, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thủy sản nước ngọt giảm 6,3% xuống mức trung bình 2,64 USD/kg, trong khi khối lượng thủy sản nước ngọt bán ra giảm 16,5%, cho thấy tác động của việc phong tỏa do COVID của Trung Quốc.

Tính đến hết tháng 11, XK cá tra sang Trung Quốc đạt 636 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ. Trong khi XK sang Hongkong đạt gần 38 triệu USD, tăng 46%.

Hạn chế bởi Covid Trung Quốc vẫn thu hút 160 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra

Riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh mã HS 0304 XK sang Trung Quốc đạt 472 triệu USD, chiếm 74% giá trị XK cá tra sang thị trường này.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tính đến hết tháng 10/2022, NK các sản phẩm cá phile đông lạnh mã HS 0304 của Việt Nam vào Trung Quốc đạt gần 500 triệu USD. Trong đó, riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh chiếm gần 89% với 444 triệu USD.

Sản phẩm cá tra của Việt Nam được NK vào Trung Quốc qua 24 cảng/cửa khẩu của nước này. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Quảng Đông, chiếm 29-30%, Thiên Tân khoảng 12%, Sơn Đông 12%, Thượng Hải 11%. Tiếp đến là Trạm Giang 105, Bắc Kinh 9%, Phúc Kiến 8% và Quảng Tây, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô…

Diễn biến thị trường Trung Quốc trong thời gian tới khó đoán và phụ thuộc đáng kể vào việc Trung Quốc có điều chỉnh chính sách kiểm soát zero Covid hay không và hướng điều chỉnh như thế nào. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh thuỷ sản thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam đang hy vọng vào sự ổn định của thị trường này vì đây vẫn là thị trường rộng lớn có nhu cầu tiêu thụ cao.

Trong số các thị trường NK cá tra Việt Nam, Trung Quốc thu hút số DNXK đông đảo nhất. Năm 2022, tính đến thời điểm này có hơn 160 DN Việt Nam có mặt hàng cá tra XK sang Trung Quốc. Top 5 DN XK cá tra sang Trung Quốc gồm Công ty TNHH Đại Thành, Công ty CP Thủy sản Trường Giang, Công ty Cổ Phần Đầu tư Và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I, Công ty CP Chế biến và XNK Thủy sản Cadovimex II và Công ty Cổ phần Gò Đàng. Nhìn chung, các công ty này không chênh lệch nhau nhiều về doanh số, chiếm từ 6-7% giá trị XK cá tra sang Trung Quốc.

xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc

08:50 22/12/2022, Theo VASEP

(vasep.com.vn) Theo Cui He, người đứng đầu Liên minh Tiếp thị và Chế biến Sản phẩm Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA), tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng khi các quy trình nghiêm ngặt chống lại COVID-19, bao gồm phong tỏa hàng loạt và xét nghiệm trên toàn thành phố sẽ được hủy bỏ. Ông cho biết các mặt hàng có tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm cao như cá hồi, cua huỳnh đế và tôm hùm sẽ chứng kiến sự phục hồi lớn.

Chú thích ảnh

Tiêu dùng thủy sản Trung Quốc sẽ phục hồi, tăng trưởng và dự kiến sẽ hoàn toàn trở lại bình thường trước Lễ hội mùa xuân vào 22/1/2023. Tiêu thụ hải sản ở Trung Quốc được kỳ vọng trở lại bình thường trước Tết nguyên đán, vì hầu hết hải sản được tiêu thụ tại các nhà hàng và khách sạn.

Trung Quốc hiện đã hủy bỏ tất cả các xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố, với xét nghiệm thông thường chỉ dành cho những người lao động có nguy cơ cao. Chứng nhận kiểm tra không còn cần thiết cho những người di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác. Nhiễm trùng không có triệu chứng và các trường hợp nhẹ thường được cách ly tại nhà. Chỉ những người bị bệnh nặng mới được chuyển đến bệnh viện để điều trị. Chính phủ Trung Quốc cũng tăng tỷ lệ tiêm chủng cho những người trên 60 tuổi và và tích cực quảng bá tiêm vắc xin.

Ông Cui cho biết dịch bệnh kéo dài 3 năm đã dẫn đến việc giảm thả nuôi trong ao nuôi trồng thủy sản và sản xuất thức ăn cho một số loài nuôi tại địa phương, chẳng hạn như cá bơn và cá vược. Đối với các nhà nhập khẩu, đặc biệt là để tái chế biến cá thịt trắng, chi phí liên quan đến COVID-19 sẽ giảm do nguyên liệu thô trước đây cần phải được kiểm tra, khử trùng và điều tiết để làm lạnh.

Việc nới lỏng các chính sách, bao gồm việc loại bỏ kiểm tra và khử trùng đối với thực phẩm nhập khẩu, sẽ giảm bớt áp lực cho các nhà nhập khẩu và chế biến, đồng thời có lợi cho dòng tiền. Vì vậy, cả doanh nghiệp gia công tái xuất và doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp sẽ nhận nhiều đơn đặt hàng mới.

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng trong thời gian phong tỏa và tài chính của người dân bị căng thẳng. Vì vậy, có thể mất một thời gian để tiêu dùng trở lại bình thường trong những năm tới. Bên cạnh đó, tình hình tài chính quốc tế và các vấn đề kinh tế toàn cầu cũng đang thay đổi, đặc biệt là tác động tiêu cực của lạm phát tại châu Âu và Mỹ.

CAPPMA hiện đang tích cực hỗ trợ các công ty Trung Quốc tham gia Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ vào năm tới, sự kiện mà nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã bỏ lỡ trong hai năm.

Mặc dù chi phí và rủi ro khi tham gia triển lãm ở Boston tương đối cao, nhưng cơ hội kinh doanh cũng chưa từng có. CAPPMA sẵn sàng chung tay với các doanh nghiệp thủy sản trong nước để vượt qua thách thức. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều công ty Trung Quốc đã bày tỏ sự sẵn sàng tham gia các buổi triển lãm ở Boston và Barcelone.

Thùy Linh

08:51 22/12/2022, Theo (vasep.com.vn)

Chính quyền địa phương và các cảng của Trung Quốc đang hủy bỏ các quy trình nhập khẩu phòng chống Covid 19 nghiêm ngặt như xét nghiệm, khử trùng và kiểm dịch theo chính sách mới. Việc kiểm tra và kiểm dịch không còn cần thiết đối với hàng hóa khi hàng hóa cập cảng, thay vào đó các sản phẩm được chuyển qua các kênh nhập khẩu thông thường.

Chú thích ảnh

Theo đó, các quan chức tại tỉnh Hồ Bắc sẽ ngay lập tức ngừng thử nghiệm axit nucleic đối với "thực phẩm dây chuyền lạnh", cũng như tại các lò mổ, nhà máy chế biến, bảo quản và vận chuyển. Chính quyền Hồ Bắc cho biết quyết định nới lỏng các biện pháp nhập khẩu COVID tuân theo chỉ thị của chính phủ trung ương. Tại Thường Châu, lực lượng đặc nhiệm kiểm soát nhập khẩu thực phẩm địa phương cho biết họ sẽ ngay lập tức đóng cửa "kho lạnh điều tiết tập trung". Trong khi đó, tại cảng Thượng Hải, một số sản phẩm thịt và hải sản nhập khẩu cụ thể phải tiếp tục được kiểm soát bằng cách kiểm tra virus. Đối với các loại hải sản và thịt khác, cảng sẽ tạm dừng kiểm tra 50% khi đến cảng và kiểm tra 100% đối với hàng nhập khẩu từ Canada.

Những thay đổi mới trong chính sách nhập khẩu là tin vui cho các công ty nhập khẩu thủy sản Trung Quốc vì chi phí nhập khẩu sẽ giảm đáng kể. Trước đó, các nhà nhập khẩu Trung Quốc phải chịu chi phí xét nghiệm trên mỗi container có thể vượt quá 10.000 CNY (1.430 USD). Việc nới lỏng các chính sách phòng chống dịch cũng sẽ rút ngắn thời gian chờ thông quan do có nhiều bất trắc về việc đơn hàng bị từ chối trong giai đoạn này.

Cui He, chủ tịch của Liên minh Tiếp thị và Chế biến Sản phẩm Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA) cho biết tiêu dùng nội địa sẽ tăng trưởng "phục hồi" sau khi nới lỏng các hạn chế do COVID-19 và tiêu dùng dự kiến sẽ hoàn toàn trở lại bình thường trước Lễ hội mùa xuân vào ngày 22/1/2023.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ngành thủy sản Trung Quốc vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới do trong 3 tháng tới, tỷ lệ lây nhiễm của Trung Quốc có thể tăng nhanh, tạo ra nhiều vấn đề và áp lực kinh doanh.

Thùy Linh

Trung Quốc mở lại biên giới, bỏ cách ly COVID-19 từ 8/1/2023

6/12/2022 22:09 Theo dõi Congthuong.vn

Quyết định này của Trung Quốc là bước cuối cùng trong việc chấm dứt 3 năm chiến dịch “zero-Covid” và chuyển sang sống chung với vi rút.

Quyết định này của Trung Quốc là bước cuối cùng trong việc chấm dứt 3 năm chiến dịch “zero-Covid” và chuyển sang sống chung với vi rút.

Trung Quốc mở cửa có thể tác động trực tiếp đến GDP Việt Nam trong năm 2023

Theo South China Morning Post, Covid-19 đã được quản lý như căn bệnh truyền nhiễm hàng đầu loại A kể từ năm 2020, ngang hàng với dịch hạch và dịch tả. Khi tuyên bố được đưa ra, các nhà chức trách cho biết căn bệnh sẽ được quản lý theo Luật Kiểm dịch và Sức khỏe Biên giới.

 (Ảnh minh họa: BBC)
(Ảnh minh họa: BBC)

Theo luật pháp Trung Quốc, chính quyền phải áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt nhất như kiểm dịch và cách ly người nhiễm bệnh và những người tiếp xúc gần với họ, đồng thời phong tỏa toàn thành phố để ngăn chặn những căn bệnh đó.

Tại cửa khẩu, người mắc bệnh phải cách ly, trường hợp nghi ngờ cách ly tùy theo thời gian ủ bệnh.

Tuy nhiên, các cơ quan y tế cấp tỉnh và bệnh viện ở Quảng Đông, Phúc Kiến và Giang Tô cho biết, Ủy ban Y tế Quốc gia thông báo vào 25/12, yêu cầu chuẩn bị hạ cấp xuống quản lý loại B từ ngày 8/1/2023, nghĩa là chỉ yêu cầu “điều trị cần thiết và các biện pháp hạn chế sự lây lan”.

Có khả năng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ bao gồm cả việc cách ly bắt buộc đối với du khách đến Trung Quốc cũng sẽ bị loại bỏ sau khi hạ cấp, vì đây không còn là yêu cầu bắt buộc trong quản lý danh mục B.

Dấu hiệu xoay chuyển

Có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị cho sự xoay trục, với việc không bắt buộc xét nghiệm PCR và Phó Thủ tướng Sun Chunlan, người phụ trách ứng phó với Covid-19, kêu gọi chính quyền cấp dưới tập trung vào điều trị.

Trung Quốc mở lại biên giới, bỏ cách ly COVID-19 từ 8/1/2023
Công nhân mặc đồ bảo hộ tại một khu phố bị phong tỏa ở Bắc Kinh (Ảnh: Bloomberg)

Ủy ban Y tế Quốc gia cũng ngừng công bố các trường hợp nhiễm Covid-19 hàng ngày vào Chủ nhật và chuyển giao nhiệm vụ cho cơ quan kiểm soát dịch bệnh, một thông lệ phù hợp hơn với việc quản lý các bệnh truyền nhiễm cấp thấp hơn.

Các nhà chức trách cũng sẽ không còn coi Covid-19 là một dạng viêm phổi.

Theo một quản lý cấp cao của bệnh viện ở Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến phía đông nam, NHC cho biết Covid-19 sẽ được gọi chính thức là “nhiễm chủng coronavirus mới” thay vì “viêm phổi do coronavirus mới” như hiện nay.

Mặc dù Covid-19 luôn là bệnh truyền nhiễm loại B ở Trung Quốc – loại bao gồm cả HIV, viêm gan siêu vi và cúm gia cầm H7N9 – nhưng chính quyền đã kiểm soát dịch bệnh như loại A, trao quyền cho chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp mạnh như phong tỏa, cách ly.

Quảng Đông mở lại biên giới

Xác nhận chỉ thị mới từ Bắc Kinh, một quan chức y tế từ tỉnh Quảng Đông phía nam cho biết nó sẽ giúp Quảng Đông chuẩn bị mở lại biên giới với Hồng Kông.

Các quan chức hàng đầu của Hồng Kông đã gặp nhau vào ngày Giáng sinh để thảo luận chi tiết về kế hoạch mở lại hoàn toàn biên giới của thành phố với Trung Quốc đại lục, những giai đoạn đầu tiên có thể được thực hiện ngay từ đầu tháng tới.

Một quan chức y tế từ tỉnh Giang Tô ở phía đông đất nước cũng cho biết chỉ thị mới là “tin tốt” vì chính quyền địa phương lo ngại rằng Bắc Kinh có thể thay đổi chiến thuật một lần nữa trước làn sóng lây nhiễm Covid-19 khổng lồ.

Các trường hợp đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ phần lớn chính sách không khoan nhượng đối với virus corona trong những tuần gần đây, gây ra tình trạng thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm và thuốc trên toàn quốc.

Ngành y tế đã mong đợi sự hạ cấp của Covid kể từ khi có sự quay đầu về các biện pháp kiểm soát coronavirus.

Sun Dongdong, giáo sư trường luật Đại học Bắc Kinh và là chuyên gia về luật y tế công cộng, gợi ý rằng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên từ Omicron có thể được hạ xuống loại C, một phân loại bao gồm cúm và quai bị.

Linh Chi

09:36 13/01/2023 (vasep.com.vn) Theo Neil Bohannon, Giám đốc thương mại hải sản của Princes, cá tra nuôi là sản phẩm hoàn hảo thay thế cho cá minh thái đánh bắt tự nhiên chế biến thành lát cá tẩm bột và phi lê.

Ngày càng nhiều nhà chế biến cá thịt trắng tìm kiếm các địa điểm chế biến thay thế và nhiều loại sản phẩm đông lạnh có giá trị gia tăng hơn so với những sản phẩm có nguồn gốc truyền thống từ Trung Quốc. Sự thay đổi và đa dạng hóa nguồn cung diễn ra từ xung đột Nga - Ukraine.

Xung đột Nga-Ukraine khiến nhiều nhà bán lẻ Anh thường mua các sản phẩm cá minh thái Nga được chế biến tại Trung Quốc chuyển sang tìm kiếm một chuỗi cung ứng tối ưu hơn. Vì vậy, cá tra nuôi sẽ là lựa chọn thay thế khả thi nhất.

Nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Anh và châu Âu đang tăng lên đáng kể. Nhiều nhà bán lẻ đang đưa ra chiến lược đa dạng hóa nguồn cung, chuyển từ cá minh thái đánh bắt tự nhiên sang các loài cá nuôi như cá tra. Công ty mẹ của Princes, Mitsubishi đang đầu tư vào nhà sản xuất cá tra lớn nhất tại Việt Nam, tập đoàn Vĩnh Hoàn.

Kể từ năm 2019, bộ phận thủy sản của công ty đã tích hợp hoạt động kinh doanh cá ướp lạnh và đông lạnh của Mitsubishi tại Vương quốc Anh.

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã nới lỏng các biện pháp hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt, khiến các ca nhiễm COVID-19 gia tăng. Bất chấp tình hình phức tạp trong nước và những hạn chế còn tồn tại, khối lượng cá minh thái được chế biến ở Trung Quốc trong năm nay vẫn tăng mạnh, bất chấp những thách thức về hậu cần và hạn chế do COVID-19.

Thùy Linh

30/01/2023 19:21:30 GMT+7, theo docbao.vn

Theo đó, sản phẩm Thanh long và mì tôm, ớt của Việt Nam tiếp tục được EU đưa vào danh sách kiểm tra tại cửa khẩu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Vừa qua Ủy ban Châu Âu (EU) vừa công bố danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm trong 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, trái thanh long và mì tôm của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

EU tiếp tục kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với thanh long, mì tôm, ớt của Việt Nam

Thanh long tiếp tục bị EU kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu

Cụ thể, ngày 27.1, EU đăng công báo Quy định số (EU) 2023/174, về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.

Theo thông báo mới, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% tại lần thông báo trước như: rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát. Tuy nhiên ớt vẫn còn nằm trong danh mục kiếm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm chất lượng là 50%.

Thanh long và mì tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%.

Ngoài ra, sản phẩm đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.

Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng công báo.

Theo Thu Hường (Báo Công Thương)

Phần lớn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc là đi vào Quảng Tây

 09:31 16/02/2023, thoe Vasep.com

Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn, nông sản chiếm đến 80%. Ở phía bên kia, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cũng là nơi tiếp nhận hơn 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, ngành Nông nghiệp nước ta cần thương thuyết cơ chế giao thương đặc thủ với tỉnh Quảng Tây…

Tại "Hội nghị Thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổ chức vào ngày 14/2/2023, ông Đỗ Nam Trung, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết Quảng Tây hiện chiếm đến 90% kim ngạch thương mại nông sản biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc. Tại Quảng Tây, trái cây là sản phẩm được chú trọng nhất, bởi tỉnh có nhiều cửa khẩu thông quan từ Việt Nam sang.

Hàng hóa xuất qua các cửa khẩu lạng sơn: 80% là nông sản

Theo ông Đỗ Nam Trung, Quảng Tây vẫn sẽ là trọng điểm trong xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc với nền tảng hạ tầng tốt và đang tiếp tục được đầu tư, phát triển. Năm 2022, tại Quảng Tây, giá trị nhập khẩu nông sản Việt Nam chỉ giảm khoảng 0,2% so với năm trước đó, song năm nay được kỳ vọng sẽ bật lên mạnh mẽ.

Nhận định “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đang có giữa tỉnh Quảng Tây cùng các địa phương có biên giới với tỉnh này của Việt Nam, ông Trung bày tỏ đây sẽ là điểm cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.  Vì vậy, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn nên thương thuyết với Lãnh đạo tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, bàn thảo xây dựng cơ chế giao thương đặc thủ với tỉnh này.

“Chúng ta cần tận dụng hiệu quả hơn nữa cơ chế hợp tác giữa hai nước để tháo gỡ khó khăn, hàng rào kỹ thuật; đồng thời xây dựng lộ trình, kế hoạch mở cửa thị trường cho mặt hàng xuất khẩu, đánh giá kỹ năng lực sản xuất trong nước và nhu cầu của thị trường Trung Quốc”, ông Trung khuyến cáo.

Phần lớn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc là đi vào Quảng Tây

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn: "Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, an toàn và bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh".

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho hay trong gần 3 năm xảy ra dịch Covid-19, tỉnh Lạng Sơn đã ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng cửa khẩu; tăng cường cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

"Lượng xe thông quan xuất nhập khẩu trong tháng 1/2023 đạt khoảng 1.000 xe/ngày. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh trong tháng 1/2023 tăng 108,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng nông sản, trái cây xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 80% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn".

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.

“Tỉnh cố gắng minh bạch hóa các quy trình, tiết giảm tối đa chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp; triển khai quyết liệt các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, an toàn và bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh”, ông Hồ Tiến Thiệu khẳng định.

Thông tin về hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, ông Hồ Tiến Thiệu cho hay năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh đạt 3,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 940 triệu USD; xuất khẩu nông sản đạt 1,7 triệu tấn, với tổng trị giá khoảng 705 triệu USD.

Hiện Lạng Sơn duy trì thông quan hàng hóa tại 5 cửa khẩu gồm: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, Ga Đồng Đăng. Từ ngày 19/01/2023, ga Kép, huyện Lạng Giang, Bắc Giang đã được Bộ Giao thông vận tải cho phép tạm thời khai thác hoạt động liên vận quốc tế. Đây là điều được cho là sẽ giảm tải cho ga Gia Lâm, cũng như giúp nông sản Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.

Từ ngày 8/01/2023, cùng với việc thực hiện điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch của Trung Quốc, các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu theo phương thức truyền thống tại một số cửa khẩu đã dần được khôi phục.

Ông Thiệu đề nghị các địa phương có vùng trồng, vùng sản xuất, chế biến xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, tuân thủ quy định của thị trường Trung Quốc.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả cho biết Trung Quốc đang hướng tới tăng cường nhập khẩu rau quả từ khối ASEAN. Thông qua Hiệp định RCEP, doanh nghiệp các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam có nhiều điều kiện tiếp cận thị trường 1,4 tỷ dân.

Khó khăn lớn nhất trong việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc, theo ông Nguyên là còn tới 7/12 mặt hàng xuất khẩu chưa có nghị định thư. Điều này khiến một số mặt hàng chủ lực như thanh long, xoài, mít khó phát huy hết tiềm năng.

Một vấn đề nữa được ông Nguyên nêu tại hội nghị, là thời gian xét duyệt mã số vùng trồng, mã số đóng gói còn lâu. Ví dụ như thanh long cần khoảng 6-7 tháng để được phê duyệt, sầu riêng có tiềm năng và giá trị lớn nhưng mã số cấp còn ít, chiếm khoảng 5% tổng diện tích vùng trồng. Qua hội nghị, ông Nguyên đề nghị các cơ quan quản lý quan tâm hơn nữa đến mặt hàng rau quả, để sản phẩm này nâng cao giá trị hơn nữa trong tương lai.

Phải bỏ tư duy buôn chuyến

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn hơn so với 2022. Khó khăn này sẽ xuất phát từ khủng hoảng năng lượng, lạm phát kinh tế toàn cầu, cũng như dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Phần lớn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc là đi vào Quảng Tây

Ông Nguyễn Như Tiệp: "Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn hơn so với 2022".

Để duy trì hoạt động giao thương sang Trung Quốc, ông Nguyễn Như Tiệp khuyến cáo doanh nghiệp thực hiện 3 vấn đề.

Một là, tiếp tục thực hiện Lệnh 248, 249, trong đó có hoàn thiện đăng ký bổ sung trước ngày 30/6/2023.

Hai là, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tương đương với HACCP. Ba là, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trước khi Trung Quốc tiến hành kiểm tra trực tuyến và kiểm tra thực địa.

Ba là, bên cạnh việc minh bạch hóa thông tin thị trường, chúng ta cần có phương án đẩy mạnh quản lý về mã số vùng trồng vùng nuôi, thúc đẩy xúc tiến thương mại.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan dẫn câu nói của Hồ Tuyết Nham, một thương gia nổi tiếng của Trung Quốc thế kỷ 19, rằng: “Nếu tầm nhìn trong thiên hạ, chúng ta có thể buôn bán trong cả thiên hạ”, tư lệnh ngành mong muốn người Việt Nam nghiên cứu, học hỏi những triết lý buôn bán của nước bạn như: Buôn có bạn bán có phường, Một lần bất tín vạn lần bất tin, Trăm người bán vạn người mua…

"Mỗi thị trường có một văn hóa, mỗi người tiêu dùng có một thói quen. Việc thích ứng với những lệnh của Trung Quốc như 248, 249 và sắp tới là 259, sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu một cách bền vững”.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

“Người nông dân nên bỏ dần tư duy buôn chuyến, bỏ từ buôn bán thương mại sang hợp tác song phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao cùng các đơn vị liên quan cam kết sẽ làm mọi cách để thúc đẩy quan hệ hợp tác giao thương với Trung Quốc, để hai bên có thể đồng hành một cách bền vững, lâu dài”, Bộ trưởng Hoan bày tỏ.

Một điểm nữa được Bộ trưởng nhắc đến là “sức ì” khi đâu đó xuất hiện tư tưởng hài lòng với con số lợi nhuận. Ông cho rằng thành công của hợp tác giao thương không chỉ dừng ở việc buôn bán có lãi một vài chuyến, mà cần phải tạo ra một hệ sinh thái ngành hàng, cũng như sức lan tỏa trong toàn xã hội, giúp người dân yên tâm sản xuất trên chính cánh đồng của mình.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã xây dựng và triển khai nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển bền vững. Từ đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem 2023 là năm chuẩn hóa các công tác quản lý, từ khâu canh tác, logistics, cũng như quan hệ thương mại với các nước. Bộ trưởng mong muốn các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra sức phát triển mới cho cộng đồng. 

Bảo Ngọc (Theo VnEconomy)

Năm 2023, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh sang Tiểu vương quốc Ả Rập

 09:25 16/02/2023, Theo Vasep

Năm 2023, dự báo lượng khách du lịch đến UAE (Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) tăng mạnh, kéo theo nhu cầu lương thực, thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, giày dép tăng theo. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam tranh thủ xuất khẩu các mặt hàng này.

Thương vụ Việt Nam tại UAE Trương Xuân Trung cho hay: Do sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của UAE khá hạn chế, hầu hết lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp thặng dư thương mại của Việt Nam với UAE đạt 3,3 tỷ USD năm 2022.

Năm 2023, dự báo lượng khách du lịch đến UAE tăng mạnh, kéo theo nhu cầu lương thực, thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, giày dép tăng theo là cơ hội tốt cho Việt Nam tranh thủ xuất khẩu các mặt hàng này.

Dây chuyền chế biến cá tra phi lê xuất khẩu. Ảnh minh họa

Dây chuyền chế biến cá tra phi lê xuất khẩu. Ảnh minh họa

Cũng theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại UAE, có một số sản phẩm của Việt Nam đang chiếm thị phần lớn và tiếp tục có khả năng xuất khẩu sang thị trường UAE trong năm nay.

Cụ thể, nhóm thuỷ sản, theo số liệu thống kê năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang UAE tăng trên 18% so với năm 2021. Riêng mặt hàng cá tra đông lạnh, phi lê, Việt Nam đang đứng đầu thế giới xuất khẩu vào UAE, chiếm trên 50% thị phần. Hiện, một số đối tác UAE có nhu cầu nhập khẩu thủy sản, DN Việt Nam có khả năng xuất khẩu liên hệ với thương vụ để được giới thiệu với đối tác.

Trong nhóm hàng nông sản, rau quả: Thanh long, dưa hấu, chanh không hạt, Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường UAE nói riêng, cũng như thị trường các nước Trung Đông và GCC (Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập Vùng vịnh) nói chung. Các mặt hàng này của Việt Nam đang được bày bán trong siêu thị của UAE với giá hợp lý. Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến cáo, DN trong nước thúc đẩy xuất khẩu một số loại trái cây khác, đặc biệt là loại có quanh năm không theo thời vụ như bưởi.

Bên cạnh đó, hạt điều Việt Nam hiện chiếm thị phần lớn nhất tại UAE, tới 81%, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt trên 55 triệu USD, tăng 14% so với năm 2021; hạt tiêu Việt Nam cũng chiếm tới 60% thị phần nhập khẩu của UAE, đạt kim ngạch 58 triệu USD.

Với mặt hàng gạo, Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Pakistan về xuất khẩu vào UAE, kim ngạch năm 2022 đạt 25 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,3%, đây cũng là nhóm hàng tiềm năng để xuất khẩu vào UAE trong thời gian tới.

Đối với nhóm mặt hàng chế biến, chế tạo, Việt Nam có thể tăng cường mặt hàng túi xách, va li, ví; gỗ và sản phẩm từ gỗ; dệt may; giày dép.

Mặt hàng dây cáp điện rất có tiềm năng bởi Dubai đang thúc đẩy đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng, làm tăng nhu cầu về điện và năng lượng trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dân cư. Sự phát triển của lưới điện thông minh và nâng cấp hệ thống truyền tải điện sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường dây cáp điện của UAE. Theo số liệu thống kê, thị trường dây cáp điện của UAE đạt 192,48 tỷ USD năm 2021 và dự báo mức tăng trưởng bình quân khoảng 4,2% từ năm 2022 - 2030”.

Tuy nhiên, theo ông Trương Xuân Trung, mặc dù hàng Việt đã có mặt, thậm chí chiếm thị phần lớn tại UAE, song đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt về giá và chất lượng. “Thứ 2 hàng tuần, nhà nhập khẩu UAE sẽ xem xét giá chào của các nước gửi đến, giá nào cao hơn sẽ bị loại, thậm chí, DN đang xuất khẩu vào UAE tuần này, sang tuần sau đã có thể mất đơn hàng” - ông Trương Xuân Trung khuyến cáo.

Bên cạnh đó, UAE là quốc gia hồi giáo, hầu hết thực phẩm và đồ uống khi nhập khẩu vào UAE phải có chứng nhận Halal. Đây là một rào cản lớn, DN xuất khẩu trong nước cần lưu ý. Tem mác dán trên bao bì thực phẩm, nên được dịch sang tiếng Ảrập, trong đó nêu rõ tên, xuất xứ sản phẩm, hàm lượng…

Mặt khác, thuế nhập khẩu hầu hết các mặt hàng vào UAE hiện ở mức 5% nhưng với sản phẩm đồ uống có đường thuế nhập khẩu sẽ bị áp ở mức cao hơn rất nhiều, tới 50%.

Bảo Ngọc (Theo Kinh tế đô thị)

08:33 28/02/2023, theo (vasep.com.vn)

Tháng 1/2023, XK cá tra giảm sâu 61% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 84 triệu USD. Lạm phát là nguyên nhân chính khiến XK sang các thị trường lớn đều giảm mạnh, tuy nhiên cá tra có tín hiệu tốt ở chính những thị trường bị lạm phát cao.

Lạm phát giá thực phẩm và nhiên liệu tại các nước ảnh hưởng mạnh nhất đến các hộ gia đình thu nhập thấp khiến họ hạn chế chi tiêu kể cả với những thực phẩm có giá phù hợp như cá tra. Ngoài ra, nguyên nhân khách quan khiến XK giảm trong tháng 1 là do tháng này có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến XK thủy sản đều ngừng SX từ 7-10 ngày.

Do vậy, XK cá tra sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm từ 30 – 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Những DN XK cá tra hàng đầu đều bị giảm doanh số từ 40-57% so với tháng 1/2022. Trong đó, Vĩnh Hoàn và IDI Corp đều giảm 57%, Vạn Đức Tiền Giang giảm 55%, NAVICO giảm 47% và GODACO giảm 40%.

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng tốt ở những nước lạm phát cao

XK sang thị trường Mỹ giảm sâu nhất, giảm 81% chỉ đạt 10 triệu USD. Mặc dù thủy sản có lạm phát giá thấp hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác tại Mỹ, nhưng tiêu thụ vẫn bị sụt giảm. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 96% người Mỹ bị ảnh hưởng lạm phát, trong đó 50% bị áp lực nặng nề bởi lạm phát.

Năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu 129 nghìn tấn cá tra từ Việt Nam, tăng 21% về khối lượng và 74% về giá trị so với năm 2021 do giá tăng 53%.

XK cá tra sang Trung Quốc & HK giảm 62% chỉ đạt 13 triệu USD trong tháng 1/2023. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày đúng vào thời điểm Trung Quốc vừa dỡ bỏ hoàn toàn kiểm soát dịch Covid, nhiều gia đình đi du lịch, ăn uống bên ngoài, do vậy hoạt động NK và nhu cầu tiêu thụ cá tra cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, thị trường này đang có tín hiệu khởi sắc. Sau hội nghị thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung vừa diễn ra, Trung Quốc đã đẩy mạnh mua cá tra với số lượng lớn, đẩy giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng vọt từ 28 nghìn đồng lên 31 nghìn đồng/kg.

Lạm phát khiến người tiêu dùng thu nhập thấp hạn chế chi tiêu, nhưng chính tại các thị trường có lạm phát cao thì cá tra Việt Nam lại có những tín hiệu tốt hơn, nhất là các nước châu Âu. Điển hình là Anh, Đức, Rumani, Ba Lan, Chile…Những nước này đều đang bị lạm phát cao từ 7 -11%.

Cụ thể là, trong tháng 1/2023, trong khi XK sang các nước khác đều sụt giảm với tốc độ 2 con số thì XK sang Đức tăng đột phá 78%, sang Anh chỉ giảm nhẹ 2%, sang Rumani tăng 310%. Dù chỉ tăng 4%, Singapore cũng nằm trong danh sách hiếm hoi các thị trường có tăng trưởng dương NK cá tra Việt Nam trong tháng đầu năm 2023.

Dự báo trong quý I, các thị trường chưa có những thay đổi đột phá sau nhiều tháng bị suy giảm nhu cầu vì lạm phát. Tuy nhiên, XK có thể sẽ hồi phục từ quý II, khi mà thị trường Trung Quốc thích ứng với bối cảnh mới cùng với việc các DN tham gia các Hội chợ thủy sản quốc tế vào tháng 3 và tháng 4 tạo thêm các cơ hội ký kết hợp đồng.

Thực tế hiện nay, nhu cầu từ Trung Quốc bắt đầu nhiều lên, giá nguyên liệu trong nước tăng nhưng các DN lại khó thu mua được nguyên liệu vì nhiều bà con nông dân treo ao và nhiều người để cá quá lứa, kích cỡ lớn không phù hợp XK. Điều quan trọng là các DN cần chủ động sẵn sàng nguồn nguyên liệu để đón nhận cơ hội từ thị trường.

23/02/2023 - 09:30, Theo Cần Thơ Online

Người nuôi cá tra đạt lợi nhuận khoảng 1.000 đồng/kg 

(CT) - Theo UBND quận Thốt Nốt, hiện nay giá cá tra trên địa bàn quận Thốt Nốt đang ở mức cao, người nuôi đạt lợi nhuận khá.

 

Mô hình nuôi cá tra an toàn vệ sinh thực phẩm phát triển ở quận Thốt Nốt.

Giá cá tra nguyên liệu hiện nay dao động từ 28.000-29.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 5.000 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi cá tra từ 27.000-28.000 đồng/kg. Với giá này, người nuôi đạt lợi nhuận khoảng 1.000 đồng/kg và có điều kiện tái tạo sản xuất, nuôi cá tra thương phẩm. Hiện nay, quận Thốt Nốt có tổng diện tích nuôi thủy sản 292,88ha, trong đó diện tích nuôi cá tra thịt 250,1ha, diện tích ương cá tra giống 20,6ha, diện tích nuôi cá lóc 1,3ha, cá trê 3,88ha và 17ha diện tích nuôi cá khác… Tổng sản lượng nuôi thu hoạch đến nay là 7.818 tấn, đạt 7,52% kế hoạch năm (sản lượng cá tra 7.668 tấn). Ðối với diện tích nuôi cá tra đạt chứng nhận an toàn thực phẩm, quận Thốt Nốt có tổng diện tích 164,08ha/71 cơ sở nuôi theo mô hình VietGAP, BAP, ASC… Ða số các hộ nuôi cá tra ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp chế biến.

Từ nay đến cuối năm 2023, quận Thốt Nốt theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển thủy sản trên địa bàn quận; triển khai kế hoạch kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản; khảo sát, lập danh sách hộ đăng ký tham gia xây dựng mô hình khuyến ngư 2023; hướng dẫn hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng, bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (cá tra); tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ người nuôi áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm...

Tin, ảnh: H.VĂN

Giá cá tra có thể đạt 35.000 đồng/kg, doanh nghiệp 'đói' nguyên liệu

 07:19 21/02/2023, Theo VASEP.VN

Giá cá tra trong những ngày gần đây bất ngờ tăng mạnh, từ 28.000 đồng/kg, nay đã tăng lên 31.000 - 32.000 đồng/kg, các nhà máy chế biến thủy sản không mua được nguyên liệu.

Empty

Giá cá tra trong những ngày gần đây bất ngờ tăng mạnh, từ 28.000 đồng tăng lên 31.000 - 32.000 đồng/kg, các nhà máy chế biến thủy sản không mua được nguyên liệu, bởi người nuôi giữ cá, chờ tăng giá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Doanh nghiệp “đói” nguyên liệu

Theo ông Doãn Tới, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nam Việt, giá cá tra trong những ngày gần đây bất ngờ tăng mạnh, từ 28.000 đồng/kg đã tăng lên 31.000 - 32.000 đồng/kg, các nhà máy chế biến thủy sản không mua được nguyên liệu, bởi người nuôi giữ cá, chờ tăng giá. Giá cá tăng cao do thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại (từ ngày 8/1/2023).

Đặc biệt, thông qua Hội nghị thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung vừa diễn ra, Trung Quốc đã đẩy mạnh mua cá tra với số lượng lớn, khiến thị trường rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Hiện Công ty Cổ phần Nam Việt đã có đơn hàng lên đến 500 container (tương đương 12.000 tấn) xuất sang thị trường Trung Quốc (size cá từ 800gram trở lên). Công ty đang nỗ lực giao hàng, bởi có vùng nuôi 600ha, sản lượng đạt 200.000 tấn/năm.

Ông Nguyễn Thành Tân, người nuôi cá tra ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang) phấn khởi cho biết: “Cả tuần nay giá cá tăng mạnh, doanh nghiệp xuống tận ao đặt tiền cọc trước để giữ mối mua cá giúp cho nông dân chúng tôi rất phấn khởi. Bởi, trong thời gian qua, cá tra nguyên liệu ở mức 28.000 đồng/kg, người nuôi thua lỗ nặng, bởi giá thành nuôi đã lên đến 29.000 - 30.000 đồng/kg. Nay giá cá tăng lên 31.500 - 32.000 đồng/kg, người nuôi đã có lời".

Empty

Giá cá tăng cao do thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại (từ ngày 8/1/2023) nên tiêu thụ cá tra của Việt Nam rất lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giá cá tra đang trên đà tăng mạnh. Dự kiến, đến cuối tháng 2/2023, giá cá sẽ ở mức 33.000 đồng/kg, bước sang tháng 4/2023, giá có thể tăng đến 35.000-36.000 đồng/kg. Hiện, toàn tỉnh An Giang có 1.628 ha mặt nước nuôi cá tra. Thời gian qua, do tình trạng thua lỗ kéo dài, người nuôi bỏ ao rất nhiều, khi Trung Quốc mua cá trở lại, tình trạng cung không đủ cầu đã xảy ra.

Giá tăng nhưng người nuôi hạn chế

Từ đầu năm đến nay, giá bán cá tra nguyên liệu luôn ổn định ở mức cao, tuy nhiên, với giá thức ăn tăng cao, các vật tư đầu vào khác như xăng dầu, thuốc, thức ăn công nghiệp, hóa chất xử lý môi trường, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản cũng tăng giá, người nuôi lợi nhuận từ 500 - 1.500 đồng/kg.

Nhưng điều nghịch lý ở các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn tại ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ... lại hạn chế mở rộng diện tích nuôi.

Ông Lê Văn Tâm, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) có gần 20 năm trong nuôi cá tra, ông Tâm cho biết, chưa bao giờ giá thức ăn cho cá tăng liên tục như hiện nay. Từ đầu năm 2022 đến nay, giá thức ăn đã tăng lên 6.000 đồng/kg, chưa kể giá xăng dầu và các loại chi phí khác cũng tăng theo khiến giá thành cá tra bị đội lên cao. Đây cũng là lý do mà nhiều người đã thu hẹp quy mô nuôi cá, dù giá cá tra đang đứng ở mức cao so với mọi năm.

Empty

Thời gian qua, do tình trạng thua lỗ kéo dài, người nuôi bỏ ao rất nhiều, khi Trung Quốc mua cá trở lại, tình trạng cung không đủ cầu đã xảy ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Riêng gia đình ông Tâm trước đây thường nuôi 5 hầm cá, bình quân mỗi hầm rộng 2-3 ngàn mét vuông nhưng nay chỉ thả nuôi 3 hầm vì nếu thả nuôi mới trong giai đoạn này, giá thành sản xuất cá tra thấp nhất cũng 30.000 đồng/kg nên bán ra phải trên giá này hoặc giá thức ăn phải giảm xuống thì người nuôi cá mới mong có lợi nhuận.

Là người có thâm niên nuôi cá tra hàng chục năm nay, ông Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc HTX cá tra Thới An, ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ xác nhận, giá cá tra thương phẩm hiện ở mức tăng cao so với hơn 2 năm qua. Với giá này, người nuôi có lãi. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ nông dân vui mừng chưa được 10% vì thời điểm này không mấy người có cá để bán, do thời gian qua phải treo ao hoặc “ngâm cá” nên quá lứa.

Theo ông Hải, giá lên xuống là quy luật thị trường, có thể sụt giảm trong nay mai. “Tôi nói thật, giá cá có trên 30.000 đồng/kg vẫn chưa xứng đáng với người nuôi cá tra nhưng thị trường là vậy, mai mốt giá lại sụt thì sao?”, ông Hải nói.

Bảo Ngọc (Theo báo Nông nghiệp

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Thủy sản phải vượt nhiều rào cản

 04:36 15/03/2023, theo VASEP.COM

Mặc dù bắt đầu tăng trưởng mạnh từ sau khi Trung Quốc mở lại các cửa khẩu, song xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản, như: thủy sản tươi sống chưa được xuất khẩu chính ngạch; việc xử lý, phê duyệt hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc trên Hệ thống thương mại một cửa của phía Trung Quốc còn chậm…

Chú thích ảnh

Xuất khẩu thủy sản sẽ tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc

Tại diễn đàn “Thúc đẩy thương mại nông sản, thủy sản và sản phẩm thủy sản giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết giai đoạn 2018 - 2022, thương mại thủy sản Việt Nam - Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh nhất trong các thị trường chính. Từ vị trí số 3, Trung Quốc đã vươn lên thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

128 MÃ HÀNG ĐƯỢC CẤP PHÉP XUẤT KHẨU

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, 7 sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất gồm tôm, cua, cá hồi, mực, cá minh thái, cá tuyết, cá tra. Trong đó, tôm là sản phẩm được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất với tỷ lệ 24% khối lượng, 41% giá trị. Sản phẩm thủy sản đông lạnh chiếm 93% khối lượng và 89% giá trị nhập khẩu.

Thông tin về tình hình xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2023, ông Nam cho biết sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 1, sang tháng 2 xuất khẩu thủy sản đã đạt 662 triệu USD, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc là 3 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam.

Từ những kết quả trên, ông Nguyễn Hoài Nam đề xuất, cần tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước với các địa phương Trung Quốc. Đồng thời, chúng ta cũng cần hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ duyệt hồ sơ cho các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Đặc biệt, các cơ quan cần cập nhật, cung cấp thông tin về nhu cầu, quy định của thị trường và các địa phương của Trung Quốc cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết việc đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản được thực hiện hoàn toàn trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Đến thời điểm này, đã có 805 doanh nghiệp của Việt Nam đã được phía Trung Quốc cấp phép cho xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã cấp 128 mã sản phẩm liên quan tới thủy sản của Việt Nam.

Đề cập về xuất khẩu thủy hải sản sống sang Trung Quốc, ông Tiệp cho hay, các cơ sở đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản sống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống cần được Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc. Các cơ sở nuôi, bao gói cần phải được cơ quan quản lý nông lâm thủy sản địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh thú y và được cấp mã số. Việt Nam đang đàm phán nhằm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Hiện mặt hàng hàu sống đã cơ bản hoàn thành thủ tục, còn mặt hàng tôm ướp đá, sứa muối tiếp tục được đánh giá nguy cơ.

XUẤT KHẨU THỦY SẢN TƯƠI SỐNG GẶP KHÓ

Ông Trần Văn Út, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vĩ Tuyến, cho biết đối với hầu hết thủy sản tươi sống, phía Trung Quốc chưa cho nhập khẩu chính ngạch tại Đông Hưng (Trung Quốc), mà chỉ cho nhập khẩu tại chợ Móng Cái - Đông Hưng dưới hình thức xuất khẩu cư dân biên giới.

“Hiện nay doanh nghiệp không được trực tiếp xuất khẩu theo quy định của phía Trung Quốc và cũng không được ủy thác xuất khẩu cho cá nhân là cư dân biên giới, cũng như không thể xuất hóa đơn kinh doanh điện tử cho cá nhân theo quy định của cơ quan thuế.

Như vậy, doanh nghiệp không thể làm báo cáo tài chính đối với cơ quan thuế”, ông Út nêu thực tế, đồng thời kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp và hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp xuất khẩu dưới dạng cư dân biên giới để tránh việc sau này cơ quan thuế kiểm tra truy thu thuế thu nhập, doanh nghiệp không thể giải trình được.

Thu Hằng (theo Vn Economy)

Sớm tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc trực tiếp giao thương

 13:28 08/03/2023, Theo VASEP.COM

(vasep.com.vn) Ngày 8/3/2023, Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 (Bộ NN-PTNT) tổ chức Diễn đàn "Thúc đẩy thương mại nông sản, thủy sản và sản phẩm thủy sản giữa Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây)”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam dự và chủ trì Diễn đàn.

Chú thích ảnh

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 3 điểm cầu chính tại Bộ NN-PTNT, Văn phòng Bộ NN-PTNT phía Nam và tỉnh Quảng Ninh. Diễn đàn được tổ chức nhằm trao đổi về tình hình XNK nông sản, thủy sản, thực phẩm; nhu cầu giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây), đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản, thủy sản, thực phẩm thủy sản sang thị trường Trung Quốc thời gian tới.

Tại Diễn đàn, chia sẻ về thương mại thủy sản Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết giai đoạn 2018 - 2022, thương mại thủy sản Việt Nam - Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh nhất trong các thị trường chính. Từ vị trí số 3, Trung Quốc đã vươn lên thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

Sớm tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam  Trung Quốc trực tiếp giao thương

Từ 2018-2022, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam XK sang Trung Quốc nhiều nhất gồm cá tra, tôm, cá các loại (cá cơm, cá hồi, chả cá, cá bò..), mực, bạch tuộc, cua ghẹ, giáp xác. Trong đó, cá tra là sản phẩm được Trung Quốc NK nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 40-50%. Tôm là sản phẩm được NK nhiều thứ hai, chiếm tỷ trọng 33-38%. Tăng trưởng XK tôm sang Trung Quốc ghi nhận cao hơn cá tra, chủ yếu là tăng tôm chân trắng và tôm hùm. Cá các loại chiếm 10-16%, tăng hơn 2 lần sau 5 năm. Mực, bạch tuộc chiếm 2-5%, chủ yếu là mực khô, sấy và đông lạnh. Đặc biệt, cua ghẹ và giáp xác khác tăng 16 lần sau 5 năm, tăng mạnh 3 năm gần đây.

Top 7 sản phẩm NK nhiều nhất vào Trung Quốc gồm: tôm, cua, cá hồi, mực, cá minh thái, cá tuyết, cá tra. Trong đó, tôm NK nhiều nhất vào Trung Quốc chiếm 24% khối lượng, 41% giá trị trong tổng NK thủy sản của Trung Quốc. Sản phẩm thủy sản đông lạnh chiếm 93% khối lượng và 89% giá trị nhập khẩu.

Thông tin thêm về thương mại thủy sản Việt Nam - Quảng Tây, ông Nam cho biết, Quảng Tây là địa phương lớn thứ 3 ở Trung Quốc về nhập khẩu thủy sản Việt Nam, sau Quảng Đông và Trạm Giang. Cụ thể, Quảng Tây chiếm 6% khối lượng và 11% giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam vào Trung Quốc. Năm 2022, NK thủy sản từ Việt Nam vào Quảng Tây đạt 28.400 tấn, trị giá gần 190 triệu USD. Việt Nam là nguồn cung thủy sản số 1 cho Quảng Tây khi chiếm 69% khối lượng và 75% giá trị của tỉnh bạn.

Từ những tiềm năng, thuận lợi đó, ông Nguyễn Hoài Nam đã đưa ra đề xuất phía Việt Nam cần tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương giữa các doanh nghiệp với các địa phương Trung Quốc.

“Đồng thời, chúng ta cũng cần hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ duyệt hồ sơ cho các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Đặc biệt, các cơ quan cần cập nhật, cung cấp thông tin về nhu cầu, quy định của thị trường và các địa phương của Trung Quốc cho doanh nghiệp Việt Nam”, ông Nam kiến nghị.

Doanh nghiệp cần lưu ý đăng ký gia hạn XK sang Trung Quốc

Về tình hình xuất khẩu và đăng ký doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc, đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thông tin, đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản được thực hiện hoàn toàn trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Cơ sở đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản sống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống cần được NAFIQAD thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc. Các cơ sở nuôi, cơ sở bao gói cần phải được cơ quan quản lý nông lâm thủy sản địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP/điều kiện vệ sinh thú y và được cấp mã số.

Đại diện này cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc và lưu ý trong đăng ký xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Theo đó, việc xử lý, phê duyệt hồ sơ đăng ký trên CIFER và phê duyệt hồ sơ đăng ký bổ sung cơ sở bao gói thủy sản sống của phía Trung Quốc thường chậm. Phía Trung Quốc cũng chậm phản hồi đối với hồ sơ đăng ký bổ sung sản phẩm của phía Việt Nam.

Trong đó, một số doanh nghiệp chưa kịp thời bố trí nguồn lực để triển khai việc đăng ký trên CIFER, đặc biệt là đăng ký gia hạn. Trong thời hạn từ 3-6 tháng trước khi hết thời hạn đăng ký, DN phải nộp hồ sơ gia hạn đăng ký trên CIFER.

Đại diện Cục lưu ý các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện đăng ký gia hạn theo quy định của GACC để không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, hạn chế các ách tắc thương mại.

Để tháo gỡ các khó khăn, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khuyến nghị phía Trung Quốc đẩy nhanh việc phê duyệt các hồ sơ đăng ký trên CIFER; phê duyệt hồ sơ đăng ký cơ sở bao gói thủy sản sống và hồ sơ đăng ký bổ sung sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp, Cục đề nghị ưu tiên nguồn lực để triển khai việc đăng ký trên CIFER, đặc biệt là đăng ký gia hạn.

Đối với cơ quan quản lý cần tích cực liên hệ với GACC để bố trí họp trực tuyến nhằm trao đổi, giải đáp kịp thời các vướng mắc trong quá trình đăng ký trên CIFER; tích cực liên hệ, đôn đốc phía Trung Quốc xử lý kiến nghị của phía Việt Nam.

Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ hồ sơ, đặc biệt là HS code

Một DN sản xuất nước mắm tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho biết đang gặp khó khăn về HS code khi đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường trả lời, DN thủy sản muốn XK sang Trung Quốc thì phải có tên trong 805 DN đã được phía Trung Quốc cấp. Nếu không, DN phải bổ sung hồ sơ và chờ cấp phép. Hiện Trung Quốc cấp 128 mã sản phẩm liên quan tới thủy sản.

Ông Tiệp đề nghị doanh nghiệp kiểm tra kỹ hồ sơ, đặc biệt là HS code, nhằm đảm bảo tương thích trước khi thông quan.

Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường thông tin thêm, Việt Nam đang đàm phán nhằm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Hiện mặt hàng hàu sống đã cơ bản hoàn thành thủ tục, còn mặt hàng tôm ướp đá, sứa muối tiếp tục được đánh giá nguy cơ.

Kết luận Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhận định, tuy chưa thể giải quyết hết được những thắc mắc của các đơn vị và doanh nghiệp nhưng Diễn đàn đã cung cấp nhiều thông tin về kỹ thuật, kiểm dịch, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường tới các doanh nghiệp 2 nước.

Đây cũng là cơ hội để cơ quan 2 bên thấy được tầm quan trọng của việc thúc đẩy nhanh các thủ tục, tạo điều kiện giao thương, mua bán cho các doanh nghiệp tại cửa khẩu Móng Cái. Theo đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan của Trung Quốc phối hợp tạo điều kiện để doanh nghiệp 2 nước đẩy mạnh giao thương trong thời gian tới.

Tháng 2/2023, nhiều thị trường tăng nhập khẩu cá tra

 07:38 28/03/2023, Theo VASEP,

(vasep.com.vn) Trong bức tranh XK thủy sản tháng 2/2023 với 610 triệu USD, cá tra đóng góp gần 26% với giá trị 156 triệu USD. So với cùng kỳ, dù XK cá tra vẫn thấp hơn 9%, nhưng bối cảnh lạm phát làm nhu cầu giảm và giá NK giảm, thì doanh số của tháng 2 cũng là dấu hiệu tích cực.

Đặc biệt, có rất nhiều thị trường tăng mạnh NK cá tra trong tháng vừa qua. Trong đó, thị trường lớn nhất là Trung Quốc tăng 26% đã phản ánh xu thế tất yếu của thị trường sau khi dỡ bỏ chính sách zero Covid. Tính đến hết tháng 2, XK cá tra sang Trung Quốc đạt gần 73 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022, do giảm mạnh trong tháng 1.

Trung Quốc NK cá tra qua vào 23 tỉnh thành của cả nước. Top 5 địa phương NK nhiều nhất cá tra Việt Nam là Quảng Đông (chiếm 30%), Sơn Đông và Thượng Hải đều chiếm 12%, Thiên Tân và Trạm Giang đều chiếm 10%.

Năm 2022, Trung Quốc đã NK trên 253 nghìn tấn cá tra của Việt Nam, tăng 71% so với năm 2021. Giá trung bình NK cá tra vào thị trường đạt 2,4 USD/kg, tăng 25%. Trong đó, giá NK cao nhất là ở Quảng Đông, Hồ Bắc, An Huy, đạt 2,6 – 2,7 USD/kg.

Ngoài Trung Quốc, XK cá tra sang nhiều thị trường khác trong tháng 2 có tăng trưởng 2 con số như: Anh tăng 79%, Colombia tăng 38%, Đức tăng 84%, Singapore tăng 60%, Bỉ tăng 90%...Và có một số thị trường đã tăng trưởng đột phá 3 con số, như Arập Xê út tăng 110%, Bồ Đào Nha tăng 228%, Iraq 322%...

Tháng 22023 nhiều thị trường tăng nhập khẩu cá tra

Xu hướng ngược lại là XK vẫn giảm ở nhiều thị trường quan trọng như Mỹ giảm 59%, Brazil giảm 23%, Thái Lan giảm 29%, Mexico giảm 11%...

Do vậy, lũy kế XK cá tra 2 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng âm 38% và ghi nhận doanh số 240 triệu USD. Trong đó, chỉ có một số ít thị trường Anh, Đức, Singapore, Bồ Đào Nha duy trì được tăng trưởng dương từ 6-81%. Trong đó Đức đang có tín hiệu khả quan nhất, chiếm tới 2,6% XK cá tra, so với tỷ trọng 0,9% cùng kỳ năm ngoái.

XK cá tra trong thời gian tới chủ yếu kỳ vọng vào Trung Quốc, một số nước châu Âu như Anh, Đức, Bồ Đào Nha và các thị trường Trung Đông. Tuy nhiên, XK sẽ không thể bứt phá mạnh mẽ. Những tháng tới, nhu cầu NK có thể sẽ tăng so với đầu năm, nhờ các chương trình giao thương, xúc tiến thương mại như hội chợ, hội nghị sẽ thúc đẩy XK, nhưng giá XK sẽ không cao như năm 2022.

Tuy nhiên, cá tra sẽ vẫn là lựa chọn phù hợp cho người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới trong giai đoạn năm 2023 còn nhiều khó khăn về kinh tế.

Honduras cắt quan hệ hợp tác với Đài Loan khiến người nuôi tôm lo lắng

 08:56 20/04/2023, theo (vasep.com.vn)

Tháng 3/2023, Tổng thống Honduras Xiomara Castro tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, để hợp tác với Trung Quốc. Động thái này khiến nhiều người Honduras làm việc trong ngành nuôi tôm lo ngại về an ninh việc làm của họ.

Chú thích ảnh

Honduras và Đài Loan đã ký một hiệp định thương mại tự do vào năm 2008. Kể từ đó, XK tôm sang Đài Loan mỗi năm mang về 100 triệu USD (91 triệu EUR) cho Honduras, trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ năm của nước này này tính theo giá trị. Năm 2022, Honduras xuất khẩu 1/3 tổng sản lượng tôm sang Đài Loan.

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và việc nối lại quan hệ ngoại giao mang lại cho các nhà xuất khẩu Honduras cơ hội mở rộng sang thị trường này nhưng người nuôi tôm Honduras lo ngại rằng họ sẽ không thể cạnh tranh ở đây.

Là một nhà sản xuất tôm, việc mất thị trường Đài Loan gây nhiều khó khăn về mặt giá cả cho tôm Honduras. Đài Loan là một thị trường có giá trị cao và tại đây, tôm Honduras có thể được bán với giá gần gấp đôi so với thị trường Trung Quốc.

Hiệp hội các nhà nuôi trồng thủy sản quốc gia của Honduras đã bày tỏ lo ngại rằng động thái này sẽ gây nguy hiểm cho ngành tôm của đất nước, vốn phải đối mặt với sự cạnh tranh kém hơn nhiều ở Đài Loan.

Nuôi tôm ở Honduras đã là một phần quan trọng của nền kinh tế đất nước kể từ những năm 1970, và ngành này hiện đang vận hành hơn 300 trang trại trên 60.000 mẫu đất  và hơn 150.000 người Honduras làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực nuôi tôm.

Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 19 tỷ USD trong 2022

 08:57 20/04/2023, theo (vasep.com.vn)

Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng 35% lên 19,13 tỷ USD vào năm 2022 - một kỷ lục mới cho thấy các quy trình nhập khẩu nghiêm ngặt do COVID-19 và việc đóng cửa thường xuyên ảnh hưởng đến tiêu dùng ít hơn dự kiến.

Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng 35% lên 19,13 tỷ USD vào năm 2022. Kỷ lục NK mới cho thấy các quy trình nhập khẩu nghiêm ngặt do COVID-19 của nước này và các đợt đóng cửa thường xuyên ảnh hưởng đến tiêu dùng ít hơn dự kiến. Theo một phân tích của Fan Xubing, giám đốc Seabridge Marketing, nhập khẩu năm 2022 đã vượt qua kỷ lục trước đó của Trung Quốc là 15,8 tỷ đô la vào năm 2019. Khối lượng nhập khẩu thủy sản tăng 21% lên 4,19 triệu tấn, thấp hơn so với 4,4 triệu tấn năm 2019.

Trung Quốc hiện vẫn là nước nhập khẩu lớn thứ 2 sau Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm tới, thị trường nhập khẩu Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tăng. Nhập khẩu của Trung Quốc tăng trong cả 4 quý năm 2022, trong khi nhập khẩu của Mỹ giảm trong 2 quý cuối năm. Nhập khẩu của Trung Quốc trong 2023 được kỳ vọng tăng, dữ liệu nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm cũng vô cùng hứa hẹn. 

Chú thích ảnh

Bất chấp quy trình nhập khẩu nghiêm ngặt, nhập khẩu thủy sản Trung Quốc tăng mạnh trong 2022

Trong 2022, dù quy trình nhập khẩu nghiêm ngặt do Covid 19 và lệnh phong tỏa hạn chế chi tiêu, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc vẫn vô cùng mạnh mẽ. Doanh số bán hàng qua các kênh bán buôn giảm nhưng doanh số bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, các nhóm mua hàng và mua hàng qua livestream tăng mạnh. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng trở lại góp phần đưa Trung Quốc vào quỹ đạo tăng trưởng trước đại dịch. 

Ecuador là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất tại thị trường Trung Quốc, chiếm 3,56 tỷ USD giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc. Các nhà cung cấp lớn khác là Việt Nam, với 1,70 tỷ USD;  Ấn Độ, với 1,26 tỷ USD. Canada và Mỹ đều có mức tăng trưởng vững chắc lần lượt là 1,23 tỷ USD và 1,14 tỷ USD. 

Các loài được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc bao gồm tôm nước ấm, cá tra, cua hoàng đế, cua tuyết, tôm hùm. 

Chú thích ảnh

Cá tra là một trong số những loài được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc

Trong 2022, Trung Quốc nhập khẩu nhiều động vật giáp xác, đạt 1,126 triệu tấn,  trị giá 9,80 tỷ USD. Tôm là loài nhập khẩu phổ biến tiếp theo do sản lượng tôm trong nước giảm, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào tôm nhập khẩu. Trung Quốc nhập khẩu cua, tôm hùm với số lượng lớn. Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cua sống, tươi hoặc ướp lạnh trị giá 1,30 tỷ USD, tăng 6% về giá trị so với năm 2021. Nhập khẩu cá hồi Trung Quốc lại tăng trưởng thấp hơn dự kiến do giá cao. 

Việc mở cửa hoàn toàn vào năm 2023 tạo điều kiện thuận lợi cho NK thủy sản Trung Quốc tăng trong năm. Thị trường Trung Quốc có thể sẽ tăng trưởng nhanh hơn Mỹ do lạm phát khiến người tiêu dùng Mỹ sẽ chi ít tiền hơn cho những mặt hàng có giá trị cao như cua hoàng đế, cua tuyết, tôm hùm. Nhưng ở Trung Quốc, NK tất cả các loài hải sản sẽ tăng dần trong 2023 và năm tới nếu không có thay đổi lớn về kinh tế xảy ra.

Sau vụ việc 5 container hạt điều nguy cơ mất trắng: Xuất khẩu sang thị trường Algeria cần lưu ý gì?

 08:39 24/04/2023, theo VASEP

ANTD.VN - Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, bên cạnh những cơ hội, xuất khẩu sang Algeria cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Sau vụ việc 5 container hạt điều nguy cơ mất trắng Xuất khẩu sang thị trường Algeria cần lưu ý gì

Cần tìm hiểu kỹ thị trường Algeria trước khi giao thương

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đã đạt 63,36 triệu USD, tăng 104,73% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có cà phê, hạt tiêu, hàng thủy sản, sản phẩm hóa chất, hàng kim loại thường… Bên cạnh những cơ hội, thị trường Algeria cũng có một số rủi ro thương mại.

Để giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi tiếp cận thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Algeria khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch như: đề nghị cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trang có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra;

Đồng thời, không nên quá tin tưởng vào công ty môi giới dù làm việc lâu năm và cần kiểm tra thông tin đối tác nhập khẩu; Phương thức thanh toán nên dùng thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAD at sight) yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên. Do ngân hàng Algeria không cho phép chuyển tiền đặt cọc từ trong nước nên có thể đề nghị khách đặt cọc ngoài Algeria.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần thỏa thuận, đề nghị khách thanh toán 100% tiền hàng (nếu được) trước khi tàu cập cảng Algeria để chủ động kiểm soát tiền hàng; Khi hàng vào cảng, nếu khách hay ngân hàng Algeria chậm thanh toán 1 tuần, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng như Thương vụ, Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi (Bộ Công Thương)… để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết kịp thời, tránh tình trạng để hàng kéo dài tại cảng dẫn tới phát sinh chi phí kho bãi, tiền phạt và hải quan sở tại bán đấu giá sung công quỹ (theo quy định, sau khi hàng nằm tại cảng 81 ngày kể từ khi được dỡ khỏi tàu, hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá).

Mới đây, doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam cho biết, 5 container điều xuất sang Algeria có nguy cơ mất trắng do số hàng này đã bị Hải quan cảng Mostaganem (Algeria) bán đấu giá và không thể kéo hàng về.

09:27 08/06/2023, Theo VASEP.VN

Bộ NN&PTNT cùng Cục Hải quan Vân Nam sẽ cùng phối hợp đề xuất với Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm bổ sung các mặt hàng trái cây, thủy sản, đồng thời cho phép thủy sản sống của Việt Nam xuất qua cửa khẩu của tỉnh Vân Nam.

Triển khai các biện pháp giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu  nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Bộ NN&PTNT đã cử đoàn công tác do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu sang làm việc với Chính quyền nhân dân, Cục Hải quan hai tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và chỉ đạo tổ chức Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản giữa Việt Nam – Trung Quốc qua hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam.

Tại các cuộc hội đàm với lãnh đạo Chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam, trước mắt hai bên thống nhất chỉ đạo các đơn vị hải quan, kiểm dịch hai bên cửa khẩu có cơ chế thường xuyên giao lưu trao đổi quy trình nghiệp vụ, cập nhật thông tin phối hợp thông quan nhanh chóng.

Đặc biệt ưu tiên các mặt hàng tươi sống vào vụ thu hoạch nhằm giảm ùn ứ, thúc đẩy giao thương nông lâm thuỷ sản thông qua các cửa khẩu hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam.

Hai bên nhất trí chỉ đạo tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại biên giới luân phiên hàng năm tại Quảng Tây, Vân Nam và các tỉnh của Việt Nam có chung biên giới nhằm tạo thêm cơ hội gặp gỡ giao thương giữa doanh nghiệp hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam với doanh nghiệp Việt Nam từ các tỉnh biên giới nói riêng, cả nước nói chung.

Để gia tăng sự gắn kết và chủ động của doanh nghiệp hai nước, hai bên thống nhất chủ trương về xúc tiến thành lập hai Hiệp hội doanh nghiệp nông sản Việt Nam - Quảng Tây và Việt Nam - Vân Nam.

Về lâu dài, hai bên nhất trí giao đơn vị đầu mối căn cứ ý kiến thống nhất tại cuộc hội đàm để khẩn trương trao đổi hoàn thiện tiến đến ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Chính quyền Quảng Tây, Vân Nam trong lĩnh vực nông nghiệp vào tháng 9/2023 nhân dịp Hội chợ Trung Quốc - ASEAN.

Nội dung hợp tác gồm chia sẻ thông tin; hợp tác khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp; thiết lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan chức năng hai bên nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tại các buổi làm việc với lãnh đạo hải quan hai tỉnh, hai bên đã thống nhất một số giải pháp nhằm tăng năng lực thông quan như tăng số lượng doanh nghiệp ưu tiên; hợp tác xuất nhập khẩu  một cửa một điểm dừng; thực hiện cơ chế trao đổi mẫu chứng nhận kiểm dịch, công nhận lẫn nhau; nghiên cứu đưa hệ thống cửa khẩu thông minh vào hoạt động thí điểm...

Hai bên cử đầu mối thông tin liên lạc nhằm kịp thời phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong thông thương hàng nông lâm thủy sản; tổ chức họp luân phiên thường niên vào tháng 11 hàng năm giữa Cục Hải quan Quảng Tây, Vân Nam với Bộ NN&PTNT và các cơ quan chức năng của Việt Nam để rà soát, đánh giá kết quả hợp tác trong năm đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất nhập khẩu và định hướng triển khai trong năm tiếp theo.

Hai bên cùng phối hợp đề xuất với Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm bổ sung các mặt hàng trái cây, thủy sản; bổ sung doanh nghiệp nông sản, thủy sản được xuất khẩu vào Trung Quốc, cũng như cho phép thủy sản sống của Việt Nam xuất qua cửa khẩu của tỉnh Vân Nam.

08:48 24/05/2023, Theo VASEP.VN

Đến năm 2025, Đồng Tháp có 100% cơ sở nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi và 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Cấp mã số cho 100% vùng nuôi cá tra 

Những năm gần đây, ngành cá tra Việt Nam luôn gặp không ít khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu do tác động nhiều yếu tố bất lợi như: Biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cá, giá thành sản xuất cá nguyên liệu cao, những rào cản kỹ thuật và quy định nghiêm ngặt từ thị trường xuất khẩu…

Do đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho cá tra, mà còn từng bước đưa thế mạnh mặt hàng này phát triển bền vững hơn nữa.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh vừa phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 và ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra của tỉnh. Mục tiêu phát triển ngành hàng cá tra bền vững, hiện đại dựa trên việc áp dụng khoa học công nghệ số tiên tiến vào sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từ các mục tiêu đưa ra, cá tra của Đồng Tháp sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị cao, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hiện tại Đồng Tháp có diện tích tích nuôi cá tra lớn nhất khu vực ĐBSCL khoảng trên 2.000ha/năm, tính đến thời điểm này đã thả trên 1.800ha, đa phần các vùng nuôi cá tra đều được ngành chức năng ủng hộ, quan tâm, nhất là UBND tỉnh Đồng Tháp luôn tạo điều kiện cấp mã số vùng nuôi cá tra cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi đạt 96%. Trong đó đã cấp mã số vùng nuôi cho hơn 1.600 ha/1770 ao của 18 doanh nghiệp và 180 hộ cá thể. Toàn tỉnh Đồng Tháp có 378 cơ sở nuôi, trong đó vùng nuôi của doanh nghiệp hơn 661ha/78 vùng, của hộ cá thể gần 967 ha/300 vùng.

Empty

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho con cá tra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn khoảng 4% còn chiếm gần 100 ha nuôi cá tra lại chưa được cấp mã số vùng nuôi là do vùng nuôi cá tra đó đang bị vướng khó khăn là do nằm trong vùng quy hoạch hay chưa chuyển đất lúa sang đất nuôi trồng thủy sản được.

Để xuất khẩu cá tra thuận lợi, Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2025, có 100% cơ sở nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi theo quy định, 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định và phục vụ xuất khẩu. Trong đó có trên 50% diện tích nuôi cá tra thương phẩm áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GAP và 90% diện tích hộ cá thể nuôi cá tra tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Về nâng cao chất lượng cá tra giống, phấn đấu trên 75% con giống phục vụ nuôi thương phẩm là con giống chất lượng cao, đảm bảo 60% các cơ sở sinh sản cá tra bột phải sử dụng đàn cá cải thiện di truyền. Môi trường nuôi cá tra tiếp tục được giám sát chặt chẽ và phấn đấu có 60% diện tích vùng nuôi hệ thống xử lý nước thải, bùn thải theo quy định và 100% nguồn nước cấp trên dòng sông chính được quan trắc thường xuyên theo quy định.

Empty

Đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra sang 134 quốc gia trên  thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Thành Đông, có 1ha mặt nước nuôi cá tra ứng dụng công nghệ cao ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: Cá tra nuôi từ 7-9 tháng đạt sản lượng từ 380 - 400 tấn/ha, giá bán 28.000 - 29.000 đồng/kg, trọng lượng trung bình đạt 1 con/kg.

Trong quá trình nuôi, ông Đông sử dụng hệ thống máy cho cá ăn tự động điều khiển ra điện thoại và áp dụng đúng quy trình nuôi nên giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giúp cá tăng trưởng nhanh và đều hơn, thích hợp trong nuôi cá tra giai đoạn giống và giai đoạn đầu của nuôi thâm canh, cá phát triển tốt. Mô hình từng bước giúp hộ nuôi thực hiện theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, kiểm soát ở giới hạn cho phép... nhằm đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, ông Đông cũng được ngành chức năng trong tỉnh cấp mã số vùng nuôi để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới.

Khoa học công nghệ giúp nâng tầm giá trị cá tra

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, sản xuất cá tra của tỉnh Đồng Tháp chiếm trên 33% diện tích và gần 35% sản lượng cá tra toàn vùng, cung cấp khoảng 60% sản lượng cá giống cho vùng. Toàn tỉnh có 76 cơ sở cho cá sinh sản và hơn 1.100 cơ sở ương dưỡng giống cá tra (khoảng 950 ha). Hằng năm, cung cấp khoảng 20 tỷ con cá tra bột và khoảng 1,3 tỷ con cá tra giống, đủ nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Empty

Phấn đấu trên 75% con giống phục vụ nuôi thương phẩm là con giống chất lượng cao, đảm bảo 60% các cơ sở sinh sản cá tra bột phải sử dụng đàn cá cải thiện di truyền. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về giải pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất giống cá tra tại Đồng Tháp, ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho rằng, hiện nay Đồng Tháp đang tiếp tục tái cơ cấu ngành hàng cá tra, đặc biệt trong đó là làm tốt quan trắc môi trường nước nuôi thủy sản, chuyển đổi số trong quản lý và điều hành ngành hàng cá tra về quản lý quy hoạch, cấp mã nhận diện, thông tin sản xuất, thị trường, môi trường nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm nhỏ lẻ liên kết lại với nhau hình thành các Hội quán, tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tạo ra sản phẩm số lượng lớn, đồng nhất về chất lượng.

Đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra sang 134 quốc gia, do đó thị trường xuất khẩu của cá tra hiện nay rất đa dạng, từ các thị trường yêu cầu thấp như Châu Á - Trung Đông, Trung Quốc đến các thị trường cao cấp hơn như Châu Âu, Mỹ. Ngoài ra, thị trường trong nước cũng đã được quan tâm và đẩy mạnh.

Năm 2020, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã giới thiệu gần 20 sản phẩm chế biến từ cá tra và basa hướng đến phục vụ thị trường trong nước như: basa tẩm bột, chả lụa, sốt tartar, chabokki sốt cay, basa xẻ bướm tẩm gia vị. Ðây là các sản phẩm rất tiện dụng và giàu dinh dưỡng, với chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh thông tin về thực trạng ngành hàng cá tra ĐBSCL, với nhiều kết quả nổi bật, nhất là giá trị xuất khẩu ngày càng tăng cao thì những hạn chế, khó khăn của ngành hàng này cũng không ít.

Cũng tại Lễ hội Cá tra lần thứ I, tỉnh Đồng Tháp đăng cai tổ chức, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, để phát triển ngành hàng cá tra ở ĐBSCL cần khắc phục những hạn chế về thiếu hụt nguồn giống cá tra bố mẹ chất lượng cao, tỷ lệ cá tra sống khi ương dưỡng từ giai đoạn bột đến cá giống còn thấp, chất lượng con giống chưa được kiểm soát tốt. Đặc biệt, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy liên kết chuỗi cá tra theo hướng ổn định.

"Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến cá tra góp phần cải thiện quy trình nuôi đáp ứng khối lượng hàng hóa lớn, có giá trị cao và giải quyết các vấn đề về kiểm soát môi trường, giảm chi phí sản xuất. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành hàng cá tra", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Trung Quốc tăng gấp đôi nhập khẩu cá tra nguyên con xẻ bướm

 08:30 04/07/2023, theo VASEP.COM.VN

(vasep.com.vn) Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy, 5 tháng đầu năm 2023, nước này đã NK gần 137 nghìn tấn cá tra, cao hơn 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm cá tra nguyên con xẻ bướm NK vào Trung Quốc tăng 105% với 42,1 nghìn tấn. Khối lượng NK cá tra phile đông lạnh đạt gần 95 nghìn tấn, giảm nhẹ 2%.

Sản phẩm cá tra nguyên con xẻ bướm chỉ chiếm 18% NK cá tra vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022, nhưng năm nay, con số này lên tới 31%.

Tuy nhiên, giá trung bình NK cá tra nguyên con xẻ bướm vào thị trường này trong 5 tháng đầu năm nay thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,94 USD/kg. Trong khi đó, giá cá tra phile đông lạnh NK vào Trung Quốc cũng thấp hơn 15% so với cùng kỳ, đạt 2,13 USD/kg.

Lượng tồn kho nhiều, giá NK giảm cùng với sự hồi phục nhu cầu chậm là những yếu tố chính khiến cho XK cá tra sang Trung Quốc giảm mạnh về giá trị so với cùng kỳ.  Theo thống kê Hải quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Trung Quốc giảm 39% đạt 217 triệu USD.

Các địa phương nhập khẩu cá tra phile đông lạnh nhiều nhất gồm: Quảng Đông, Sơn Đông, Thiên Tân, Bắc Kinh, Thượng Hải, Trạm Giang…chiếm tổng cộng 86% khối lượng NK của cả nước. Riêng tỉnh Quảng Đông chiếm 35%, Sơn Đông chiếm 15%.

Cá tra nguyên con xẻ bướm được NK nhiều nhất vào Quảng Đông (chiếm 52%), Sơn Đông (15%), Thượng Hải (14%), Hồ Nam (8%)…

Riêng trong tháng 5/2023, NK cá tra vào Trung Quốc đạt 24,6 nghìn tấn, trị giá gần 50 triệu USD, giảm lần lượt 27% và 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc tăng gấp đôi nhập khẩu cá tra nguyên con xẻ bướm

Ba năm áp dụng các biện pháp kiểm soát virus corona đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng chi tiêu của nhiều hộ gia đình Trung Quốc. Sự bất ổn kinh tế đã ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu thành thị của Trung Quốc trong bối cảnh lương giảm và cắt giảm việc làm trong các lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ đến dịch vụ tài chính. Chi tiêu của những người trẻ tuổi, nhân khẩu học tiêu dùng tích cực nhất của Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thất nghiệp, với con số 20% trong nhóm này thất nghiệp.

Thực tế này tại Trung Quốc có thể cần thêm thời gian để cải thiện, khi đó nhu cầu tiêu thụ trong nước mới thực sự có cơ hội phục hồi, khi đó cánh cửa cho các sản phẩm NK trong đó có thủy sản và cá tra mới rộng mở và sáng sủa hơn. Tuy nhiên, về ngắn hạn, giai đoạn nửa cuối năm, nhu cầu của thị trường này cũng sẽ khởi sắc hơn so với nửa đầu năm, khi đất nước và người dân có những điều chỉnh thích nghi dần với bối cảnh mới sau Covid.

Theo Vietfish Expo, ngày 25/07/2023

BÍ MẬT ĐẰNG SAU CHẤT LƯỢNG TƯƠI NGON CỦA THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM

🎗 Để các sản phẩm từ thủy hải sản Việt Nam được phủ sóng rộng khắp trên quầy kệ các nước và chinh phục khẩu vị của người tiêu dùng bản địa cần rất nhiều các loại chứng nhận từ các Cơ quan, Tổ chức kiểm định thực phẩm thế giới và của nước nhập khẩu.

Nhưng không hẳn ai cũng biết, để có được những tấm “giấy thông hành” quý giá này thì chính là cả một quá trình nuôi trồng hiện đại và kỹ lưỡng của các Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, nhằm đáp ứng đáp các tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện nuôi trồng, sản xuất và chế biến từ các quốc gia nhập khẩu, nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Trung Quốc thì các quy định này càng khắt khe hơn.

Những chứng nhận để được xuất khẩu thủy sản có thể kể đến như:
✅ Chứng nhận trách nhiệm với môi trường và con người: BAP, ASC, MSC, FOS, Naturland, GLOBALG.A.P
✅ Chứng nhận vùng nuôi bền vững: BSCI, SMETA, S.A 8000
✅ Chứng nhận an toàn trong chế biến thủy sản: ISO, HACCP
✅ Chứng nhận truy xuất nguồn gốc tại hệ thống bán lẻ nước ngoài: KOSHER, BRC Food, Halal Food , IFS Food

♻️ Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí trong nuôi trồng và sản xuất thủy sản, các Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã cải tiến quy trình, đầu tư công nghệ tiên tiến, kết hợp cùng trình độ của đội ngũ kỹ sư thủy sản đầy kinh nghiệm, từ đó tự hào cung cấp ra thị trường thế giới nhiều chủng loại sản phẩm thủy sản đa dạng, đạt chất lượng cao, hấp dẫn và đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'vietfish CHỨNG NHÂN TRONG XUẤT KHẨU THỦY SẢN HỆ THỐNG BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI PRC KOSHER FERTIFIED IFS Food VÙNG NUÔI BỀN VỮNG Naturland FARMED asc ASC-AQUA.ORG GLOBALG.A.P. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘIVÀ CON NGƯỜI SMETA CHẾ BIẾN Organization.fo ISO ton'

Theo Vietnamnet.vn, ngày 01/09/2023

Xuất khẩu cá tra đang phục hồi ở một số thị trường lớn, trong khi “mùa vàng” cuối năm sắp đến. Con cá tra của Việt Nam dự tính sẽ thu về 1,8 tỷ USD trong năm nay.

Không còn ảm đạm như những tháng đầu năm khi các thị trường xuất khẩu chính đều giảm sâu khiến cá tồn kho nhiều, ông Ong Hàng Văn - Phó Tổng Giám đốc Công ty thủy sản Trường Giang - cho biết, xuất khẩu cá tra có tín hiệu khả quan. 

Theo đó, tháng 6 và 7 vừa qua, lượng cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp trên đà tăng trưởng trở lại. Đây là tín hiệu chứng tỏ thị trường phục hồi trong những tháng còn lại của năm nay và năm 2024.

Tại diễn đàn về xuất khẩu cá tra mới đây, ông Huỳnh Đức Trung, Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, cũng chia sẻ, các thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp này đã ghi nhận mức tăng trưởng dương trở lại. 

Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường EU trong tháng 7 vừa qua tăng 22% so với tháng 7/2022, sang Trung Quốc tăng 13% và sang các thị trường còn lại tăng 20%.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 7 tháng năm 2023 đạt 1 tỷ USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tốc độ giảm đang nhỏ dần cho thấy thị trường phục hồi trở lại.

Cụ thể, tháng 1/2023 xuất khẩu cá tra giảm tới 61%, từ tháng 2 đến tháng 6 giảm lần lượt là 9%, 32%, 52%, 35% và 33%. Đến tháng 7 xuất khẩu loại cá này giảm 23%. Đây là tháng thứ hai ghi nhận mức giảm thấp nhất kể từ đầu năm đến nay (tháng 2 giảm 9%).

Về thị trường 7 tháng năm 2023, trong top 5 quốc gia nhập khẩu cá tra nhiều nhất của Việt Nam, chỉ có Anh ghi nhận mức tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Mexico có mức giảm lần lượt 32%, 60%, 16% và 50%. Mức giảm ở thị trường Trung Quốc, Mỹ và Brazil đều nhẹ hơn so với 6 tháng đầu năm nay.

2 thị trường chủ lực phục hồi tốt

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhìn nhận, xuất khẩu cá tra chưa thể tăng trưởng dương so với cùng kỳ nhưng đang có dấu hiệu hồi phục tốt.

Đáng nói, những tháng cuối năm được gọi là “mùa vàng” của ngành thuỷ sản Việt, trong đó có cá tra. Bởi, đây là mùa lễ hội lớn nhất trong năm, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tôm cá tăng mạnh. Do đó, phía nhà nhập khẩu phải mua lượng lớn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Tại thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, mức sụt giảm đang nhỏ dần, từ âm 65% trong tháng 1 so với cùng kỳ, đến tháng 5 còn âm 30% và xuống mức âm 7% vào tháng 7/2023. Điều này mở ra kỳ vọng xuất khẩu cá tra vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân sẽ hồi phục vào các tháng cuối năm.

Tương tự, hàng tồn kho của Mỹ - khách hàng lớn thứ 2 của con cá tra Việt Nam - đã cạn. Họ buộc phải đẩy mạnh nhập khẩu trong thời gian tới. 

Ngoài ra, nguồn cung phi lê cá rô phi tại Trung Quốc và Mỹ đều suy giảm mạnh, có thể thiếu hụt đáng kể cho các đơn đặt hàng trước Tết Nguyên đán. Theo ông Hoè, đây cũng là cơ hội cho con cá tra của Việt Nam tăng thị phần ở các thị trường chủ lực này. Vì khi thiếu, các nhà nhập khẩu sẽ phải tìm nguồn hàng thay thế với giá tương đương.

Mới đây, nhận thấy tín hiệu khởi sắc từ thị trường xuất khẩu, Bộ NN-PTNT đã có công văn yêu cầu các địa phương tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thuỷ sản các tháng cuối năm để đáp ứng đủ nguyên liệu thuỷ sản phục vụ chế biến, xuất khẩu. 

Cá tra được kỳ vọng thu về gần 1,8 tỷ USD trong năm nay (Ảnh: Minh Dũng)

Theo tính toán của VASEP, nếu thuận lợi xuất khẩu cá tra có thể đạt gần 1,8 tỷ USD USD trong năm 2023, giảm khoảng 0,5 tỷ USD so với mục tiêu đặt ra hồi đầu năm.

Ông Willemink Arno, Giám đốc vận hành De Heus Việt Nam, chỉ ra 3 yếu tố quan trọng chính sẽ tác động đến việc tiêu thụ cá tra thời gian tới, gồm tính bền vững, tính minh bạch và vấn đề truy xuất nguồn gốc. Xu hướng này sẽ diễn ra ở cả thị trường Mỹ và EU.

Sản lượng cá tra ở Việt Nam hiện vào khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Với giá thành rẻ, con cá tra đang dần thay thế các loại cá thịt trắng khai thác tự nhiên (khi sản lượng khai thác ổn định, không tăng theo các năm). 

Theo ông, mức tiêu thụ cá thịt trắng, trong đó có cá tra của Việt Nam, trên thế giới khá cao, nhất là ở nước có thu nhập cao như ở Mỹ (khoảng 22 kg/người/năm). Ở những quốc gia thu nhập thấp và trung bình có mức tiêu thụ cá thịt trắng thấp hơn, nên dư địa cho cá tra Việt Nam tại những thị trường này còn rất lớn.

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường Mỹ và Trung Quốc, các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị cho đợt tăng tốc cuối năm, ông Willemink Arno cho hay.