KẾ HOẠCH Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021

4/14/2021 1:03:33 PM

Theo thông tin từ NAFIQAD

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống
ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, trong đó hằng năm các Bộ, ngành, địa
phương tổ chức “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”.
Căn cứ thực tế công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian qua và
dự báo diễn biến tình hình năm 2021, Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì
an toàn thực phẩm” năm 2021 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) sẽ được
triển khai như sau:
I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG” NĂM 2021
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, tạo được sự
chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Thể
chế quản lý được rà soát, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế, tương
thích với yêu cầu hội nhập. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng
cường ở tất cả các tuyến. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, góp
phần tích cực nâng cao nhận thức và chuyển biến hành động trong cộng đồng
doanh nghiệp và nhân dân, thúc đẩy sản xuất thực phẩm sạch, an toàn. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã
tích cực vào cuộc mạnh mẽ vận động, giám sát thực hiện an toàn thực phẩm. Thủ
tướng Chính phủ đánh giá cao, biểu dương các thành tích đã đạt được.
Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn hiện hữu.
Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ,
trong khu dân cư vẫn khó khăn; tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi nhiễm hóa chất, kháng
sinh, kim loại nặng đã giảm so với các năm trước; tỷ lệ mẫu thịt gia súc, gia cầm tại
cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm vi sinh vật vẫn còn tồn tại; Tình hình NĐTP và
các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công
nghiệp, trường học bước đầu đã có kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn cao, năm 2020
tình hình NĐTP do độc tố nhất là ngộ độc rượu do Methanol diễn biến phức tạp
làm tăng số ca tử vong; Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi
phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh
hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội.
Tình hình dịch covid-19 trên thế giới còn phức tạp, Việt Nam cần nâng
cao cảnh giác trong phòng chống dịch, đồng thời phải đảm bảo phát triển sản
xuất, kinh doanh. Chính vì vậy để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của
người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến
thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình
hình bình thường mới, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung
ương chọn chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021 là: “Đảm
bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình
thường mới”
II. MỤC TIÊU:
1. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn
diện, có trách nhiệm về an toàn thực phẩm nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực
phẩm.
2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm
tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu
nhằm nhằm giảm thiểu ngộ độc do thực phẩm không an toàn.
3. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã
hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn
thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn của các cá
nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời xử lý các sự cố mất an toàn
thực phẩm (nếu xảy ra trên địa bàn quản lý).
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI:
Thời gian: Từ 15/4 đến 15/5/2021.
Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn quốc.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực
phẩm, “Tháng hành động” năm 2021 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt
cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp
luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực
phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm;
chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm,
đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm
thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Gắn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố
trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa
chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã
hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với
cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công
tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Với chủ đề chính của năm 2021 như đã nêu, các hoạt động chính được triển
khai như sau:
1. Tổ chức triển khai “Tháng hành động”
1.1. Tại Trung ương: Các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn
thực phẩm Trung ương, các Bộ, ngành tham dự hội nghị, lễ phát động “Tháng
hành động” năm 2021 của các địa phương.
1.2. Tại địa phương: Các địa phương căn cứ vào thực tế, tình hình dịch
bệnh trên địa bàn để tổ chức (hội nghị hoặc lễ phát động hoặc hình thức khác) phổ
biến công tác triển khai “Tháng hành động” ở các tỉnh/thành phố, thành phố/thị
xã/quận/huyện, thị trấn/phường/xã.
Thời gian: Từ ngày 15/4 đến 20/4/2021.
2. Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm (xem
phụ lục I)
2.1. Tại Trung ương
Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo hoạt động truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng về an toàn thực phẩm trong Tháng hành động.
Huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương tham gia
chiến dịch truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm, biểu dương, quảng bá
các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Thông điệp:
Bảo đảm an toàn thực phẩm là xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt
Nam và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với quốc tế.
Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông
thích hợp để phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, các văn
bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành về an toàn thực
phẩm; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định và kiến thức khoa học về an toàn thực
phẩm, tác hại của thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất
lượng; giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn;
tuyên truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.
Bộ Y tế, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông thông
báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm gây
hậu quả nghiêm trọng đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí viết
bài, đăng tin bài tuyên truyền trên các báo viết, tạp chí; phối hợp với các đơn vị
xây dựng nội dung và sản xuất các tài liệu truyền thông về bảo đảm ATTP và
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam siết chặt việc quản lý nội dung quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh theo
đúng quy định của pháp luật, có giải pháp loại bỏ các quảng cáo không đúng sự
thật, có nội dung phản cảm về thực phẩm. Đồng thời Bộ chủ quản phối hợp với các
cơ quan báo chí thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực
phẩm, trong đó công khai tên các cơ sở cung cấp thực phẩm không bảo đảm an
toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trách nhiệm
của cả cộng đồng, đặc biệt tập trung đẩy mạnh vai trò và trách nhiệm cá nhân, tổ
chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
2.2. Tại địa phương
Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm các tỉnh chỉ đạo các sở, ban
ngành, tổ chức chính trị, xã hội triển khai tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin đại chúng, báo đài, tổ chức các tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực
phẩm.
Huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương tham gia chiến dịch
truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm, biểu dương, quảng bá các sản phẩm,
các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp
luật trên địa bàn.
Huy động hệ thống loa truyền thanh thị trấn/phường/xã tham gia tuyên
truyền chính sách, pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm đồng thời cảnh báo
đến người tiêu dùng những tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi
phạm các quy định của pháp luật.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các
sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương
nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét
truyền thống, đặc sản địa phương...
Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực
phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng
cáo thực phẩm trái pháp luật.
2.3. Đối tượng ưu tiên truyền thông
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Chính quyền các cấp; các cơ quan chức năng;
Người tiêu dùng.
2.4. Nội dung truyền thông
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ
sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc
phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng
thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất
lượng. hiểu đúng, tìm hiểu kỹ các thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dùng
đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương để
đăng trên website của các Bộ, ngành.
3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì
an toàn thực phẩm năm 2021 (xem Phụ lục II).
3.1.Tại Trung ương
Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm tổ chức các
đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong công
tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an
toàn thực phẩm địa phương, quy định trách nhiệm của chính quyền cơ sở
cấp thành phố/thị xã/quận/huyện, thị trấn/xã/phường trong việc quản lý các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý; kiểm tra thực tế
tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.
Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra nhận xét, đánh
giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, bảo đảm
an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 về
việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng
cáo; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách
nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, kết quả về
việc triển khai Tháng hành động năm 2021, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa
phương.
3.2. Tại địa phương
Căn cứ vào Kế hoạch triển khai Tháng hành động năm 2021 và các văn
bản hướng dẫn của Bộ Y tế, các Bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh,
Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức
năng liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra Tháng hành động tại địa
phương và thực hiện từ tuyến tỉnh đến thị trấn/phường/xã; chuẩn bị nội dung
báo cáo của địa phương với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung
ương; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch đã xây dựng.
Khi tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra cần có đầy đủ thành phần
chuyên môn và đủ thẩm quyền, chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan,
trang thiết bị kỹ thuật lấy mẫu, dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường, xử lý
nghiêm và kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo
thực phẩm.
4. Công tác báo cáo tổng kết Tháng hành động
Kết thúc Tháng hành động năm 2021, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn
thực phẩm các địa phương và các Ban, ngành, đoàn thể liên quan, báo cáo kết
quả hoạt động (theo mẫu 1, 2, 3 đính kèm) về Ban chỉ đạo liên ngành Trung
ương về an toàn thực phẩm (Cơ quan thường trực - Bộ Y tế, đặt tại Cục An toàn
thực phẩm) số 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: (024) 38464489 số
máy lẻ 5060; Fax: (024) 38463739; Email: phongtruyenthong@vfa.gov.vn,
thanhtraattp@vfa.gov.vn trước ngày 30/5/2021 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
V. NGUỒN LỰC
1. Kinh phí
Nguồn kinh phí chi thường xuyên về an toàn thực phẩm;
Nguồn kinh phí không thường xuyên từ ngân sách nhà nước;
Kinh phí hỗ trợ của địa phương hoặc của các tổ chức phi Chính phủ trong và
ngoài nước.
Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
2. Tài liệu
Đĩa tiếng, đĩa hình Thông điệp của Tháng hành động năm 2021.
Các địa phương chủ động xây dựng tài liệu truyền thông cho địa phương dựa
trên tài liệu tham khảo đăng trên trang điện tử của Cục An toàn thực phẩm (địa chỉ
http://vfa.gov.vn) và của các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan (Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương...).
VI. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
1. Cơ quan chủ trì
1.1. Tại Trung ương
Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Bộ Y tế là cơ
quan thường trực, đặt tại Cục An toàn thực phẩm).
1.2. Tại địa phương
Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố
Ủy ban nhân dân các cấp.
Các cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm
các cấp tại địa phương.
2. Cơ quan phối hợp
Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ
Công an, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Giáo
dục và đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Đài Tiếng
nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan có liên quan.
3. Các tổ chức, đoàn thể, quần chúng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội
Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Khoa học
kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam; Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt
Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phối hợp triển khai Tháng hành
động.
VII. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Xây dựng Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm
2021 và phân công tổ chức triển khai thực hiện.
Tại Trung ương: Trước ngày 20/03/2021
Tại địa phương:  Trước ngày 31/03/2021
2. Triển khai chiến dịch tuyên truyền:  Từ 05/04 đến 15/05/2021
3. Tổ chức phổ biến triển khai Tháng HĐ: Từ 05/04 đến 15/04/2021
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra:  Từ 15/04 đến 15/05/2021
5. Báo cáo, tổng kết:
Địa phương (mẫu 1):  Trước ngày 30/05/2021
Đoàn liên ngành Trung ương (mẫu 2): Trước ngày 30/05/2021
Đoàn thể (mẫu 3):  Trước 30/5/2021
Báo cáo tổng hợp gửi Chính phủ:  Trước 30/6/2021./.
Nơi nhận:
- TTg Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- PTT Vũ Đức Đam (để b/c);
- VP Chính phủ (để b/c);
- Các bộ: Y tế, NN&PTNT, CT;
- Các cơ quan, tổ chức tại mục 2, 3 phần VI của KH này;
- Thành viên BCĐTƯ về ATTP;
- Vụ KH&CN, Tổng Cục QLTT, Bộ Công thương;
- Cục QLCLNLS&TS, Cục Thú y, Bộ NN và PTNT;
- Viện kiểm nghiệm ATTP QG, DD, YTCC Tp.
HCM, Pasteur Nha Trang, VSDT Tây nguyên;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Ban quản lý an toàn thực phẩm;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Chi cục ATVSTP;
- VP Bộ Y tế, Vụ KHTC, TTr Bộ Y tế;
- Website Bộ Y tế, website Cục ATTP;
- Lưu: VT, ATTP.
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Nguyễn Thanh Long