Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách Zero-Covid hay không?

11/2/2022 9:11:40 AM

Tranh cãi về tác động của FTA Ecuador-Trung Quốc

 08:52 01/11/2022 Theo (vasep.com.vn)

Chuyên gia thương mại thủy sản vẫn còn nhiều tranh cãi về thỏa thuận thương mại tự do giữa Trung Quốc và Ecuador đối với tôm.

Theo Tổng giám đốc Bangkok, nhà kinh doanh thủy sản có trụ sở tại Thái Lan, thỏa thuận sẽ được ký kết trước cuối năm 2022, tác động của việc áp thuế bằng 0 sẽ thúc đẩy xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc. Điều này sẽ làm tăng giá tôm. 

Việc nới lỏng chế độ kiểm tra của Trung Quốc đối với các container nhập khẩu - dự kiến cũng sẽ diễn ra vào cuối năm nay, như một phần của nới lỏng chính sách zero COVID của Trung Quốc - sẽ có tác động kích thích doanh số bán hàng thủy sản Trung Quốc.

Hiệp định có hiệu lực có thể đẩy giá tôm nguyên liệu Ecuador do nhu cầu sẽ tăng nếu Trung Quốc dỡ bỏ hoàn toàn việc kiểm tra.

Nhà phân tích thủy sản cấp cao của Rabobank, Gorjan Nikolik cho biết một thỏa thuận thương mại tự do sẽ rất “quan trọng” đối với Ecuador, nhưng lưu ý rằng quốc gia Nam Mỹ này đã là một nhà cung cấp tôm quan trọng cho Trung Quốc. Xuất khẩu tôm Ecuador càng ngày phụ thuộc vào Trung Quốc do nhập khẩu tôm của Trung Quốc hiện chiếm 60% từ Ecuador. 

Chú thích ảnh

Ecuador chiếm một thị phần lớn trong nhập khẩu tôm của Trung Quốc

Dù vậy, Ecuador cũng sẽ không được hưởng lợi quá nhiều từ việc Trung Quốc xóa bỏ thuế quan do Indonesia và Việt Nam đều đã được miễn thuế thông qua FTA giữa Trung Quốc- ASEAN và hai nước này cũng chiếm lợi thế trong vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, bất lợi về thuế quan là nhỏ so với những bất lợi khác mà các nhà sản xuất châu Á phải đối mặt, như các vấn đề sinh học, cùng với những chi phí khác khiến họ khó mà cạnh tranh với thị phần của Ecuador tại Trung Quốc.

Các nhà sản xuất châu Á cần tập trung ít hơn vào các sản phẩm chế biến, “vốn không phải là thế mạnh của họ so với Ecuador”. Trong khi đó, sản lượng tôm Ecuador đã tăng nhanh hơn nhiều so với các nước châu Á. Sản lượng ở Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đạt trung bình từ 7 đến 8% hàng năm, trong khi tôm của Ecuador đã tăng tới 30% trong những năm gần đây. Các chuyên gia nuôi trồng thủy sản gợi ý rằng tăng trưởng trong tương lai phụ thuộc ít hơn vào việc tăng diện tích và nhiều hơn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

Câu hỏi đặt ra là liệu Ecuador có chọn tập trung hơn nữa vào việc cung cấp nhu cầu đang tăng nhanh của Mỹ, thị trường tôm tăng trưởng mạnh nhất trong hai năm qua, nơi có lợi thế về vận chuyển hàng hóa hay không? Xuất khẩu tôm của Ecuador sang Bắc Mỹ tăng 56% vào năm 2021, trong khi xuất khẩu sang châu Á tăng 11%, châu Âu tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, những con số này bị ảnh hưởng bởi COVID- 19 do tiêu thụ sụt giảm.

Tác động của FTA Trung Quốc- Ecuador còn phụ thuộc phần lớn vào việc Trung Quốc có nhanh chóng mở cửa trở lại hay không. Dù có nhiều dự đoán Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách Zero-Covid nhưng sau Đại hội Đảng Cộng sản vào ngày 16/10, việc nới lỏng hoặc chấm dứt chính sách Zero-Covid dường như không có khả năng xảy ra. 

Lĩnh vực dịch vụ thực phẩm của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chính sách Zero- COVID, các nhà nhập khẩu thủy sản đã phải đối mặt với những trở ngại từ các chính sách kiểm tra an toàn thực phẩm được thắt chặt tại các cảng của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với các công ty thủy sản được xác định là đã gửi sản phẩm hoặc bao bì có chứa dấu vết của coronavirus vào Trung Quốc.

Chú thích ảnh

Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến tăng từ 5 triệu tấn trong năm 2022 lên 7 triệu tấn vào 2023

Theo dự báo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đang phải chịu đựng sự suy giảm trong thị trường bất động sản vốn rất nóng trước đây, vốn đã thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng của đất nước trong 5 năm trước đó. Vào năm 2022, tăng trưởng GDP của Trung Quốc lần đầu tiên giảm so với mức trung bình của châu Á trong nhiều thập kỷ.

Nikolik dự đoán, sản lượng tôm toàn cầu sẽ tăng từ 5 triệu tấn vào năm 2022 lên 7 triệu tấn vào năm 2030. Ecuador sản xuất 1 triệu tấn vào năm 2021 và hy vọng sẽ sản xuất 5 triệu tấn vào năm 2025, nhưng chuyên gia vẫn còn nhiều tranh luận về việc liệu Ecuador có thể đạt được mục tiêu hay không.

Theo ông Eduardo Pucci, Giám đốc tổ chức Organisation para la Protección de, ngay cả khi ngành tôm nuôi của Ecuador được hưởng lợi từ FTA với Trung Quốc, nó có thể gây tổn hại cho các bộ phận khác của ngành thủy sản và nền kinh tế nói chung của Ecuador. Nhiệm vụ của tổ chức là thúc đẩy cải thiện quản lý nghề cá trong khu vực và tổ chức này đã gọi việc đánh bắt bất hợp pháp của các tàu Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh lương thực toàn cầu và ảnh hưởng đến các quốc gia giáp Nam Đại Tây Dương. Các nhà chức trách Ecuador trước đây không sẵn sàng chỉ trích công khai hành vi sai trái của các tàu cá Trung Quốc do áp lực ngoại giao.

Ông Pucci cho biết, trường hợp của Ecuador là một ví dụ cho thấy mối quan hệ song phương giữa các quốc gia có thể ngăn chặn các hành động cụ thể chống lại sự vi phạm của các tàu của đối tác thương mại. 

 Thùy Linh (Theo the seafoodsource)